W
What If ...?

Marketing Planner @ Freelance

SOLUTION FOR COVID-19 #01 - Insight đặc biệt mùa dịch

Vào những thời điểm đặc biệt, sẽ luôn xuất hiện những Insight đặc biệt. Đó là lý do sẽ luôn có doanh nghiệp phát triển ngay cả những thời điểm suy thoái, và luôn có doanh nghiệp sẽ "đo ván" vào những thời điểm ngặt nghèo.

Hãy cùng nhìn lại một chút về thời điểm ngày 1/5/2021 – Đây là thời điểm sự bùng nổ, lây lan đại dịch và tác động sâu rộng đến toàn bộ xã hội, đời sống con người của đất nước Việt Nam. Các doanh nghiệp phải đóng cửa dài hạn, thu hẹp, và dừng hoạt động trong một khoảng thời gian dài. Nhưng, lãi suất ngân hàng, các chi phí cố định vẫn luôn tiếp tục bào mòn nội lực của từng doanh nghiệp. Từng ngày “không thể làm gì” sẽ là từng ngày thất thoát của doanh nghiệp.

Vì vậy, hãy thử đặt ra các mục tiêu kinh doanh và marketing mà một doanh nghiệp có thể đạt được trong mùa dịch:

1. Sản phẩm phải được thay đổi để phù hợp với tình hình mùa dịch Covid - 19

2. Kênh phân phối sản phẩm hiệu quả, áp dụng quy tắc USE – AT - HOME

3. Thu hút và gia tăng sự yêu thích của thương hiệu trong mùa dịch

4. Tạo lợi thế để tái hoạt động sau mùa dịch, gia tăng sức cạnh tranh của thương hiệu.

Để thực hiện được 4 mục tiêu này, công thức đơn giản nhất có thể bắt tay triển khai thực hiện ngay, đó là chuyển đổi khéo léo các sản phẩm có thể tiêu dùng, sử dụng tại nhà và các kế hoạch marketing phù hợp với bối cảnh thị trường, xã hội.

Đầu tiên, chúng ta hãy cùng nhau nhìn lại bối cảnh xã hội Việt Nam trong mùa dịch:

Vũ trụ Drama:

Drama có thể được xem là một món ăn chua/ cay đầy kích thích của đời sống xã hội ngày nay. Nó dễ dàng tạo thành những làn sóng quan tâm/ tò mò/ nhận định của đông đảo xã hội. Nhưng nó cũng như gia vị chua/ cay, một chút hoặc vừa đủ sẽ khiến cho món ăn tinh thần có một chút biến tấu, thú vị, nhưng quá nhiều thì nó ảnh hưởng xấu đến đời sống tinh thần. Và, sự thật là không phải ai cũng sẽ luôn luôn hứng thú với Drama, nên các nội dung xoay quanh các nghệ sĩ các streamer, các vụ đấu tố vô tình chung khiến xã hội online trở nên thật mệt mỏi.

Cơn lốc chết chóc:

Thời điểm bùng nổ đầu tiên của mỗi đợt bùng phát dịch, luôn nhận được sự đón nhận thông tin mãnh liệt. Điều này dựa trên một insight cốt lõi: “Tôi/người thân của tôi/ gia đình và bạn bè của tôi không bị dính Covid 19.” Nhưng khi sự bánh trướng của đại dịch lây lan và phủ sóng mạnh mẽ, tất cả thông tin Covid 19 luôn chỉ dừng lại “biết” và “để đó” chứ không nhận được sự đào sâu nữa. Đây là thời điểm tâm lý con người trở nên “bình thường hóa” việc lây lan của đại dịch, và dừng việc tiếp thêm thông tin Covid 19 vì sự việc nằm ngoài khả năng của mỗi cá thể.

Giám hộ mua sắm:

Việc mua sắm các vật dụng tại 3 thành phố lớn nhất Việt Nam như Hà Nội, Hồ Chí Minh và Đà Nẵng dường như là một điều bất khả thi. Các nguyên vật liệu chỉ có thể được mua trực tiếp tại các khu chợ, hoặc từ các siêu thị dưới dạng các sản phẩm tươi sống, đóng hộp, cơ bản thiết yếu.

