Xu hướng ngành Vận chuyển và Chuỗi cung ứng trong bối cảnh kinh tế số

Đứng vị trí thứ 8/10 top quốc gia đứng đầu và tăng 3 bậc so với năm 2020 về chỉ số Logistics các thị trường mới nổi (Theo báo cáo Chỉ số Logistics thị trường mới nổi 2021), phải chăng ngành Vận chuyển và Chuỗi cung ứng tại Việt Nam đang từng bước chuyển mình trong nền kinh tế số? Cùng tìm hiểu xu hướng mà ngành Logistics - “xương sống của nền kinh tế” đang bắt kịp trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay.

1. Ngành Vận chuyển và Chuỗi cung ứng tại Việt Nam năm 2021 trong nền kinh tế số

Ngành Vận chuyển và Chuỗi cung ứng đang là một điểm sáng trong nền kinh tế khi trong 4 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tại Việt Nam ước tính đạt 103,9 tỷ USD, tăng 28,3% so với cùng kỳ năm trước (Theo số liệu của Tổng cục Thống kê). Là ngành dịch vụ mũi nhọn đồng thời làm nền tảng cho tiến trình phát triển thương mại trong sự bùng nổ của nền kinh tế số, thị trường Vận chuyển và Chuỗi cung ứng tại Việt Nam đang có những bước phát triển rõ ràng với sự tham gia của ngày càng nhiều doanh nghiệp logistics.

Tuy nhiên, vào nửa cuối năm, tác động của đại dịch Covid 19 khiến ngành dịch vụ logistics trở nên khó khăn hơn. Lúc này, hơn ai hết, các doanh nghiệp trong lĩnh vực Vận chuyển và Chuỗi cung ứng tại Việt Nam nhận thức rõ tầm quan trọng của chuyển đổi số và đẩy nhanh tiến trình áp dụng các thành tựu công nghệ, giải pháp đổi mới sáng tạo vào các hoạt động vận hành dịch vụ vận tải nhằm giải quyết khó khăn và đạt được tốc độ phát triển đáng kinh ngạc.

2. Các xu hướng phát triển của ngành Vận chuyển và Chuỗi cung ứng tại Việt Nam năm 2021

Ứng dụng công nghệ 4.0 trong ngành vận chuyển và chuỗi cung ứng

Ứng dụng công nghệ 4.0 vào lĩnh vực vận chuyển và chuỗi cung ứng đang là một giải pháp cho những khó khăn của các doanh nghiệp logistics chịu tác động bởi dịch bệnh Covid19. Tuy nhiên, xu hướng này đang từng bước tạo nên những đột phá mới, đưa ngành vận chuyển và chuỗi cung ứng trở thành một điểm sáng trong nền kinh tế Việt Nam. Trên thị trường hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp đang ứng dụng công nghệ 4.0 vào các dịch vụ logistics, tiêu biểu có thể kể đến dịch vụ vận tải với chuỗi cung ứng IoT và công nghệ bản sao kỹ thuật số (Digital Twins); dịch vụ kho bãi với ứng dụng nhà kho thông minh hay kho hàng tự động…

Xu hướng Logistics xanh

Logistics xanh là một cụm từ không còn xa lạ với các doanh nghiệp logistics nói riêng và ngành Vận chuyển và Chuỗi cung ứng nói chung khi đây là một xu hướng bao gồm những hoạt động, giải pháp giúp làm giảm tác động của chuỗi logistics đến môi trường, hướng đến sự phát triển bền vững.

Sau những tác động của dịch bệnh và thiên tai hiện nay, xu hướng logistics xanh ngày càng được chú trọng và phát triển với mục đích tính toán và giảm thiểu những tiêu cực của hoạt động logistics vào môi trường và hệ sinh thái. Trong Báo cáo tổng quan về logistics Việt Nam do Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA) năm 2021, vận tải chiếm đến 50% chi phí logistics tại Việt Nam. Do đó, việc ứng dụng Logistics xanh đang được nhiều doanh nghiệp xây dựng và áp dụng vì xu hướng này sẽ giúp các phương tiện vận tải tiết kiệm nhiên liệu, từ đó làm giảm chi phí vận chuyển. Một số giải pháp Logistics xanh đang được nhiều doanh nghiệp logistics áp dụng có thể kể đến kiểm soát bao bì xanh, kiểm soát kho xanh, kiểm soát vận tải xanh...

Xu hướng Logistics trong thương mại điện tử

Trong bối cảnh nền kinh tế số, sự phát triển nhanh chóng của mạng lưới các nền tảng thương mại điện tử tại Việt Nam như Shopee, Lazada hay Tiki đã trở thành cơ hội đầy tiềm năng để các doanh nghiệp logistics khai thác và phát triển. Một số đơn vị vận chuyển và giao hàng dần trở nên quen thuộc với người tiêu dùng tại Việt Nam có thể kế đến Giao Hàng Nhanh, Giao Hàng Tiết Kiệm, DHL Express, Viettel Post…

Sự “lên ngôi” của các xu hướng Vận chuyển và Chuỗi cung ứng mới trong nền kinh tế số đã giúp Việt Nam trở thành một thị trường mới nổi đầy tiềm năng. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của các xu hướng này cũng dẫn đến rất nhiều thách thức, khó khăn cho các doanh nghiệp trong quá trình thích ứng và tìm kiếm các giải pháp đổi mới sáng tạo.

