Marketer Phùng Hải Long
Phùng Hải Long

CEO @ Make Believe Agency a member of Bifrost Phú Thái Holdings

Marketer nên chuẩn bị những gì cho năm 2022?

Xin chào các bạn, đặc biệt là các bạn đã, đang và chuẩn bị làm Marketer, làm Agency!

Trước tiên, chúng ta cần nhìn nhận 1 điều rõ ràng, cuộc sống của nhân loại xoay chuyển và xu hướng hành vi, lối sống, thói quen chi tiêu của người tiêu dùng cũng không nằm ngoài cơn bão lớn, một điều mà các nhà marketing thời Covid không thể bỏ qua.

Vậy, khi kết thúc 1 năm cũ, và khởi đầu 1 năm mới, các Marketer, các bạn làm Agency nên chuẩn bị những gì?

Hãy cùng tôi điểm lại 4 lưu ý quan trọng mà Marketer cần chuẩn bị kỹ trong những ngày đầu năm 2022 này.

Điều đầu tiên: Sức khỏe - khỏe thì mới cày được!

Nghe thì không liên quan lắm, nhưng nghề nào cũng vậy, mà nhất là dân Marketer, dân Agency, có sức thì mới cày, mới chạy deadline được các bạn ạ.

Đây là điều quan trọng nhất, có sức khỏe thì mới có thể làm được nhiều hơn.

Chúng ta đã có 2 năm để được sống chậm lại, và nếu ai chưa thật sự nhìn nhận vấn đề sức khỏe là quan trọng nhất với chúng ta, thì cũng nên nhìn lại.

Với những bạn làm Marketer, làm văn phòng, áp lực công việc rất nhiều. 2 năm qua là những khoảng thời gian khó khăn hơn, khi các doanh nghiệp bị ảnh hưởng, dẫn đến ngân sách chi cho marketing cắt giảm đáng kể. Và dĩ nhiên là các Marketer đã phải cố gắng hơn rất rất nhiều để phục vụ và giữ chân khách hàng.

Việc theo dõi sức khỏe, khám sức khỏe định kỳ, và đặc biệt là dành thời gian rèn luyện, nâng cao sức khỏe là cần thiết trong năm 2022 này.

Điều thứ 2: Mục tiêu công việc + Kế hoạch hành động rõ ràng

Hết 1 năm, qua năm mới, chúng ta cần dành thời gian nhìn lại công việc, lộ trình sự nghiệp của bản thân

Cần trả lời câu hỏi: Bạn muốn đạt được thành tựu/ kết quả gì trong năm mới?

Chúng ta luôn cần có những mục tiêu càng rõ ràng càng tốt. Đơn giản như:

Tôi muốn tăng thu nhập lên 20 triệu/ tháng?

Tôi muốn lên trưởng bộ phận?

Hay tôi muốn học thêm chuyên môn/ kỹ năng gì?

Hay lớn hơn là bạn có muốn làm công việc này? ở công ty hiện tại nữa hay không?

Và từ đó chúng ta sẽ xác định, từng bước, từng hành động để đạt mục tiêu trong năm.

Ví dụ:

Mục tiêu là tăng thu nhập lên 20triệu/ tháng chẳng hạn. Trong khi hiện tại thu nhập của bạn là 10triệu/ tháng. Vậy cần nhìn lại có thể có 3 cách tăng thu nhập như:

1 là tìm cách tăng lương của công việc đang làm.

2 là tăng thu nhập từ 1 công việc ngoài, như làm freelancer.

3 là học cách đầu tư tài chính như chứng khoán, cryptol, …

4 là đổi sang 1 công ty khác có mức thu nhập tốt hơn.

Với mỗi cách ta cần phân tích sâu hơn để có từng hành động cụ thể:

Hướng thứ nhất là xem ở công ty bạn đang làm, người có lương 20 triệu/ tháng họ làm gì? Vị trí gì? Công việc gì? Năng lực gì? Mỗi tháng ký được bao nhiêu hợp đồng? Bao nhiêu doanh số? Hay đang pitching win được những nhãn hàng lớn như thế nào? Bao nhiêu chiến dịch có số có má?

Và từ đó đánh giá xem bạn cần làm gì để đạt mốc như họ.

Bạn phải hiểu là nếu bạn vẫn làm những công việc như đang làm, thì rất khó để có 1 kết quả, 1 mức lương tốt hơn.

Chăm chỉ thôi chưa đủ, cần chăm chỉ 1 cách thông minh!

1 ngày 24 tiếng, thì bạn cần biết dành thời gian cho những việc quan trọng, hơn là bận rộn 1 cách kém hiệu quả.

Hay hướng thứ hai có thể nghĩ đến khi muốn tăng thu nhập, là ngoài lương cố định ở công ty đang làm, bạn có thể xem xét bổ sung các nguồn thu nhập khác ngoài lương. Ví dụ như làm công việc Freelancer, làm Marketer, làm Agency mà không thử 1 lần làm freelancer thì thất đáng tiếc.

