Marketer Ngo Thai Hoang Tuan
Ngo Thai Hoang Tuan

Mobile Marketing Expert @ VIETGUYS

Marketers Nên Tận Dụng Chuỗi Ngày Hội Mua Sắm Q4 Như Thế Nào?

Như mọi người đã biết, giai đoạn Q4 chính là thời điểm nhộn nhịp và sôi động nhất đối với thị trường bán lẻ không chỉ riêng trong nước, khu vực Đông Nam Á mà còn cả trên toàn thế giới. Với 4 dịp lễ hội mua sắm chính bao gồm: Black Friday (ngày hội mua sắm khuyến mãi hàng loạt); Cyber Monday (ngày hội mua sắm trực tuyến lớn nhất thường niên) - tương tự BF, tuy nhiên CM là cơ hội mua sắm chủ yếu trên các nền tảng trực tuyến (online) như sàn thương mại điện tử và các website; Lễ Giáng Sinh và Năm Mới (New Year Eve - Tết dương lịch). Vậy các bạn Marketers nên tận dụng cơ hội trong chuỗi ngày hội mua sắm Q4 này như thế nào?

Mặc dù mua sắm trực tuyến đã không còn xa lạ, tuy nhiên tác động của đại dịch Covid-19 chính là “giọt nước tràn ly”, thúc đẩy ngành bán lẻ trong nước và quốc tế có sự dịch chuyển tỷ trọng rõ rệt từ offline sang online. Đó cũng là lý do vì sao tổng doanh thu ngành bán lẻ trực tuyến toàn cầu 2021 tăng vọt và vượt trội so với tổng doanh thu của thị trường mua sắm truyền thống vốn dĩ chiếm ưu thế trong nhiều năm liền. Cũng chính vì điều này, cuộc đua trên thị trường mua sắm online đang nóng hơn bao giờ hết. Minh chứng cho thấy là dịp 10/10 và 11/11 vừa qua, các sàn thương mại điện tử trong nước như Shopee, Tiki, Lazada,.. Hay các bạn “hàng xóm” như Tokopedia, Blibli, Bukalapak và Carousell tại Đông Nam Á đã mang đến các khuyến mãi, chiến thuật bán hàng và quảng bá đa nền tảng, phủ sóng hầu như mọi ngóc ngách, các mạng xã hội (social network) lẫn offline (OOH - Out Of Home).

Chiến Lược Nào Cho Dịp Black Friday?

Với các chương trình khuyến mãi dày đặc và đa dạng, nhà tiếp thị luôn đối mặt với bài toán cạnh tranh. “Sự cạnh tranh không chỉ hình thành giữa cửa hàng A và cửa hàng B, mà còn là giữa sản phẩm X và sản phẩm Y trong chính cùng 1 cửa hàng.” Chính vì vậy, nhà tiếp thị cần có các chiến thuật độc đáo nhưng vẫn đáp ứng được tính hiệu quả. Bên cạnh việc gửi thông báo nhằm thu hút sự chú ý và tương tác người dùng trực tuyến thường thấy, việc khơi gợi tình huống FOMO và thúc đẩy tỷ lệ chuyển đổi tốt hơn chính bằng những tin nhắn 1 ON 1 là một chiến thuật mà ta có thể thấy thực sự hiệu nghiệm trong thời gian gần đây.

Theo Insider, 1.2 triệu ứng dụng mobile ngành shopping đã được cài đặt trong dịp Black Friday năm 2016. Thông báo đẩy (push notifications) kèm hình ảnh được ra mắt cùng năm đã thúc đẩy mạnh mẽ để cung cấp trải nghiệm cá nhân hoá cho khách hàng với tỉ lệ mở cao gấp 2-4 lần. Cá nhân hoá đi kèm với hình ảnh là chìa khoá để tăng độ tương tác trực tuyến. Hơn thế nữa, tận dụng nỗi sợ bỏ lỡ (fear of missing out - FOMO) là chiến lược hữu dụng trong kỳ mua sắp nhộn nhịp chỉ diễn ra mỗi năm 1 lần này. Sử dụng tin nhắn khẩn, đồng hồ đếm ngược (Countdown) và hiệu ứng lan truyền (Social proof) để nhắc nhở về khoản thời gian cực kỳ có hạn sẽ thúc đẩy khách hàng đưa ra quyết định và tiến hành thanh toán nhanh hơn.

Ngoài ra, 2 chiến thuật đáng chú ý khác cũng được đề cập trong số các case study tiêu biểu là đặt khách hàng mục tiêu theo nhóm từ khóa mà họ tìm kiếm & cá nhân hóa danh mục sản phẩm. Tham khảo thêm

Cyber Monday: Ngoài Tính Hiệu Quả, Cần Tiết Kiệm Chi Phí Marketing

Được định vị là ngày mua sắm trực tuyến lớn nhất thường niên, Cyber Monday mặc dù mới xuất hiện trong những năm gần đây nhưng sức ảnh hưởng mà nó mang lại là không thể chối cãi. Chính vì điều này, bên cạnh bài toán cạnh tranh và thúc đẩy tỷ lệ chuyển đổi mua hàng, nhà tiếp thị giỏi sẽ quan tâm đến một khía cạnh khác không kém phần quan trọng: Tối ưu & tiết kiệm chi phí marketing. Lúc này, nhà tiếp thị cần quan tâm đến những công cụ mang lại tiện ích thực sự và đáng tin cậy. Việc sử dụng phần mềm công cụ, nền tảng dự đoán đối tượng khách hàng tiềm năng là “đường tắt” (hay còn gọi là “hẻm xéo” trong bản dịch tiếng Việt truyện Harry Potter).