3. Thách thức của doanh nghiệp trong quá trình thích nghi với các xu hướng mới

Sự hạn chế về cơ sở hạ tầng

Đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy và đảm bảo quá trình hoạt động chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp, tuy nhiên hệ thống cơ sở hạ tầng tại Việt Nam vẫn gặp nhiều bất cập. Cụ thể, cơ sở hạ tầng vận tải, hệ thống giao thông hay công nghệ thông tin trong nền kinh tế số còn thiếu tính đồng bộ dẫn đến sự khó khăn trong việc vận hành các dịch vụ vận chuyển đa phương thức, gây trở ngại cho sự phát triển và bắt kịp các xu hướng hiện nay của các doanh nghiệp logistics.

Sự hạn chế về nguồn nhân lực

Cùng với sự phát triển của lĩnh vực Vận chuyển và Chuỗi cung ứng tại Việt Nam, nguồn nhân lực còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng tiếp tục trở thành bài toán nan giải đối với các doanh nghiệp. Hiện nay, chỉ có 5-7% tổng số lao động được đào tạo bài bản về lĩnh vực logistics (theo kết quả khảo sát của Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam VLA). Điều này không chỉ gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng dịch vụ Vận chuyển và Chuỗi cung ứng mà còn tác động lớn đến sự phát triển của các doanh nghiệp.

Thiếu các giải pháp đổi mới sáng tạo

Nền kinh tế số và tác động của dịch bệnh Covid19 đòi hỏi các doanh nghiệp logistics tại Việt Nam tìm kiếm các giải pháp đổi mới sáng tạo để thích nghi, phát triển và bứt phá. Công nghệ đổi mới sáng tạo chính là lời giải trong bối cảnh các cách thức vận hành truyền thống không thể đáp ứng được sự thay đổi của thị trường. Tuy nhiên việc tìm kiếm các ý tưởng, giải pháp đối mới sáng tạo trong ngành dịch vụ Vận chuyển và Chuỗi cung ứng đang là một bài toán đầy thách thức dành cho các doanh nghiệp logistics.

Thiếu thông tin về sự thay đổi của thị trường

Hiểu được tầm quan trọng của các giải pháp đổi mới sáng tạo đối với sự thay đổi của lĩnh vực Vận chuyển và Chuỗi cung ứng hiện nay, tuy nhiên các doanh nghiệp, đặc biệt là các startup vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình chuyển đổi số một phần do khó có thể cập nhật được các thông tin mới nhất, quan trọng nhất về sự thay đổi của thị trường hay các công ty đang phát triển trong ngành.

Bắt kịp các xu hướng mới nhất và thấu hiểu những khó khăn đang gặp phải của ngành Vận chuyển và Chuỗi cung ứng tại Việt Nam và trên thế giới, trong bối cảnh nền kinh tế số, ngày 07/10/2021, Virtual Talk 09 được tổ chức bởi Nền tảng kết nối đổi mới sáng tạo BambuUP sẽ diễn ra với chủ đề “Đổi mới sáng tạo trong Vận chuyển và Chuỗi cung ứng”.

Nằm trong chuỗi sự kiện độc quyền Virtual Matchmaking của BambuUp, sự kiện sẽ mang đến cho các doanh nghiệp logistics cái nhìn bao quát nhất về bối cảnh chuyển đổi số và những vấn đề xoay quanh các giải pháp đổi mới sáng tạo thông qua những thông tin quan trọng, những chia sẻ hữu ích đến từ các diễn giả dày dặn kinh nghiệm trong ngành:

✔️Anh Trần Đăng Nam - Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Hà Nội HanoiBA; Chủ tịch và CEO Tập đoàn Dolphin Sea Air Services; Nhà đồng sáng lập Bee Logistics Corp.

✔️Anh Nguyễn Việt Thắng - Chủ tịch Công ty Starlink Logistics.

✔️Anh Phạm Nam Long - Co-founder & CEO Abivin.

🔥 Follow ngay sự kiện tại: http://ldp.to/event-virtualtalk09

🔥 Đăng ký ngay tại: http://ldp.to/register04-virtualtalk09

-----

BambuUP Virtual Matchmaking Series: OPEN INNOVATION BRIDGE là chuỗi sự kiện trực tuyến đầu tiên được tổ chức độc quyền bởi BambuUP với mục tiêu kết nối Startups và các Doanh nghiệp tìm kiếm giải pháp Đổi mới sáng tạo mở trong các ngành phát triển sáng tạo mũi nhọn tại Việt Nam và trên thế giới.

Về Nền tảng kết nối Đổi mới sáng tạo BambuUP, xem thêm tại:

Website: https://www.bambuup.com/vmm-logistics-supplychain

Fanpage: https://www.facebook.com/bambuupnetwork

LinkedIn: https://www.linkedin.com/company/bambuup/

Email: [email protected]