Hãy nhớ rằng, những gì có thể mang lại giá trị cho người khác, cho khách hàng, thì có thể tính phí, có thể kiếm tiền.

Bạn biết viết thì có thể làm nội dung PR, nội dung fanpage, ..

Bạn biết thiết kế thì làm thiết kế.

Bạn biết chạy quảng cáo thì có thể chạy quảng cáo.

Tức là việc gì cũng có thể giúp bạn kiếm thêm thu nhập nếu biết cách chứng minh năng lực của mình đến khách hàng.

Hay như việc bạn đặt mục tiêu lên vị trí công việc cao hơn, thì cũng vậy, cần xác định những yêu cầu công việc của vị trí đó là gì? Và tìm cách bổ sung năng lực bản thân cho phù hợp. Ngoài chuyên môn tốt, bạn có cần học thêm kỹ năng quản lý, đội nhóm, nhân sự, đào tạo, ….

Bạn cần xác định rõ bản thân muốn học thêm cái gì, để làm gì, và có kế hoạch học tập phù hợp.

Bạn đặt mục tiêu công việc càng rõ ràng, thì bạn càng có cơ sở và động lực đến phấn đấu từ bước một.

Điều thứ 3: Các mối quan hệ công việc

Đây là 1 yếu tố quan trọng, đặc biệt là với Marketer, khi chúng ta làm việc trong 1 môi trường mà “không thể đi 1 mình” chúng ta luôn cần sự kết nối, và sự đồng hành của rất nhiều người khác.

Đơn giản như 1 chiến dịch marketing muốn thành công, không 1 Marketer nào có thể tự hô là 1 mình tôi có thể làm hết. Mà đó có thể là công sức của hàng chục, hàng trăm người, thuộc rất nhiều các công ty, tổ chức khác nhau cùng chung tay.

Marketing, vốn không phải là nghề dành cho những cá nhân ích kỷ, tự mãn, thích làm mọi thứ 1 mình.

Có 1 vài mối quan hệ chúng ta cần review lại trong năm mới có thể tóm gọn trong câu “ tìm thầy mà học, tìm bạn mà chơi, tìm nơi mà làm”

Nhóm 1 là những người thầy, mentor, tôi cho rằng đây là 1 mối quan hệ đặc biệt quan trọng, muốn làm 1 Marketer giỏi, chúng ta không thể thiếu những người thầy. Thầy hay mentor ở đây, có thể là 1 người anh, người chị đi trước, hay 1 người sếp, hay 1 người bạn, hoặc đôi khi là 1 cuốn sách, 1 nhân vật nào đó… mà bạn thấy có lối tư duy nghề nghiệp phù hợp. Và bạn có thể học hỏi từ họ.

Nhóm 2 là mối quan hệ bạn bè, đồng nghiệp. Vốn đây là những mối quan hệ khá phức tạp. Nên dành thời gian và tập trung phát triển 1 số mối quan hệ lành mạnh, chất lượng hơn là số lượng. Bạn có thể nhìn lại và đánh giá các mối quan hệ này, để xem năm mới nên dành thời gian cho ai, và bỏ ai ra khỏi quỹ thời gian quý giá mỗi ngày.

Hãy nhớ 1 ngày bạn chỉ có 24 tiếng, hãy phân bổ cho những việc làm, và con người có giá trị. Và nếu được, hạn chế drama buôn chuyện không cần thiết.

Bên cạnh đó, ngoài bạn bè ngoài đời thực, là mạng xã hội, hãy dành thời gian sàng lọc danh sách bạn bè và các trang mạng xã hội, sàng lọc giữ lại những người, hay trang tích cực, phù hợp với mục tiêu công việc, quan điểm sống.

Điều thứ 4: Cập nhật kiến thức và xu hướng ngành

Với ngành marketing, cứ mối dịp cuối năm cũ, qua năm mới, có rất nhiều các báo cáo, xu hướng mà Marketer nên đọc

Ví dụ: các báo cáo về các chiến dịch nổi bật, casestudy nổi bận năm 2021? Thử đọc xem người ta làm gì? Làm thế nào? Xem có gì học hỏi thêm hay không?

Các bạn có thể tìm các báo cáo này trên Google, hoặc các trang như Brandsvietnam.com, Advertising Việt Nam, hoặc tại nhiều nhóm về marketing trên facebook.

Hay thứ hai là các xu hướng marketing năm 2022, cái này cũng nhiều lắm. Tại sao lại cần xem xu hướng? để biết năm mới này ngành marketing có gì mới? Xu hướng người tiêu dùng ra sao? Có kênh hay công cụ gì mới? Biết sớm để tìm hiểu, để học thêm, và để kịp thời ứng dụng trong các chiến dịch của mình.

Nội dung chi tiết 4 lưu ý này tôi có diễn giải ở podcast tại kênh Youtube @30TodayTalk, các bạn có thể nghe để hiểu rõ hơn và cùng thảo luận nhé.

https://youtu.be/bPmvUIIuISY

Chúc các bạn Marketer 1 năm 2022 thật nhiều thành công!