Mobile Apps A/B Testing: Sự khác biệt giữa Google Play và App Store

Thực hiện A/B Testing dường như giống nhau giữa ứng dụng trên hệ điều hành Android và iOS. Tuy nhiên, liệu có sự khác biệt nào giữa 2 nền tảng này hay không?

Yếu tố này đã được marketer và developer cân nhắc trong quá trình tìm hiểu cách thử nghiệm App Store hoạt động thế nào. Nhưng sự thật là cả 2 cửa hàng ứng dụng có sự khác nhau. Nắm bắt các thông số của các nền tảng sẽ giúp bạn xây dựng chiến lược thu hút người dùng thông qua các thử nghiệm.

A/B Testing cho Mobile Apps là gì?

Đầu tiên, Mobile App A/B Testing là phương pháp sử dụng các biến thể khác nhau để đo lường trải nghiệm người dùng đối với app và tìm ra đâu là phiên bản đem lại chuyển đổi cao hơn.

Tối ưu các nhất quán và liên tục cho app là điều quan trọng nhưng biết được tối ưu nào có tác động đáng kể đến hoạt động chuyển đổi lại có giá trị cao hơn. Thu thập dữ liệu cho phép bạn đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu đối với chiến lược app marketing, hay gia tăng tính hiệu quả trong các nỗ lực tăng trưởng app.

Hơn nữa, A/B Testing giúp tối ưu hoá các tương tác trong ứng dụng, giúp bạn hiểu những gì đang hoạt động phù hợp với đối tượng mục tiêu khác nhau, hiểu rõ tác động của tính năng mới và phân tích sâu về hành vi con người.

A/B Testing của hệ điều hành iOS có gì đặc biệt?

Với Apple App Store, bạn có thể kiểm tra icon, ảnh chụp màn hình, bản xem trước và văn bản quảng cáo của app. Lưu ý là những thông tin có tác động lớn như công bố iOS 15 đã tạo ra sự tò mò cũng như lo lắng trong cộng đồng app marketing.

Tại hội nghị WWDC 2021, Apple đã công bố việc phát hành Product Page Optimization, developer có thể chạy thử nghiệm trên các trang sản phẩm của họ để có được organic traffic và xác định trang nào hiệu quả hơn trong việc thuyết phục người dùng tải app.

Tính năng này được kỳ vọng sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ chuyển đổi và cho phép tối ưu hoá tỷ lệ chuyển đổi (CRO) trên App Store phù hợp với Google Play.

Trước iOS 15, sự hiện diện của 1 trang sản phẩm có nghĩa là tất cả organic traffic đều được chuyển hướng đến đây. Tuy nhiên, với iOS 15, sẽ có 1 trang sản phẩm mặc định và 3 biến thể, nơi có thể sửa đổi icon, ảnh chụp màn hình và bản xem trước video. Sau khi việc thử nghiệm đi vào hoạt động, bạn có thể theo dõi impressions (hiển thị), downloads (lượt tải), và conversion rates (tỷ lệ chuyển đổi).

Ngoài Product Page Optimization, iOS 15 còn cho phép organic traffic và paid traffic ghi nhận vào app listings và cho phép mobile marketer theo dõi chiến dịch một cách hiệu quả hơn, dẫn đến chuyển đổi và tăng trưởng diễn ra nhanh chóng hơn.

Với việc tuỳ chỉnh các trang sản phẩm, mỗi người dùng truy cập vào App Store sẽ thấy các trang sản phẩm khác nhau dựa trên chiến dịch quảng cáo mà họ tiếp cận. Khác với PPO, app icon sẽ không thay đổi nhưng bạn vẫn có thể thử nghiệm các kết hợp khác nhau của ảnh chụp màn hình, bản xem trước video và văn bản quảng cáo. Trong các trang tuỳ chỉnh, bạn có thể tạo 1 trang mặc định và 35 biến thể thử nghiệm khác nhau khi giới thiệu tính năng cho các người dùng khác nhau.

Cuối cùng, việc phát hành iOS 15 đã kích hoạt sự hiển thị in-app event, điều này hỗ trợ người dùng khám phá các sự kiện có liên quan đến app khác trên App Store. Tuy nhiên, nếu bạn muốn thử nghiệm các lựa chọn thay thế khác nhau cho app, bạn cần đưa các biến thể vào tệp nhị phân vào app đã xuất bản.

Hơn nữa, metadata của app thể hiện nhiều điều về cách ứng dụng sẽ được xếp hạng hoặc không trên App Store. Sẽ có 30 ký tự dành cho App Title và Subtitle, yếu tố quan trọng đối với xếp hạng không phải trả tiền của bạn. Lưu ý là app chỉ nên sử dụng các từ khoá có liên quan, đem lại lợi nhuận và có nhiều cơ hội xuất hiện trong kết quả tìm kiếm của người dùng.

Thực hiện A/B Testing đối với app trên Google Play

Trong khi đó đối với Google Play, bạn có thể thử nghiệm icon, ảnh chụp màn hình, bản xem trước video, tính năng nổi bật, mô tả ngắn và dài. Có nghĩa là trên Google Play, các nội dung có thể bản địa hoá đều đủ điều kiện để thực hiện A/B Testing, ngoại trừ title app.

Bây giờ hãy xem xét lợi ích và hạn chế của A/B Testing trên Google Play. Đầu tiên, Google Play cho phép bạn kiểm tra đa dạng nội dung phù hợp với đối tượng người dùng. Không giống như App Store, bạn có thể tải icon mới cho app và thực hiện thử nghiệm chúng. Hơn nữa, khi bạn thay đổi metadata, bạn không cần phải phát hành phiên bản app mới. Điều này không chỉ giúp developer chạy thử nghiệm đồ hoạ cho các yếu tố app creative, mà còn thử nghiệm bản địa hoá app với tối đa 5 ngôn ngữ khác nhau.

Bên cạnh đó, split test trong Google Play cho phép thử nghiệm 1 mặc định và 3 biến thể để so sánh phiên bản nào thu hút người dùng hơn. Tuy nhiên, hạn chế của Google Play đó là bạn không biết được lý do nào dẫn đến việc tăng chuyển đổi hay vì sao biến thể này lại được ưa chuộng khi thực hiện A/B Testing vì không hiển thị bất kỳ thông tin chi tiết nào về hành vi tương tác của người dùng. Vì vậy, bạn nên thử nghiệm từng quảng cáo để loại bỏ chi tiết sai lệch và theo dõi tỷ lệ thành công. Bạn cũng nên thử nghiệm ít nhất 1 tuần để loại bỏ các tác nhân gây nhiễu hàng ngày.

A/B Testing trong 2 App Store đều có ưu nhược điểm khác nhau. Tuy nhiên, không thể phủ nhận A/B Testing là phương pháp hiệu quả và giúp tối ưu chất lượng app, hay nâng cao khả năng khám phá của bạn. Vì app sẽ được thử nghiệm nhiều lần với người dùng phù hợp, bạn có thể tìm thấy nội dung hữu ích nhất cho từng đối tượng. Cuối cùng, bạn có thể khởi chạy app và thực hiện marketing đối với từng nhóm người dùng trước khi phát hành app rộng rãi.

* Nguồn: AppROI Marketing