Marketer Thann Auttanukune
Thann Auttanukune

Vice President CP Vietnam Corporation Serial Entrepreneur

Hãy đánh trúng mối bận tâm của khách hàng

Thông điệp truyền tải không liên quan đến mối bận tâm của khách hàng tương đương với việc thương hiệu vừa nói vừa "bịt tai" người nghe.

Bạn có cần thiết học tiếng Hàn để hiểu một bộ phim Hàn Quốc không? Có lẽ là không vì bạn có thể bật phụ đề. Thế nên, bất kể bạn “mê” bộ phim nào đến đâu, bạn không nhất thiết phải học ngôn ngữ được sử dụng trong đó.

Dẫu vậy, vẫn có nhiều người học và nói tiếng Elvish – ngôn ngữ trong câu chuyện Chúa tể của những chiếc nhẫn. Đây không phải là ngôn ngữ hư cấu duy nhất mà nhiều người dành thời gian, công sức để học. Chẳng hạn như tiếng Klingon (phim Star Trek), Alienese (phim Futurama), Na’vi’ (phim Avatar)… Tại sao đại đa số chúng ta không học chúng? Đơn giản là vì đa số mọi người không quan tâm.

Ở một góc độ khác, nhiều Brand Manager thường phàn nàn rằng người tiêu dùng không đủ “thông minh” để hiểu thông điệp của thương hiệu. Họ cũng chán nản cho rằng các agency quá “nông cạn” để hiểu những gì mà thương hiệu đang cố gắng đạt được. Thẳng thắn mà nói, theo tôi, suy nghĩ của những Brand Manager này phản ánh việc họ chả hiểu gì cả. Hay nói cách khác là họ không “thèm” quan tâm đến đối tượng mục tiêu của thương hiệu.

Nguồn: Vecteezy

Agency không thể giúp thương hiệu tạo ra “phép màu” mà không có brief. Không có một người bảo chứng thương hiệu (brand endorser) nào có thể giúp thương hiệu trở nên hoàn toàn nổi bật trong bối cảnh truyền thông đông đúc ngày nay.

Thông điệp truyền tải không liên quan đến mối bận tâm của khách hàng tương đương với việc thương hiệu vừa nói vừa "bịt tai" người nghe vậy.

Mức độ viral, nhận xét tích cực hay nội dung người dùng tạo ra (UGC) là những ví dụ điển hình cho sức mạnh của lời truyền miệng tích cực. Đây là kết quả của việc một thương hiệu thật sự quan tâm đến đối tượng mục tiêu của mình. Nếu thương hiệu muốn bắt đầu một cuộc trò chuyện thì hãy mang đến chủ đề hấp dẫn, gần gũi và ý nghĩa để thu hút sự chú ý của mọi người. Chủ đề đó còn cần khiến khán giả cân nhắc, thảo luận. Và trên hết, chủ đề cần kích thích sự thích thú của khán giả đối với thương hiệu.

English version

Interest

Is it necessary to learn Korean in order to understand the Korean drama you're watching? Perhaps not, because there are alternatives like Subtitle. As a result, regardless of interest (in the drama), there is no need to learn the language. Despite its lack of practical utility, a sizable number of people study and speak the Elvish language from the Lord of the Rings saga. However, this is not the only fictional language that people devote time and effort to learning. For example + Klingon (Star Trek) + Alienese (Futurama) + Na'vi' (Avatar) Why don't the vast majority of us learn them? To put it simply, we are uninterested...

Brand managers complain that consumers aren't intelligent enough to understand brand messages. They also complain that brand agencies are too shallow to understand what a brand is attempting to accomplish. These Brand managers have no idea, and their thinking reflects how little they understand.

As a prerequisite, there is no interest.

A brand agency cannot perform magic for a brand without a briefing. No expensive endorser can help a brand stand out in a crowded media landscape.

Not speaking in terms of the audience's interest is equivalent to speaking while simultaneously turning off the audience's ears.

Positive word of mouth, virality, positive reviews or user-generated content are all examples of positive word of mouth. All of this stems from a brand that began with the interest of its target audience. While brands want to start a conversation, remember to give them something to focus on. Something for the audience to consider and discuss. Something near and dear to their hearts. Something that tickles their interest in your brands.