Marketer Thann Auttanukune
Thann Auttanukune

Vice President CP Vietnam Corporation Serial Entrepreneur

Cứ cường điệu đi vì cuộc đời cho phép

Hãy thoải mái viết lên câu chuyện thương hiệu của mình, miễn là không nói dối.

Phương Tây có câu “The Good guy finishes last”. Câu nói ý chỉ những người hành xử ngay thẳng thường khó thành công. Liệu có đúng?

Hàng hoá tại các cửa hàng đồng giá như DAISO không đắt, thiết thực nhưng lại không có gì thú vị. Thật vậy, liệu chúng ta có thể mong đợi sự hào hứng mua sắm từ khách hàng với những sản phẩm đồng giá 1 USD?

Dù vậy vẫn có cách miễn sao chúng ta có ý chí. Đó chính xác là những gì mà một startup nhỏ bán dao cạo râu với giá 1 USD từng làm. Thậm chí Unilever đã chi 1 tỉ USD để có được startup này. Startup gây xôn xao trong thị trường dao cạo chính là “Dollar Shave Club”. Thay vì đặt tên là “Công ty dao cạo 1 USD”, công ty đã cường điệu lên và tự gọi mình với cái tên mỹ miều “Câu lạc bộ dao cạo”.

Nguồn: caminofinancial

Chúng ta có thể bắt gặp những slogan được cường điệu hoá một cách thú vị của nhiều thương hiệu lớn.

Thương hiệu đồng hồ xa xỉ Patek Philippe không khẳng định rằng “Đồng hồ chúng tôi rất bền”. Thay vào đó, hãng nói: “Bạn không thực sự sở hữu 1 chiếc Patek Philippe. Bạn chỉ đơn thuần là người trông giữ nó cho thế hệ mai sau”.

Thương hiệu sổ tay lâu đời Moleskine thể hiện bề dày lịch sử của mình qua câu nói “Moleskine, sổ tay huyền thoại của Vincent Van Gogh, Pablo Picasso và Ernest Hemmingway”. Slogan này thú vị hơn hẳn chỉ đơn giản tuyên bố “Đã có rất nhiều người sử dụng sổ tay của chúng tôi”.

“Red Bull chắp cánh cho bạn” của hãng đồ uống tăng lực hiển nhiên sẽ hay ho hơn câu “Nước đường có chất phụ gia giúp bạn lấy lại năng lượng”.

Hay màn biến tấu slogan của Mastercard từ “Thẻ của chúng tôi có thể thanh toán bất cứ thứ gì” thành “Có một số thứ mà tiền không thể mua được. Còn với những thứ khác, Mastercard đều có thể”.

Nguồn: puremediaupdate

Đến đây, chúng ta có thể thấy rằng chỉ những người nhàm chán mới khó thành công. Tương tự với việc xây dựng thương hiệu, hãy thoải mái viết lên câu chuyện thương hiệu của mình, miễn là bạn không nói dối. Đừng chỉ tốt mà hãy trở nên thú vị nữa.

English Version

DRAMATIZATION

“The good guy finishes last”. Is that correct?

Goods in stores like DAISO or $1 shop are inexpensive and functional, but largely uninteresting. So, how much excitement can selling something for a dollar generate?

Still, there are always ways if there is a will. That is exactly what one company did. Unilever valued $1 shaving blades at a billion dollars. It was known as the “Dollar Shave Club”. They dramatized the phrase “$1 razor company”. Not a razor blade company, but a “shaver club”.

Great brands dramatize “upward”.

  • Instead of “Our watches last a long time”, say “You never actually own a Patek Philippe. You merely look after it for the next generation”
  • Instead of saying, “Many people have previously used our notebooks”, say “Moleskine, the legendary notebook of Vincent Van Gogh, Pablo Picasso and Ernest Hemmingway”
  • Far superior to “Tasty sugar water with additives”, “Red Bull gives you wings”
  • Aside from “Our card can pay for anything”, “There are some things money can’t buy. For everything else, there’s Mastercard”.

So it is the boring guy who comes in last. Just that sometimes, it is the same person. The same is true for branding. As long as you don’t lie, have fun with it and dramatize it. Don’t just be good; also be interesting.