Marketer Ngo Thai Hoang Tuan
Ngo Thai Hoang Tuan

Mobile Marketing Expert @ VIETGUYS

Thị Trường Bán Lẻ Bùng Nổ Cuối Năm 2021: Thách Thức & Giải Pháp

Thị trường bán lẻ Việt Nam được nhận xét là màu mỡ và có tiềm năng vượt trội. Tương tự như Indonesia, Malaysia và Singapore, Việt Nam được các sàn thương mại lớn tại khu vực và toàn cầu đánh giá là thị trường có tốc độ tăng trưởng nhanh, kèm theo với đó là sức mua khổng lồ và thói quen mua hàng của người tiêu dùng có nhiều sự khác biệt, đặc thù dựa trên văn hóa, phong cách của người tiêu dùng Việt. Chính vì điều này, các doanh nghiệp bán lẻ, hệ thống bán lẻ hàng đầu cả trong và ngoài nước vẫn luôn không ngừng nỗ lực nhằm có cơ hội tiến vào Việt Nam một cách hiệu quả và sớm có kết quả tích cực.

Bài viết này Tuấn mong muốn sẽ bóc tách những con số ấn tượng và chia sẻ đến mọi người sự khởi động của mùa mua sắm cao điểm sẽ giúp doanh thu tăng vọt sau giai đoạn “ngủ đông"!

Tóm Tắt Bức Tranh Ngành Bán Lẻ Việt Nam Những Năm Gần Đây

Thời gian cuối năm luôn là thời điểm sôi động với thị trường bán lẻ trong nước. Các dịp mua sắm luôn được chú ý và nhu cầu của người tiêu dùng tăng cao. Bên cạnh đó, các ngày hội mua sắm đặc biệt như Black Friday, Ngày Độc Thân (11.11) và các dịp đặc biệt, ngày lễ như Halloween (ngày hội hóa trang), ngày lễ Giáng Sinh (24,25/12) và chào đón năm mới (1.1),.. luôn tạo được hiệu ứng thúc đẩy người tiêu dùng thực hiện chi tiêu không chỉ tại Việt Nam mà còn rộng khắp các quốc gia phát triển và đang phát triển.

Theo Statista, tính đến quý 2 năm 2021, Thế Giới Di Động là trang web thương mại điện tử B2C dành cho điện tử tiêu dùng được truy cập nhiều nhất tại Việt Nam, với khoảng 36,23 triệu lượt truy cập hàng tháng. Điện Máy Xanh đứng thứ hai trong danh sách với hơn 21 triệu lượt truy cập web hàng tháng trong cùng thời gian. Tiếp theo là CellphoneS và FPTshop là hai trang thương mại điện tử phổ biến thứ ba với 5,7 triệu lượt truy cập hàng tháng. Và dự đoán cho thấy, quý 4 sẽ là thời điểm bùng nổ không chỉ riêng những doanh nghiệp phát triển lớn mạnh mà còn các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đặc biệt, thời gian vừa qua, trong quá trình “ngủ đông” vì dịch bệnh, đa phần người tiêu dùng toàn quốc đã dần quen thuộc với việc mua hàng online thay vì cách thức “tiền trao cháo múc” truyền thống.

Bên cạnh đó, theo báo cáo của Q&Me, tính đến tháng 4 năm 2021, Điện Máy Xanh là chuỗi cửa hàng điện máy dẫn đầu với khoảng 1,58 nghìn cửa hàng, tiếp theo là Mediamart với 250 cửa hàng. Tại giai đoạn đó, số lượng siêu thị điện máy tại Việt Nam đạt hơn hai nghìn siêu thị. Dự kiến dịp mua sắm cuối năm 2021 này sẽ trở nên sôi động hơn cả khi mà các chuỗi siêu thị bán lẻ truyền thống cũng đang từng bước chuyển đổi số mạnh mẽ và thậm chí các chiến lược phát triển toàn diện đang giúp các doanh nghiệp này tăng tốc độ chóng mặt, có thể kể đến là Điện Máy Thiên Hòa (mời mọi người tham khảo ở bài viết trước).

