Marketer Vconnex JSC
Vconnex JSC

CTCP Công nghệ Công nghiệp Vconnex

Ứng dụng công nghệ IoT, Đà Nẵng tái định vị thương hiệu: “Thành phố đáng sống nhất Việt Nam”

Thương hiệu “thành phố đáng sống nhất Việt Nam” từ lâu đã được công nhận thuộc về Đà Nẵng. Tuy nhiên, đại dịch Covid trong gần 2 năm qua đã gây nên khủng hoảng cả thế giới, không loại trừ Đà Nẵng.

Đà Nẵng được mệnh danh là thành phố đáng sống nhất Việt Nam không chỉ bởi thiên nhiên ưu đãi cho khí hậu ôn hòa, cảnh quan du lịch phong phú trên rừng dưới biển, nhiều di tích văn hóa lịch sử đặc sắc,…mà còn bởi sự vững chắc của ba trụ cột Kinh tế - Chính trị - Xã hội. Dễ nhận ra nhất có thể thấy ở đây con người ôn hòa, chi phí bình ổn, chính quyền năng động, chất lượng môi trường tốt, nhiều công trình hiện đại, hạ tầng bền vững.

Thành phố hiện đại đáng sống nhất phải là “thành phố thông minh nhất”!

Đợt bùng dịch Covid cuối tháng 4 năm 2021 đã khiến dư luận trong và ngoài nước hướng sự lo lắng về Đà Nẵng. Nhưng ngay cả khi các hoạt động văn hóa du lịch bị đình trệ, Đà Nẵng vẫn thể hiện tầm vóc và nội lực của thành phố kiểu mẫu khi có sự chuẩn bị từ sớm và nhanh chóng tự tin dẫn đầu trong công cuộc chuyển đổi số. Đà Nẵng đã hướng đến mục tiêu năm 2030 hoàn thành xây dựng đô thị thông minh, kết nối đồng bộ với các mạng lưới đô thị thông minh trở thành một trong những trung tâm kinh tế - xã hội lớn của cả nước và khu vực Đông Nam Á. Tháng 3 năm 2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định phê duyệt số 359/QĐ-TTg về Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Điều này cho thấy sự chuẩn bị từ rất sớm của Đà Nẵng trong công cuộc số hóa.

Theo đó, Đà Nẵng sẽ có vai trò là trung tâm về khởi nghiệp, đối mới sáng tạo, du lịch, thương mại, tài chính, logistics, công nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin, công nghiệp hỗ trợ; là một trong những trung tâm văn hóa – thể thao, giáo dục - đào tạo, y tế chất lượng cao, khoa học - công nghệ phát triển của đất nước; trung tâm tổ chức các sự kiện tầm khu vực và quốc tế. Đồng thời, là thành phố cảng biển, đô thị biển quốc tế với vị trí là hạt nhân của chuỗi đô thị và cực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung - Tây Nguyên; trở thành đô thị sinh thái, hiện đại và thông minh, thành phố đáng sống; quốc phòng, an ninh và chủ quyền biển, đảo được bảo đảm vững chắc.

Quy hoạch Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn 2045

Có lẽ bên cạnh việc “ghen tị” với người dân Đà Nẵng khi được phủ sóng wifi toàn thành phố, người dân các tỉnh khách phải thêm một lần ngưỡng mộ sự quyết liệt của chính quyền Đà Nẵng trong việc ứng dụng công nghệ đưa Đà Nẵng trở thành một thành phố thông minh.

Theo xếp hạng chỉ số chuyển đổi số cấp tỉnh của Bộ Thông tin Truyền thông, năm 2021, Đà Nẵng xếp vị trí thứ nhất với chỉ số DTI đạt 0,48 và thuyết phục tuyệt đối khi dẫn đầu ở cả 3 trụ cột: Chính quyền số; Kinh tế số; Xã hội số.

Ứng dụng IoT trong quản lý môi trường thông minh - chiến lược cho thành phố thông minh phát triển bền vững?

