Marketer Brandsketer Việt Nam
Brandsketer Việt Nam

Admin @ Brandsketer Việt Nam

Làm QC mà không nắm chỉ số này thì thấy giá thầu hôm nay mắc hơn hôm qua!

“Ủa em ơi, sao hôm nay tin nhắn mắc hơn hôm qua? Sao hôm nay quảng cáo mắc thế? Trước anh chạy tin nhắn chỉ khoảng 5 - 6k à, bên em chạy gì lên đến 10k lận…”. Câu hỏi này có rất nhiều các anh/chị học viên của Hoàng và cả khách hàng hay thường thắc mắc như thế. Điều này thực ra cũng dễ hiểu thôi, đôi khi các anh/chị không thuộc chuyên môn nên thành ra nhiều khi các anh/chị thường có những ngộ nhận và câu hỏi không đáng có.

Trong clip lần này Hoàng sẽ giúp các anh/chị, các bạn làm rõ vấn đề GIÁ THẦU trong quảng cáo nhé.

Lưu ý chủ đề ngày hôm nay không chỉ nói riêng về kỹ thuật, tư duy đấu thầu của Facebook hay chỉ Google, mà là tất cả các nền tảng quảng cáo. Dù biết rằng các nền tảng sẽ có thuật toán phân phối rất khác nhau. Nhưng tất cả đều có 1 điểm chung đó là “chỉ số cạnh tranh – CI (Competitiveness index)”. Hiểu ở đây nôm na có nghĩa là tuỳ từng thời điểm mà số lượng quảng cáo hiển thị trên nền tảng đó ít hay nhiều trên 1 hay cùng nhiều vị trí. Càng nhiều nhà quảng cáo muốn book ads hiển thị ở vị trí đó thì giá thầu cho vị trí đó lại càng tăng cao.

Chẳng hạn như thế này, khi bạn đi thi đại học, có hàng trăm trường đại học trên cả nước. Nhưng hàng triệu con nhà người ta thì chỉ thích thi vào trường top đầu. Mà chỉ tiêu của mỗi trường trong top này chỉ 5000 sinh viên. Thế là buộc phải nâng điểm sàn lên cao ngất ngưỡng. Ngược lại các trường mới thành lập đành phải hạ điểm sàn thấp nhất để có sinh viên ứng tuyển. Quảng cáo hoạt động cũng y hệt vậy thôi. Ở trên kênh Youtube có video đó hiện đang rất viral, lọt top trending. Thế là các nhà quảng cáo đua nhau book quảng cáo vào kênh. Nhưng khổ nổi tần suất hiển thị quảng cáo thì có hạn nên thành ra ai trả giá cao nhất trên 1 đơn vị thời gian đó mới được phép hiển thị.

Bạn hiểu vấn đề ở đây chưa ạ? Những người mà thắc mắc là “trước đây anh/chị chạy có chừng đó, sao giờ bên em chạy cao quá” là thực ra không biết gì về quảng cáo. Hoặc không hiểu gì về quảng cáo, quảng cáo không hoạt động như thế. Câu hỏi đặt ra tiếp theo là “nếu vậy không lẽ cứ để cho giá thầu mặc nhiên tăng. Tức là quảng cáo lúc này là cuộc chơi đốt tiền của những đại gia hay sao”. Không, câu trả lời là không nhé. Các nền tảng luôn cố gắng cải thiện hệ thống để làm sao giá thầu quảng cáo phải trả thấp nhất nhưng đạt hiệu quả cao nhất. Hãy nhìn vào sơ đồ sau:

1. Meta chia nền tảng của mình ra bao gồm: Facebook, Instagram, Messenger, Audience Network. Trên mỗi ứng dụng này lại có rất nhiều không gian khác nhau như là trang cá nhân, timeline, watch, marketplace. Trong mỗi không gian đó lại chia ra rất nhiều vị trí con. Chưa hết, chọn vị trí hiển thị chỉ tầng đầu tiên thôi. Tầng thứ 2 là mục tiêu quảng cáo, hướng tới người dùng có hành vi khác nhau. Tầng thứ 3 là tiếp tục chia ra các vị trí địa lý như là TP HCM, HN, Đà Nẵng…., Tầng thứ 4 là thời gian trong ngày, trong giờ, trong tuần. Thứ 5 là tuổi, giới tính, sở thích, hành vi. Cuối cùng là thiết bị và ngôn ngữ.