Trên một mặt trận khác, Công cuộc Đổi mới kinh tế ở Việt Nam đã dẫn đến sự phát triển kinh tế nhanh chóng và tăng tiêu dùng nội địa, dẫn đến việc mở rộng lĩnh vực bán lẻ trong nước. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của dân số Việt Nam và tầng lớp trung lưu mới nổi, ngành bán lẻ đã phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây ở cả thành thị và nông thôn. Vào năm 2020, lĩnh vực bán buôn và bán lẻ, cùng với lĩnh vực bảo dưỡng xe, chiếm gần 12% GDP của cả nước. Cùng năm, doanh thu bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt trên 5.000 nghìn tỷ đồng và được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới.

Với ngành bán lẻ thực phẩm, Việt Nam là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất trên toàn thế giới. Ngoài xuất khẩu, thị trường nội địa cũng là một động lực khác cho tăng trưởng kinh tế. Trong lĩnh vực bán lẻ đang phát triển của Việt Nam, ngành bán lẻ thực phẩm đã phát triển nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu của người dân. Bất chấp đại dịch COVID-19 toàn cầu, doanh số bán lẻ các sản phẩm thực phẩm vẫn không ngừng tăng lên trong những năm qua và được dự báo sẽ đạt hơn 66 tỷ USD vào năm 2023.

Ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) tại Việt Nam đang tăng trưởng nhanh trong những năm gần đây. Nhờ sự phát triển kinh tế nhanh chóng của Việt Nam, người dân có thu nhập khả dụng nhiều hơn, do đó mức sống được cải thiện với tỷ lệ tiêu thụ các sản phẩm FMCG ngày càng tăng. Đô thị hóa là một động lực khác thúc đẩy sự tăng trưởng hai con số của thị trường FMCG trước đại dịch COVID-19. Năm 2020, bất chấp đại dịch đang diễn ra, tốc độ tăng trưởng bán lẻ hàng tiêu dùng hàng năm của cả nước vẫn đạt 6,8% và dự báo sẽ đạt ít nhất 9% vào năm 2021.

Nền kinh tế Internet ở Đông Nam Á được dự báo sẽ tăng gấp ba lần giá trị thị trường trong vài năm tới, trong đó thương mại điện tử chiếm phần lớn nhất trong tổng giá trị của nó. Là một trong những nền kinh tế Internet phát triển nhanh nhất trong khu vực, giá trị thị trường thương mại điện tử của Việt Nam đạt khoảng 12 tỷ USD vào năm 2020, chỉ xếp sau Indonesia, Thái Lan và Singapore. Tại Việt Nam, dân số kỹ thuật số hiện nay và mức độ thâm nhập internet ngày càng tăng tạo điều kiện thích hợp cho các doanh nghiệp thương mại điện tử phát triển. Do đó, tỷ trọng thương mại điện tử trong tổng doanh thu bán lẻ trong nước đang tăng nhanh trong khi các kênh trực tuyến đã vượt qua các kênh bán lẻ hiện đại về tốc độ tăng trưởng trong thị trường FMCG.

Có thể thấy, các doanh nghiệp bán lẻ trong và ngoài nước đang có sự chuẩn bị kỹ lưỡng nhằm đạt được doanh thu dự kiến khi họ buộc phải “phá băng” trong giai đoạn này sau thời gian “ngủ đông” vì tác động không hề đơn giản bởi Covid-19.

Những Thử Thách Doanh Nghiệp Bán Lẻ Cần Phải Đương Đầu

Bên cạnh tốc độ phát triển vượt trội và tiềm năng lớn, các doanh nghiệp bán lẻ dù hàng đầu trong nước hay các doanh nghiệp bán lẻ vừa và nhỏ đều gặp phải các thử thách không hề đơn giản. Hãy cùng Tuấn tìm hiểu sâu hơn về các thử thách cộm cán này.