Nhờ sự giúp đỡ của machine-learning, nền tảng dự đoán đối tượng tiềm năng (Predictive Ad Audiences - PAA) từ CDxP INSIDER sẽ giúp các thương hiệu tối ưu: Dự đoán khả năng mua hàng dựa trên hành vi trực tuyến; Đặt các nhóm khách hàng vào phân khúc có sẵn - các thương hiệu có thể sử dụng ngay; Song song với đó, việc đẩy các phân khúc dự đoán sang Google Adwords, Facebook, Yandex.Direct, PPA đảm bảo rằng tất cả các khách hàng chỉ nhận được những gì phù hợp và được cá nhân hoá ở mức cao nhất, từ đó tăng tỉ lệ chuyển đổi và độ hiệu quả của chi phí quảng cáo.

Trong dịp Cyber Monday, tỷ lệ chuyển đổi trên mobile tăng trung bình 150% so với ngày thường, nhưng chỉ 20% tổng số chuyển đổi diễn ra trên các web di động do trải nghiệm kém. Một điều rõ ràng cho thấy, nhiều nhãn hàng, doanh nghiệp bán lẻ thực hiện chuyển đổi số chỉ chú trọng phần trải nghiệm người dùng trên web/app mà quên mất rằng mọi thiết bị mobile cũng đều có duyệt trình web hay còn gọi là m-site. Sử dụng “giỏ hàng nổi - lối tắt” để dẫn đến giỏ hàng và thanh toán là một giải pháp đơn giản nhưng hiệu quả để giảm tỉ lệ từ bỏ giỏ hàng, từ đó tăng đáng kể tỉ lệ chuyển đổi. Việc này có thể được thiết lập dễ dàng nhờ bộ công cụ phát triển website toàn diện của INSIDER. Hiểu đơn giản, INSIDER cung cấp công cụ để tạo nên UIUX không chỉ riêng cho web, app mà còn cả mobile web (cá nhân mình gọi nó là m-site).

Dịp Giáng Sinh - Năm Mới: Phủ Sóng Hiệu Quả Hoặc Chọn Bị Lãng Quên

Có mặt trên mọi phương tiện truyền thông với tần số xuất hiện cao nhưng không phản cảm là một trong những thử thách thực sự cho một marketer giỏi, thậm chí kỳ cựu. Nhằm thu hút và tạo điểm chạm, tương tác với khách hàng tiềm năng mọi lúc, mọi nơi, mọi tình huống và hoàn cảnh là cơ hội lớn để nhà bán lẻ xây dựng được “Aha moment!” với khách hàng và khiến họ trở thành khách hàng thường xuyên!

Các thương hiệu đầu tư cùng lúc vào nền tảng di động, email và mạng xã hội nhìn chung đều có kết quả tích cực, doanh số bán hàng cao hơn 30% so với mức trung bình so với các thương hiệu chỉ tập trung vào 1 hoặc 2 kênh. Tiếp cận khách hàng bằng thông báo đẩy trên website, điện thoại, tin nhắn trên app và email sẽ đảm bảo rằng khách hàng sẽ luôn được kết nối với thương hiệu, ngay cả khi họ không trực tiếp tương tác. Mang đến trải nghiệm nhất quán xuyên suốt các nền tảng sẽ góp phần phát triển tốt mối quan hệ giữa khách khàng - thương hiệu, từ đó thúc đẩy lòng trung thành của khách hàng.

Ở một mặt trận khác, các chiến lược hiệu quả và thường xuyên được áp dụng vào chuỗi dịp lễ này có thể kể đến như: Tận dụng hiệu ứng lan truyền (Social proof) nhằm thúc đẩy tỷ lệ mua hàng; Ứng dụng chiến thuật countdown nhằm rút ngắn thời gian quyết định & thực hiện đặt hàng; Nổi bật hóa các ưu đãi đặc biệt nhằm tăng cơ hội up-sell/cross-sell, etc.

Mẹo Hay Bỏ Túi Marketers Tận Dụng Trong Chuỗi Ngày Hội Mua Sắm Q4

  • Sử dụng linh hoạt thông báo (Push notification) với nội dung hình ảnh được cá nhân hóa.

  • Hãy tạo tình huống FOMO, khơi gợi nhu cầu gián tiếp với tập khách hàng tiềm năng.

  • Hiệu ứng lan truyền (Social proof) vẫn là vũ khí lợi hại mà marketer cần quan tâm.

  • Khuyến mãi được áp dụng tinh tế, không đánh mất giá trị sản phẩm và cảm xúc khách hàng.

  • Tiếp cận khách hàng mục tiêu thông qua các công cụ, nền tảng hiệu quả và đáng tin cậy

  • Phủ sóng trên đa kênh, hình thành đa điểm chạm và bắt nhịp người dùng trực tuyến một cách tinh tế

Và cuối cùng, điều gì tuyệt vời hơn nếu marketer thật sự quan tâm đến khách hàng và kết hợp yếu tố cá nhân hóa một cách triệt để, tinh tế cho từng điểm chạm, khoảnh khắc tương tác với khách hàng tiềm năng của mình!?

Xin chân thành cảm ơn,

Ngo Thai Hoang Tuan.