Por qué debo invertir en Facebook Ads en 2017? - DSI Grupo

2. Alphabet thì có Google.com, Youtube, Gmail, báo chí, ứng dụng… cũng chia ra tầng 1 là chọn vị trí hiển thị như trên. Tầng 2 chia mục tiêu hướng tới người dùng hành vi cụ thể. Tầng 3 chia vị trí địa lý. Tầng 4 thời gian trong ngày. Tầng 5 tuổi, sở thích, hành vi, giới tính. Tầng 6 là thu nhập. Tầng 7 từ khoá quan tâm. Tầng 8 là thiết bị và ngôn ngữ.

Google bị ngừng hoạt động trên diện rộng khi sử dụng các ứng dụng YouTube,  Gmail và Drive ngoại tuyến - Kênh tin tức tài chính

Một số các nền tảng quảng cáo khác mới thành lập thì thường sẽ không xây dựng được những thứ này. Cho nên nếu quảng cáo trên các nền tảng còn non trẻ, nhà quảng cáo thường sẽ trả chung tiền đấu thầu chung với các nhà quảng cáo khác nên CPC cao là điều dễ hiểu. Nói chung là thất thoát rất nhiều ngân sách không đáng có. Quay trở lại với câu hỏi phía trên, có 2 thứ ảnh hưởng đến giá thầu quảng cáo của bạn:

- Kỹ thuật đấu thầu : Nhà quảng cáo có kinh nghiệm lâu năm, chuyên môn sâu, học giỏi toán sẽ biết cách kết hợp điều kiện để CI thấp nhất có thể. Vậy đọc CI ở đâu, làm sao biết được CI của tệp đó bao nhiêu thì cái đó là bí mật của từng agency, không thể nói được.

- CTR (Click thought rate : tỷ lệ tương tác vào quảng cáo): Chỉ cần nội dung của bạn, có thể đó là hình ảnh, video. Nhưng miễn nó cực viral, có tương tác cao thì CTR tăng lên đồng nghĩa với việc CI sẽ thấp đi. Hơi khó hiểu đúng không? Thế này nhé, trong 10 cô gái ở tuổi 27 nhìn đều sàng sàng như nhau. Trong đó chỉ có 1 cô xinh như thiên thần thì bạn chọn ai, giải thích đơn giản vậy thôi.

Cho nên lời khuyên dành cho các nhà quảng cáo, mục tiêu giảm CI là điều kiện tiên quyết. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng, nhưng chỉ cần bạn thực hiện thực sự tốt việc nâng CTR thì mọi thứ còn lại có hay không không còn quan trọng. Nhưng nói thì nói vậy, mọi thứ đều có giới hạn. CI luôn ảnh hưởng bởi thị trường. CPC ngày tết luôn cao hơn ngày thường, ngày lễ thường cao hơn ngày trong tuần. Đó là điều bình thường, tỷ lệ tăng từ 75% - 289% là chuyện rất thường xuyên xảy ra. Sự cạnh tranh đó không chỉ đến từ chính đối thủ trong ngành mà còn đến từ bất cứ nhà quảng cáo nào sử dụng chung công thức target đó, nội dung đó nữa bạn nhé.

Kết thúc video, Hoàng rất mong clip này sẽ giúp bạn mở rộng hơn được tư duy trong cuộc chơi digital, nhớ nhé làm gì thì làm, phải luôn nắm rõ thuật toán nền tảng thì mới nhảy vào cuộc chơi được. Đừng nhắm mắt set quảng cáo một cách vô tội vạ. Chúc bạn thành công.

Lê Hoàng - từ Brandsketer Việt Nam