1. Người tiêu dùng bị phân tâm

Người dùng thường hay bị phân tâm khi dùng mạng trực tuyến thậm chí cả những khách hàng trung thành. Thực tế từ số liệu thống kê cho thấy, phần lớn người dùng đều sử dụng các trang trực tuyến khác trong khi mua sắm trực tuyến. Một cuộc khảo sát gần đây cho biết 57% người dùng mua sắm khi họ đang làm việc, 51% người dùng mua sắm trong khi làm việc nhà, 22% khi đi ăn bên ngoài, 22% khi chạy việc vặt hoặc 19% đang làm việc. Rõ ràng, một ngày của người tiêu dùng thường bị tác động bởi rất nhiều việc khác ngoài mua sắm.

2. Lựa chọn sản phẩm thông minh và cập nhật xu hướng liên tục

Chúng ta thấy rõ vấn đề này khi làn sóng Apple khiến người tiêu dùng Việt Nam chú tâm. Họ đã ra mắt mẫu iPhone 13 và các mẫu Macbook Pro với vi xử lý M1 siêu hạng so với các phiên bản từ 2019, 2020. Hãy đối mặt với thực tế. Người dùng online không thích những nội dung chung. Một khuôn mẫu sẽ không phù hợp mọi đối tượng.

Khách hàng trung thành lại càng là những người luôn mong chờ nội dung mới mẻ và phù hợp với nhu cầu của họ. Đúng vậy, thông điệp truyền tải đến người tiêu dùng cần được nâng cấp và cải thiện hơn nữa là điều tất yếu. Tuy nhiên không phải dễ dàng để các doanh nghiệp bán lẻ có thể tạo nên một làn sóng tích cực như Apple.

3. Doanh nghiệp buộc phải chạy đua với thời gian

Khách hàng hiện nay đang bị quá tải với rất nhiều chiến dịch marketing đặc sắc. Để thương hiệu nổi bật không chỉ trong mùa lễ hội mà còn các ngày trong năm, doanh nghiệp bán lẻ cần khám phá những hướng đi mới để rút ngắn vòng đời mua hàng. Khi khách hàng sẵn sàng mua, doanh nghiệp cũng phải sẵn sàng. Đó là một trong những bài toán không thể đưa ra đáp án một cách chủ quan. Chưa kể, để đáp ứng được tiến độ thời gian gấp rút và cuộc đua nước rút với đối thủ cạnh tranh, các doanh nghiệp bán lẻ online cần có đội ngũ marketing chất lượng đồng thời là đội kỹ thuật viên, lập trình viên đủ cứng cáp và kinh nghiệm để đáp ứng nhanh nền tảng công nghệ. Chuyển hóa các ý tưởng, kế hoạch và định hướng trở thành hiện thực.

4. Dẫn dắt người tiêu dùng mới

Vấn đề với những thương hiệu xa xỉ phần lớn là nỗi lo của khách hàng: “Hình như mình đã chi quá nhiều?” “Thương hiệu này thì khác gì với các thương hiệu khác?” “Tại sao mình lại chi nhiều tiền cho một món đồ chỉ mặc vài lần?” Thuyết phục rằng thương hiệu này, sản phẩm này xứng đáng với thời gian và số tiền khách hàng bỏ ra là một nhiệm vụ không dễ dàng.

Bên cạnh đó, người tiêu dùng trong nước luôn có “rào cản”, phòng bị trước khi quyết định tiếp cận với một sản phẩm tương tự từ doanh nghiệp khác với nhà sản xuất vốn dĩ đã quen thuộc với họ. Lưu ý, “rào cản” này khác hoàn toàn với phong cách mua hàng “ngựa quen đường cũ” vốn đã bị loại trừ từ lâu. Đây được xem là sự phòng bị của một người mua hàng thông minh. Khách hàng cần một loạt các lý do thuyết phục họ thay vì chỉ một vài yếu tố đơn thuần như giá rẻ hơn hoặc khuyến mãi nhiều hơn.

