3 chiến lược kinh doanh Starbucks và cái khó ở thị trường Việt Nam

Chiến lược kinh doanh Starbucks luôn được xem là tài liệu tham khảo chân thực và khoa học nhất, trên chặng đường khởi nghiệp của nhiều thương hiệu F&B trong và ngoài nước.

Trong nhiều bài chia sẻ định hướng phát triển thương hiệu, Vũ đã không ít lần mượn hình ảnh của Starbucks như một tấm gương điển hình về xây dựng văn hoá thương hiệu.

Starbucks không chỉ chú trọng phát triển và nâng cao năng lực đội ngũ, mà nhiều hơn thế họ còn nâng tầm giá trị con người và sức lao động của từng mắt xích nhỏ nhất.

Để không chỉ là một doanh nghiệp F&B khổng lồ với hơn 30.000 văn phòng và cửa hàng đặt tại 62 quốc gia. Mà còn là nơi hỗ trợ và tạo điều kiện việc làm cho khoảng 349.000 nhân viên, là cơ hội làm việc tại một môi trường hàng đầu và tiếp xúc với nhiều phân khúc khách hàng vô cùng đặc biệt.

Dĩ nhiên, văn hoá thương hiệu và năng lực cũng như tinh thần đội ngũ không phải là tất cả, khiến cho Starbucks trở thành ông lớn của ngành F&B thế giới.

Chiến lược kinh doanh Starbucks vốn đề cao sự khác biệt, sáng tạo và định hướng nuôi dưỡng tinh thần con người. Đó chính là những nền tảng quan trọng, đóng góp vào thành công của thương hiệu lấy hình ảnh mỹ nhân ngư màu xanh trên phạm vi toàn cầu.

chiến lược kinh doanh Starbucks

Chiến lược kinh doanh Starbucks và những con số

Tập đoàn Starbucks được thành lập vào năm 1971 tại Seattle, Hoa Kỳ. Với lĩnh vực kinh doanh ban đầu là nhà rang xay, tiếp thị và bán lẻ cà phê đặc sản rộng khắp thế giới. Chỉ tính tại Bắc Mỹ, Starbucks là thương hiệu dẫn đầu khi chiếm lĩnh đến 36,7% thị phần. Bỏ xa Dunkin Brands ở vị trí thứ hai với chỉ 24,6% thị phần. Trong khi nhiều thương hiệu danh tiếng không kém khác bao gồm McDonald’s, Costa Coffee hay Tim Horton’s phải chia nhau phần còn lại.

Thương hiệu Starbucks được thành lập và phát triển dựa trên nền tảng của sự kết nối. Định hướng, xây dựng và nuôi dưỡng tâm hồn của mỗi người – từ từng nhân viên của hãng cho đến hàng triệu khách hàng trung thành khắp thế giới.

Chiến lược kinh doanh Starbucks và định hướng khác biệt

Bất cứ thương hiệu nào khi định hướng khác biệt trong xây dựng chiến lược phát triển, đều luôn nằm lòng những trụ cột thương hiệu hay còn được gọi là Brand Pillars. Đây là một thuật ngữ mà Vũ đã từng nhắc đến và chia sẻ trong một số bài viết trước.

Brand Pillars là những định hướng phát triển thương hiệu khác biệt từ sơ khai. Nó giúp bản thân thương hiệu trả lời một số câu hỏi như: thương hiệu được sinh ra để làm gì, giải quyết vấn đề nào và xây dựng lợi ích cộng đồng ra sao.

Đối với chiến lược kinh doanh Starbucks, thương hiệu đến từ Bắc Mỹ luôn theo đuổi ba trụ cột chiến lược dưới đây.

chiến lược kinh doanh Starbucks

Tấn công vào thị trường tỷ dân và các nền kinh tế mới nổi

Theo báo cáo tài chính thường niên của Starbucks vào năm 2016, tỷ trọng doanh thu của hãng tại thị trường Châu Á Thái Bình Dương đã chạm mốc 14%.

Còn tính đến cuối năm 2020, Trung Quốc vẫn là quốc gia đứng thứ hai về số lượng cửa hàng Starbucks trên toàn cầu – dĩ nhiên họ chỉ xếp sau Hoa Kỳ ở trên bảng xếp hạng.

Thị trường Châu Á nói chung và Trung Quốc nói riêng vốn xem trọng sự tiện lợi, các ứng dụng công nghệ trong quá trình mua bán và phần nào đó là sự xa xỉ của chính sản phẩm. Starbucks dĩ nhiên đã thành công ngoài mong đợi với chiến lược kinh doanh này.

Bán cà phê có chất lượng cao nhất

Chiến lược kinh doanh Starbucks đã mang lại một quyền năng tối thượng cho hãng, đó là buộc khách hàng phải chi nhiều tiền nhất để sở hữu sản phẩm đạt chất lượng cao nhất.

Sẽ thật tiêu cực nếu Starbucks hướng đến đối tượng khách hàng đại chúng, nhưng rõ ràng thương hiệu nước Mỹ không làm như thế. Họ có cách định hình và phân khúc đối tượng mua hàng vô cùng khác biệt.

Chiến lược kinh doanh Starbucks luôn là “thánh soi” đối với từng công đoạn nhỏ nhất của quy trình sản xuất, chuỗi cung ứng lẫn chất lượng dịch vụ và phục vụ khách hàng.

chiến lược kinh doanh Starbucks

Trải nghiệm không gian thứ ba

Trong trường hợp bạn không cần có mặt trực tiếp tại công ty, nhưng cũng không muốn tự giam lỏng mình xung quanh bốn bức tường nhàm chán ở nhà. Starbucks sẽ nổi bật lên trên tất cả để trở thành sự lựa chọn hoàn hảo.

Luôn chọn vị trí cửa hàng tại những “địa thế” lí tưởng, phóng tầm nhìn ra ngoài với tràn ngập nguồn cảm hứng sáng tạo. Starbucks tạo điều kiện tốt nhất để bạn có thể gặp mặt bạn bè, trao đổi với đồng nghiệp hay thậm chí là ngồi một mình để “chạy nốt deadline.”

Chiến lược kinh doanh Starbucks ưu tiên tính kết nối, nhưng đồng thời cũng tôn trọng quyền riêng tư. Để khách hàng của thương hiệu mỹ nhân ngư luôn muốn ngồi lâu hơn, mua nhiều hơn và sẵn sàng quay lại thêm nhiều lần nữa.

Lời kết

Thành công là thế nhưng chiến lược kinh doanh Starbucks không đạt nhiều kết quả khả quan, ít nhất tại thị trường Việt Nam. Có mặt từ năm 2013 và hiện chỉ sở hữu 34 cửa hàng – thấp hơn rất nhiều khi so sánh với Trung Quốc, Thái Lan hay cả Indonesia.

Thách thức của Starbucks tại Việt Nam chính là nguồn lực của nhiều thương hiệu và cửa hàng nhỏ lẻ. Họ có sức mạnh về giá thành, về độ tinh giản quy mô và thậm chí là văn hoá địa phương đặc thù tại đất nước hình chữ S.

Chiến lược kinh doanh Starbucks vì vậy vừa là tấm gương tốt, cũng vừa là bài học dành cho nhiều mô hình khởi nghiệp F&B tại Việt Nam.

Nguồn bài viết: https://vudigital.co/3-chien-luoc-kinh-doanh-starbucks.html