Talkshow "Vực dậy" chuỗi cung ứng hàng hóa trong giai đoạn bình thương mới

Sau làn sóng Covid-19 lần thứ 4 tại Việt Nam, đứt gãy chuỗi cung ứng trở thành mối lo ngại với nhiều doanh nghiệp sản xuất & phân phối. Sự lây lan nhanh chóng của biến thể Delta đã tấn công trực tiếp vào nguồn cung nguyên liệu, khu công nghiệp, khu chế xuất, hệ thống phân phối.

Hãy cùng các chuyên gia thảo luận và đưa ra giải pháp bảo vệ chuỗi cung ứng trước những làn sóng Covid-19 tương lai trong Talkshow 9:30-11:00 ngày 12/10/2021, với sự tham gia của:

  • Ông Đinh Văn Lộc, Chủ tịch HĐQT, Công ty Thương mại Dược phẩm Đông Á

  • Bà Đỗ Thị Kim Sang, Giám đốc ngành hàng Mead Johnson & AkzoNobel - CÔNG TY PHÂN PHỐI TIÊN TIẾN (AD)

  • Ông Hoàng Thế Anh, Giám đốc Kinh doanh MobiWork Việt Nam

ĐĂNG KÝ THAM DỰ

Logistic gián đoạn, nhà máy giảm năng suất hoạt động

Bà Đỗ Thị Kim Sang, Giám đốc ngành hàng Mead Johnson & AkzoNobel, Công ty phân phối Tiên Tiến (AD) cho biết: “Quá trình vận chuyển hàng hóa từ đơn vị sản xuất về Việt Nam bị ngưng trệ nghiêm trọng. Dù nhu cầu mua hàng rất lớn, nhưng hoạt động phân phối trong nước cũng gặp nhiều khó khăn”.

Còn theo ông Lê Văn Thắng, Giám đốc bán hàng toàn quốc Libra Việt Nam: “Giá thành nguyên liệu đầu vào tăng cao, tuy nhiên Libra Việt Nam vẫn phải giữ vững chất lượng và giá thành cạnh tranh. Điều này tạo nên áp lực lớn cho hệ thống phân phối, đòi hỏi sự tinh gọn và hiệu quả hơn nữa”.

Với hoạt động sản xuất trong nước, đại diện Công ty Dược phẩm TV Pharm cho biết, công ty phải thực hiện hình thức 3 tại chỗ khiến năng suất nhà máy chỉ đạt 60%, đây cũng là tình trạng của nhiều nhà máy dược phẩm khác. Đặc biệt, hoạt động sản xuất của nhiều nhà máy khác tại Việt Nam còn rơi vào tình trạng đóng băng.

Sales thị trường không thể gặp gỡ, tư vấn và lên đơn cho điểm bán

Trong giai đoạn giãn cách diện rộng kéo dài tại nhiều địa phương trên cả nước, đội ngũ kinh doanh thị trường (sales), được coi là “mắt xích” quan trọng trong hệ thống phân phối không thể di chuyển tới gặp mặt, trao đổi và hỗ trợ điểm bán đặt hàng.

Theo một khảo sát mới nhất vào tháng 9/2021 được thực hiện trên 2000 doanh nghiệp phân phối tại Việt Nam, 98% trong số này mong muốn triển khai ứng dụng đặt hàng trực tiếp từ đại lý đến nhà cung ứng. Tuy nhiên, chỉ có 18% doanh nghiệp tự tin triển khai được cho 80-100% đại lý, điểm bán của mình. (Theo khảo sát của MobiWork DMS)

Nguyên nhân là do hiện nay các chủ cửa hàng tạp hóa bao gồm những người lớn tuổi, không rành về công nghệ nên việc thuyết phục họ sử dụng là khá khó khăn. Bên cạnh đó, cửa hàng, đại lý có hàng ngàn sản phẩm nên việc phải sử dụng quá nhiều ứng dụng đặt hàng sẽ không thuận tiện.…

Ứng dụng đặt hàng từ điểm bán tới nhà cung ứng có xóa nhòa vai trò của sales thị trường?

Mô hình phân phối tại Việt Nam đang vận hành tốt nhờ có đội ngũ sales. Việc nhập hàng của các chủ điểm bán mang nhiều yếu tố cảm tính, coi trọng sự tương tác giữa người với người nên vai trò trong tư vấn, chăm sóc của đội ngũ sales sẽ vẫn duy trì trong thời gian dài.

Theo Ông Nguyễn Đắc Hải, vai trò của đội ngũ trình dược viên/sales thị trường trong ngành phân phối sẽ không mất đi mà vẫn đi song song với những xu hướng phân phối mới để tăng cường lợi ích cho khách hàng.

Như vậy, ứng dụng đặt hàng trực tiếp không thay thế mà chỉ đi song hành, kết hợp, giảm thiểu khối lượng công việc cho đội ngũ sales. Đồng thời, công cụ này ngày càng phát huy tác dụng, khắc phục khó khăn trong và sau mỗi làn sóng Covid-19.