5. Tiếp cận với khách hàng thông qua câu chuyện cá nhân hóa

Theo Insider, khách hàng thường chia sẻ: “Tôi không tìm được sản phẩm mình cần tìm!”. Bạn thường nghe thấy điều này từ khách hàng chia sẻ trên mạng xã hội, trong mục đánh giá và nhắn tin không? Khách hàng đã quen với việc đáp ứng hài lòng ngay lập tức bởi các ứng dụng như Instagram hay các trang eCommerce như Amazon đã đặt ra một tiêu chuẩn mới để khách hàng dễ dàng tìm được sản phẩm mong muốn. Vậy nên, đừng để mất khách hàng vì trải nghiệm tìm kiếm sản phẩm còn nhiều thiếu sót.

Trái lại, việc cá nhân hóa câu chuyện nhằm tiếp cận khách hàng và mang đến cho họ trải nghiệm hài lòng không phải điều đơn giản. Jeff Bezos từng tuyên bố: “nếu phải làm hài lòng mọi khách hàng, bạn hãy ngừng công việc và đi bán kem lạnh”. Tuy nhiên ở phương diện growth marketing, việc cải thiện trải nghiệm người dùng, khách hàng là điều khả dĩ và thực hiện được nếu doanh nghiệp có đủ nền tảng công nghệ và đội ngũ growth marketing có đủ năng lực.

6. Khai thác sức mua hàng từ chính khách hàng cũ

Thu hút khách hàng mới thì tuyệt thật đấy, nhưng không có gì tuyệt vời hơn việc giữ chân khách hàng trung thành. Mùa mua sắm cao điểm là thời điểm hoàn hảo để khiến khách hàng cũ quay lại với thương hiệu của bạn. Hiện chi phí sở hữu khách hàng ngày càng đắt đỏ thì việc duy trì được tập khách hàng từ năm trước là yếu tố quan trọng hàng đầu để tăng trưởng bền vững. Vậy làm sao để xây dựng niềm tin và chuyển đổi người dùng thành khách hàng trung thành?

Với tư cách là người tiêu dùng, người làm sản phẩm, cá nhân Tuấn luôn đặt chất lượng sản phẩm là yếu tố hàng đầu khi đề cập đến chiến lược khai thác sức mua từ tập khách hàng sẵn có. Rõ ràng, khi doanh nghiệp muốn tiếp cận lại các khách hàng sẵn có và giới thiệu họ sản phẩm mới ra mắt hoặc phiên bản mới của sản phẩm mà họ đã mua, điều đầu tiên doanh nghiệp cần đảm bảo đó là chất lượng. Tuy nhiên, để gửi thông điệp đến khách hàng cũ và thuyết phục họ rằng chất lượng sản phẩm hiện tại có nhiều ưu điểm hơn so với chính phiên bản trước đó lại là câu chuyện hoàn toàn khác.

7 Tăng tỷ lệ chuyển đổi từ thêm vào giỏ hàng trở thành thanh toán

Không chỉ những sàn thương mại điện tử lớn được đông đảo người tiêu dùng yêu thích, các doanh nghiệp bán lẻ cũng thực sự đối mặt với thử thách làm cách nào để tăng tỷ lệ chuyển đổi từ hành vi thêm vào giỏ hàng trở thành mua hàng, thực hiện thanh toán.

Giải Pháp Công Nghệ: Câu Trả Lời Hoàn Hảo

Từ lâu, các doanh nghiệp bán lẻ trong và ngoài nước vẫn luôn đối mặt với nhiều khó khăn và rào cản lớn khi tiến vào thị trường bán lẻ Việt Nam. Một trong những rào cản đầu tiên đó là công nghệ. Như mọi người đã biết, để có được đội ngũ phát triển công nghệ & phần mềm tốt nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh một cách trơn tru như FPT Shop hay TheGioiDiDong là điều không hề đơn giản.

