Marketer Thann Auttanukune
Thann Auttanukune

Vice President CP Vietnam Corporation Serial Entrepreneur

Học là cơ hội để thương hiệu thành người dẫn đầu

Học liên quan đến việc nghiền ngẫm lại những gì thương hiệu đã làm được. Và hãy nhớ rằng đừng máy móc học theo những điều được cho là đúng.

“Rangaku” trong tiếng Nhật có nghĩa là Hà Lan học (Dutch study). Thay vì nhớ cụm từ này, bạn hãy ghi nhớ ý tưởng đằng sau nó. Trong một bức tranh nổi tiếng của danh hoạ Shiba Kōkan, người Nhật ngồi gần hơn người phương Tây trong tay cầm cuốn sách y học giải phẫu. Còn người đàn ông Trung Quốc ngồi lặng lẽ ở một góc cùng cuốn sách của ông. Bức tranh ngụ ý người Nhật đặc biệt quan tâm đến việc học hỏi kiến thức và công nghệ mới từ phương Tây.

Sau hàng nghìn năm học hỏi từ Trung Quốc, Nhật Bản cuối cùng đã vượt qua “người thầy” cũ vào thế kỷ thứ 19. Thậm chí, Nhật Bản còn trở thành quốc gia phát triển, hiện đại đầu tiên trong khu vực Châu Á.

Bức tranh “A Meeting of Japan, China, and the West, late 18th – early 19th century” của Shiba Kōkan
Nguồn: Common Wikimedia

Tương tự, thương hiệu mới gia nhập thị trường hoàn toàn có thể vượt qua thương hiệu đang dẫn đầu bằng việc chịu học và dám làm những điều mới.

Tuy nhiên, nhiều thương hiệu lại thất bại trong việc học vì họ chìm trong sự tự mãn với những thành công ban đầu.

Thú thật, việc học chả dễ dàng. Học liên quan đến việc nghiền ngẫm lại những gì thương hiệu đã làm được. Đặc biệt, đừng máy móc học theo những điều được cho là đúng.

Làm được những điều trên đòi hỏi sự dũng cảm, ý chí mạnh mẽ ở thương hiệu. Và dường như chỉ có những thương hiệu hàng đầu mới có 2 điều đó.

Hiển nhiên, chúng ta chỉ có thể suy ngẫm về thành công của ngày hôm qua. Nhưng chúng ta cũng có thể kết hợp với việc tiếp tục học hỏi, làm mới bản thân để tránh phải trả giá đắt khi bị tụt lại sau các thương hiệu khác, đáp ứng nhu cầu thị trường tốt hơn.

English Version

Learning

“Rangaku” is a Japanese term that means “Dutch Study”. No need to remember the word, just take the idea behind it. In a painting by Shiba Kokan, it shows how much the Japanese were keen on learning new knowledge and technologies from the West (a Japanese sits closer to the Westerner whose book shows a Western medical depiction of human anatomy while the Chinese is left in another corner).

Despite millenniums of learning from China, Japan eventually surpassed its former teacher in the 19th century and became the first modernized, developed Asian nation.

You can surpass your teacher if you learn new things and do more as follower brands in any market.

Yet, brands fail to learn because the going is great.

They are sunk in complacency.

Learning is tiring. It involves reflecting on your results against what the brand did.

Still, the more demanding part is "unlearning what was believed to be true".

It requires courage and strong will.

Possibly only the winners have that.

Of course, we can just sit and reflect on yesterday's success.

Or we can continuously learn and reinvent ourselves instead of paying the price once we are left behind when other brands answer the market better than we.