Marketer Cobrand Agency
Cobrand Agency

CEO & Founder @ Cobrand Agency

Tất tần tật những gì bạn cần biết về Serif

Bạn có đang tự hỏi “Liệu có những phong cách serif nào đang tồn tại ngoài thị trường?”, “Nó được bắt nguồn từ đâu và phong cách đó áp dụng như thế nào?”. Cobrand ở đây và “Tất tần tật những gì bạn cần biết về Serif ”.

Hãy cùng nhau tìm hiểu về những kiểu phông serif phổ biến mà các Designer nên biết nhé.

1. Oldstyle Serif
Cùng quay trở lại năm 1465, không lâu sau đó, khi Johannes Gutenberg cho ra đời phương pháp in ấn “movable type”. Oldstyle được ra đời từ đó với đặc trưng là độ tương phản giữa các nét thanh và đậm thấp, phần mỏng nhất của một chữ cái thường nằm ở góc thay vì ở trên hay dưới cùng.
Font tiêu biểu: Adobe Garamond Pro

2. Transitional Serif
Được bắt nguồn và phát triển từ Oldstyle, đó cũng là lý do nó mang tên Transitional. Những kĩ thuật mới đã được sử dụng để tạo nên phông chữ này với sự tương phản về các nét đậm được uốn nắn tròn trịa, mềm mại hơn Oldstyle.
Font tiêu biểu: Baskerville

3. Glyphic Serif
Kiểu chữ Glyphic bắt nguồn từ công việc khắc đục trên kim loại hay đá với đặc trưng là serif tam giác và có những đường nét “sắc” và thuôn dần mà không giống với bất cứ đường nét nào thường được tạo ra bởi cọ viết.
Font tiêu biểu: Friz Quadrata

4. Wedge Serif
Với nét đặc trưng năm tại cuối mỗi nét chữ, với bản chất là những khối tam giác được ghép vào. Wedge dần trở nên phổ biến trong những năm gần đây bởi sự sự uy tín và trang trọng mà nó đem lại.
Font tiêu biểu: Blacker

5. Tuscan Serif
Tuscan thường được sử dụng trong trang trí với 2 đầu của trục dọc được cắt khoét ở giữa. Tuscan còn là “họ hàng” với kiểu chữ “Western” hay “Saloon”.
Font tiêu biểu: Herschel

6. Hairline Serif
Phông chữ này có độ tương phản giữa các nét cao giữa các đường nét trong một chữ cái, được tạo sắc nét ở những đường cong hay đuôi các nét chữ mang lại cảm giác sang trọng, tinh tế.
Font tiêu biểu: Argesta

7. Slab Serif (unbracketed)
Kiểu chữ slab serif bắt đầu xuất hiện từ năm 1817, với mục đích ban đầu là để sử dụng trong các poster cần thu hút sự chú ý. Các đường nét serif thẳng và nặng, gần như bằng với nét chính của chữ.
Font tiêu biểu: Rockwell

8. Slab Serif (bracketed)
Bracketed slab serif có một độ cong mềm mại từ thân chữ với serif. Điều này khiến phông chữ trở nên kì công hơn và đem lại cho các chữ cái một cảm giác cổ điển hơn so với Slab serif khác.
Font tiêu biểu: Clarendon

9. Wedge Slab Serif
Khác với sự đơn giản và có phần thô cứng của Unbracketed Slab Serif. Wedge Slab Serif được tạo nhiều đường cong và mềm mại hơn ở các serif, trong khi các phần còn lại của chữ cái chú trọng sự đơn giản và hiện đại.
Font tiêu biểu: Aleo

10. Chancery Serif
Chancery serif dựa trên những nét phác thảo từ đôi bàn tay của các học giả và người viết thư đến từ nước Ý thời thời Trung Cổ. Phông chữ này được ra đời vào năm 1524 bởi nhà thư pháp Arrighi.
Font tiêu biểu: ITC Zapf Chancery

11. Cursive Serif
Cursive Serif được xuất hiện trong ở cuối thế kỷ 18 đầu thế 19 và được sử dụng rộng rãi để tạo điểm nhấn hay làm nổi bật một điều gì đó. Thời kỳ mới tạo ra phông chữ này, chúng được bắt đầu dưới dạng các kiểu chữ độc lập trước khi được thêm và trở thành một phần của loạt chữ Cursive Serif.
Font tiêu biểu: Clarendon

12. Bracketed Serif
Bracketed Serif có những thay đổi và sáng tạo ở những đường cong giữa serif và phần thân của chữ. Những serif có thể thô, cùn, tròn, thon hay nhọn hoặc một số khác lại “lai” từ display serif khác.
Font tiêu biểu: Roslindale

13. Blackletter
Blackletter còn có cái tên gọi khác như Old English hoặc Gothic. Được sử dụng để in ấn một trong những cuốn sách đầu tiên tại Châu u. Cấu trúc chữ cái tương đối phức tạp và dày đặc, hiếm khi được sử dụng với cỡ chữ nhỏ và đôi khi chữ được giản lược đi hình thức vốn có của nó.
Font tiêu biểu: Raval

14. Transitional Oldstyle
Là “đứa con” hoàn hảo từ Oldstyle Serif và Transitional Serif. Đặc trưng của phông chữ này là phần trục dọc của chữ cái được tô đậm hơn, serif có phần to hơn của Oldstyle Serif nhưng lại mềm mại và không sắc nét như của Transitional Serif.
Font tiêu biểu: Ashbury

15. Semi Serif
Được kết hợp từ phong cách của cả Serif và San Serif nhưng chúng lại không có cái nhìn có phần cổ điển của Serif hay sự hiện đại, phong cách của Sans Serif. Sự hòa trộn của 2 kiểu phông chữ này tạo nên một sức hấp dẫn riêng biệt dành cho nó.
Font tiêu biểu: Rigrok

16. Didone/ Modern
Didone hay còn gọi là Modern Serif, sở hữu một sự đột phá đúng như tên gọi của chúng “modern” so với kiểu chữ truyền thống: đầu serif thẳng và mảnh; tương phản giữa các nét dày/mỏng mạnh mẽ; trục chữ đứng thẳng; bụng chữ cong và hơi hẹp.
Font tiêu biểu: Didot

17. Sans Serif
Giống như tên gọi của nó, Sans theo tiếng Pháp có nghĩa là “thiếu”, kiểu chữ Sans-serif có nghĩa là không có serif trong cấu trúc chữ. Chữ Sans-serif có sự dứt khoát và rõ ràng của hình dạng hình học.
Font tiêu biểu: GT America

Dịch & Viết: Trạm Creative - Cobrand Agency