Một trong những giải pháp công nghệ được ưa chuộng và tin dùng bởi nhiều doanh nghiệp lớn trong nước là Insider - nền tảng quản lý dữ liệu và xây dựng trải nghiệm cá nhân hóa đa kênh - giúp các marketer thu thập, kết nối dữ liệu khách hàng trên các kênh và hệ thống, dự đoán hành vi với công cụ hỗ trợ bởi AI và điều phối trải nghiệm khách hàng cá nhân hóa. Truyền tải trải nghiệm trên các kênh như Web, App, Web Push, Email, SMS, Messaging Apps (WhatsApp, Facebook Messenger, RCS), Ads,.. Hãy cùng tham khảo một số các giải pháp công nghệ hỗ trợ các doanh nghiệp bán lẻ mà Insider cung cấp:

1. Cá nhân hóa biểu ngữ, thông điệp, câu chuyện người tiêu dùng

Hãy thay đổi bằng việc cá nhân hoá biểu ngữ. Giải pháp quản lý biểu ngữ của Insider cho phép bạn chủ động chỉnh sửa nội dung và luôn cập nhật nội dung mới. Trải nghiệm khám phá online đồng nghĩa với việc tăng lượt tương tác hiện tại và cả trong tương lai. Việc thu hút khách hàng với trải nghiệm 1:1 phù hợp sẽ mang lại mức độ tương tác đáng kể.

InStory là giải pháp khám phá sản phẩm nhằm thu hút sự chú ý người dùng trong vòng 8 giây. Tính năng storytelling có sẵn định dạng trên máy tính và di động giúp bạn dễ dàng cá nhân hóa cho từng khách hàng.

InStory hiển thị những sản phẩm có giá trị cao và nội dung lên hàng đầu. Bạn có thể theo dõi danh mục, sản phẩm, hashtag, và biết được thương hiệu nào đang hoạt động hiệu quả với từng khách hàng hay không và sử dụng dữ liệu đó để thiết kế những trải nghiệm khám phá sản phẩm chính xác chỉ với những thao tác chỉnh sửa kéo-và-thả các template có sẵn.

2. Các chương trình trò chơi, khuyến mãi mang tính vui nhộn, trúng thưởng

Vì sao cần có chương trình trò chơi trúng thưởng và khuyến mãi? Theo ghi nhận từ Yeah1 Group, case study của ứng dụng MEGA1 là một minh chứng điển hình. Nhờ có chương trình vòng quay may mắn, ứng dụng MEGA1 đã thu hoạch hơn 1,2 triệu lượt quay thưởng mỗi ngày. Trong khi đó, để nhận được lượt quay, người tham gia cần mua sản phẩm thức uống của Tân Hiệp Phát (Number1, Dr.Thanh,..) để có mã đổi thưởng cho mỗi vòng quay. (số liệu tham khảo từ chiến dịch MEGA1 2020 - AppsFlyer).

Đối với những khách hàng mới, dù bận rộn thì họ vẫn cho rằng mua sắm trong mùa cao điểm sẽ rất vui. Vậy hãy mang lại cho khách hàng điều họ mong muốn. Thu hút người dùng bằng những trò chơi và biến chúng thành một phần của giải pháp. Sử dụng chiến thuật như trò chơi như vòng quay may mắn với những ưu đãi để thu hút lượng khách hàng tiềm năng. Người mua đơn giản là muốn tiết kiệm, nhưng nếu bạn bạn đưa ra khích lệ đúng ý khách hàng để họ tham gia trò chơi, khách hàng sẽ trở lại mua sắm.

Với cảm giác phấn khích mà các trò chơi may rủi đem lại (ai có thể chống lại sự hấp dẫn của Vòng Quay May Mắn?) cùng các mẫu thiết kế có sẵn, bạn dễ dàng có thể thu thập địa chỉ email và các thông tin khác một cách hiệu quả. Mặc dù ý tưởng “Vòng Quay May Mắn” đã có từ xưa, nhưng khi kết hợp cùng tính năng cá nhân hoá cho từng cá nhân, nó lại là một công cụ hữu dụng để hồi sinh những người dùng không hoạt động. Hãy coi việc thử vận may như một rủi ro được tính toán xứng đáng. Giống như những doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực hàng không năm ngoái, khách hàng sẽ nhận ra rằng rủi ro càng cao, phần thưởng càng lớn.