Chúng ta đều hiểu rất rõ các vấn đề nghiêm trọng về biến đổi khí hậu mà các cuộc cách mạng công nghiệp 1.0, 2.0, 3.0 tác động tiêu cực đến môi trường. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mở ra nhiều cơ hội giải pháp cho quản lý môi trường thông qua việc ứng dụng công nghệ IoT để kết nối thông tin theo thời gian thực, tập trung dữ liệu, khai thác và phân tích dữ liệu chính xác, dự báo rủi ro, ngăn chặn và xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh.

Đà Nẵng được vinh danh Thành phố thông minh nhất tại Smart City Award 2021

Ngày 18-12, TP. Đà Nẵng lần thứ 2 được xướng tên tại hạng mục giải thưởng “Thành phố thông minh Việt Nam” – Giải thưởng xuất sắc nhất và duy nhất dành cho các thành phố/đô thị. Trong đó, ấn tượng nhất là việc ứng dụng IoT trong quản lý môi trường thông minh, xanh sạch. Đà Nẵng là tỉnh thành tiên phong của cả nước trong việc ứng dụng công nghệ IoT trong việc giải quyết bài toán môi trường tổng thể và lâu dài.

Đà Nẵng - là địa phương có tốc độ đô thị hóa nhanh, phải đối mặt với nhiều vấn đề, trong đó có bảo vệ môi trường. Việc ứng dụng công nghệ IoT ưu tiên cho quản lý môi trường thông minh được coi là chiến lược phát triển thành phố thông minh có tầm nhìn bền vững.

Doanh nghiệp đồng hành cùng chính quyền đẩy nhanh tốc độ và chất lượng ứng dụng IoT kiến thiết thành phố thông minh

Song song với tầm nhìn và chiến lược bền vững cho một thành phố Đà Nẵng thông minh xứng tầm quốc tế, chính quyền thành phố cũng cầu thị và tạo điều kiện trong việc để các doanh nghiệp có năng lực công nghệ được tham gia nghiên cứu, phát triển và ứng dụng IoT.

Dự án quản lý tập trung toàn bộ hệ thống xử lý nước thải trên địa bàn thành phố là một đề bài phức tạp yêu cầu khai thác tối đa hạ tầng và dữ liệu từ hệ thống quản lý cũ, đồng thời ứng dụng IoT kết nối tập trung theo thời gian thực. Hệ thống kết nối quản lý tập trung 5 nhà máy xử lý nước thải (mà mỗi nhà máy đang quản lý theo một công nghệ khác nhau) và toàn bộ hệ thống thu gom trên địa bàn thành phố, yêu cầu đáp ứng 46 tiêu chuẩn kỹ thuật. Như vậy, cần có sự kết hợp chính xác giữ nghiệp vụ cấp thoát nước và công nghệ IoT. Để làm được việc này cần có sự tham gia của các doanh nghiệp sở hữu công nghệ lõi, nền tảng IoT hoàn thiện và có kinh nghiệm triển khai thực tế.

Ông Nguyễn Đức Quý, CEO Công ty Cổ phần Công nghệ Công nghiệp Vconnex - doanh nghiệp tham gia triển khai trong dự án chia sẻ: “Việc làm chủ công nghệ và nền tảng IoT là vô cùng quan trọng đối với việc ứng dụng trong quản lý và vận hành các công trình công. Điều này đảm bảo 3 yếu tố: Kết nối thông suốt; Bảo mật dữ liệu quốc gia; Kế thừa và phát triển trong tầm nhìn dài hạn”.

Tổng kết: Việc xây dựng thương hiệu có sức ảnh hưởng là rất khó khăn, nhưng việc củng cố và bảo toàn vị thế thương hiệu trong mọi biến cố đòi hỏi chiến lược bền vững và tầm nhìn dài hạn.

Vconnex - một trong những doanh nghiệp sở hữu năng lực công nghệ vượt trội được tham gia cùng TP Đà Nẵng trong công cuộc chuyển đổi số.