3. Tăng tỷ lệ mua hàng khi người tiêu dùng đã thực hiện thêm vào giỏ hàng

Như thường lệ, các con số đã phản ánh câu chuyện: Trên các kênh mua sắm chính của khách hàng, tỷ lệ bỏ quên giỏ hàng online chiếm hơn 77%. Dữ liệu được ghi lại vào năm 2019 (trước đợt bùng phát Covid) và phản ánh số liệu trên toàn thế giới. Nhìn chung, trong suốt quá trình mua sắm online, gần 8 trong số 10 khách hàng online bỏ quên giỏ hàng trước khi quá trình mua hàng hoàn tất.

​​Nắm bắt hành vi khách hàng là cách tốt nhất để doanh nghiệp luôn đi đúng hướng. Với công nghệ AI được cung cấp bởi Insider, doanh nghiệp bán lẻ không chỉ khiến khách hàng bỏ quên giỏ hàng quay trở lại, mà còn khiến họ mua nhiều hơn. Giải pháp này giúp không khí mua sắm trở nên nhộn nhịp dễ dàng. Nói cách khác, AI sẽ thay marketer thực hiện push các thông điệp với biểu ngữ được cá nhân hóa theo đặc điểm và thói quen của người tiêu dùng. Sự gợi nhớ này khiến khách hàng nhớ lại lý do vì sao họ thêm vào giỏ hàng sản phẩm đã chọn.

4. Tối ưu bố cục trang mua hàng - giỏ hàng

Thanh tiến trình (progress bar) giúp các doanh nghiệp eCommerce khuyến khích người dùng mua sắm nhiều hơn. Sử dụng thanh tiến trùng với những hình ảnh gợi ý sản phẩm đến nhóm khách hàng bạn muốn tiếp cận sẽ giúp giá trị trung bình của đơn hàng (AOV) tăng rõ rệt.

Lời kêu gọi hành động trực tiếp (như “Mua nhiều hơn... để nhận phần thưởng) luôn luôn hiệu quả, đặc biệt trên trang giỏ hàng. Hãy đưa ra những thông điệp trực tiếp đến người dùng, họ sẽ quay trở lại và mua thêm sản phẩm khi suy nghĩ về việc có thể tiết kiệm chi tiêu.

5. Giữ chân người tiêu dùng khi họ có ý định rời đi

Theo Insider, 57% người dùng mua sắm khi họ đang làm việc, 51% người dùng mua sắm trong khi làm việc nhà, 22% khi đi ăn bên ngoài, 22% khi chạy việc vặt hoặc 19% đang làm việc. Rõ ràng, một ngày của người tiêu dùng thường bị tác động bởi rất nhiều việc khác ngoài mua sắm.

Nhiệm vụ của marketer là theo dấu quá trình hoạt động của người dùng, ngăn họ rời khỏi trang và kéo họ quay trở lại. Exit Intent được đặc biệt thiết kế để giúp bạn thực hiện nhiệm vụ này dễ dàng và giải quyết tận gốc vấn đề: Đối với những người dễ bị phân tâm, thường xuyên hoạt động giữa các trang trực tuyến tại cùng một thời điểm, Exit Intent sẽ giúp người dùng luôn tương tác và hoàn thành quá trình mua sắm.


Ngoài ra Insider còn đưa ra rất nhiều kịch bản và giải pháp khác nhằm hỗ trợ các marketer bứt phá doanh thu trong mùa siêu mua sắm 2021, bạn có thể tìm hiểu thêm tại đây: EBOOK

Hy vọng bài viết đã mang đến những thông tin hữu ích với mọi người.

Xin chân thành cảm ơn,

Ngo Thai Hoang Tuan.