Áp lực của "Ở Nhà":

Các hoạt động vui chơi thường ngày luôn đa dạng như Café, ăn nhậu, party, Bar, Club, camping, Fitness… Nhưng tất cả đều và phải chuyển về hết các hoạt động sinh hoạt tại nhà. Cảm giác quen thuộc trong các bức tường trong một căn phòng/ căn hộ/ ngôi nhà sẽ tạo nên những áp lực vô hình đè nặng lên đời sống của người tiêu dùng.

Những ngọn gió “vô định”:

Dễ dàng nhận thấy, khi không nhận được sự tài trợ của các nhãn hàng và việc định hướng các hoạt động truyền thông, ẩm thực trending nổi lên rồi lại đơn độc. Những thử thách nấu ăn ngon, ẩm thực, tập luyện thể dục sớm nở chóng tàn, vì người tiêu dùng có thể có được những hứng thú thời gian đầu, nhưng không thể trụ lại quá lâu, vì thiếu sự kích thích mới lạ sau mỗi trending được tạo ra.

Vào những thời điểm đặc biệt, xã hội và người tiêu dùng sẽ tự tạo ra những Insight đặc biệt chỉ có trong mùa dịch

Insight 1: Những trải nghiệm gần giống “bình thường”

Việc bị hạn chế đi những hoạt động khi xã hội bình thường tạo nên một sự ức chế rất lớn đến đời sống tinh thần, nhưng bên cạnh đó, nó cũng tạo nên một nhu cầu mãnh liệt, kháo khao cháy bỏng. Có được những trải nghiệm gần giống với “bình thường”, một cô gái sẵn sàng trả mức phí cao hơn nhiều để có được một ly trà sữa, một chàng trai sẽ sẵn sàng bỏ ra nhiều tiền hơn để thưởng thức ly café ngon đúng thương hiệu yêu thích. Người tiêu dùng sẵn sàng bỏ ra một khoản chi phí cao hơn, để có được những trải nghiệm gần giống “bình thường”, đây là thời điểm cầu lớn hơn cung, người tiêu dùng chấp nhận và sẵn sàng đánh đổi nhiều hơn để mua sắm, có được những trải nghiệm đó.

Insight 2: Mới lạ, mới lạ hơn và mới lạ nữa

Tại thời điểm dịch bệnh bùng nổ, mọi hoạt động bình thường bị khóa chặt để phòng chống dịch bệnh. Sự giới hạn, hạn hẹp các hoạt động duy trì trong nhà khiến cho người tiêu dùng trở nên “khát” nội dung giải trí, người tiêu dùng luôn cần sự mới lạ mỗi ngày như một mảnh ghép cần thiết để bù đắp cho những mất mát họ phải chịu đựng trong mùa dịch.

Cùng với đó, nhu cầu tìm kiếm những giá trị mới lạ là một trong những lý do lượng truy cập và sức tương tác với các sản phẩm giải trí số như Tiktok, Youtube, Facebook tăng đột biến, cùng với đó là sự bùng nổ một số ngành nghề Healhty influencers, Fashionista, Streaming Game, Entertainment có sự phát triển vượt bật.

Có thể nói, người tiêu dùng đang đón nhận nhiều hơn những hoạt động thú vị, mới lạ nhiều hơn rất nhiều so với thời điểm bình thường.

Insight 3: Kết nối cộng đồng dù chỉ là ở nhà

Dù cho đời sống tinh thần online được giải trí bởi đa dạng các loại hình khác nhau, nhưng sẽ đến lúc từng cá nhân đều quay trở lại đối mặt với một sự thật -> Họ đều cảm thấy thật nhàm chán và thiếu đi những giá trị kết nối xã hội, kết nối cộng đồng. Vì vậy, hơn bao giờ hết, nhu cầu được tham gia, trở thành một phần của xã hội lại dễ dàng thu hút mọi người cùng nhau tham gia hơn. Tạo nên những phong trào đã được hưởng ứng khá tốt như: tập thể dục, nấu ăn, thưởng thức món ăn ngon, làm bánh, đọc sách… Tất cả đều được hưởng ứng mãnh liệt không chỉ tạo ra những giá trị tích cực cho đời sống của họ, mà còn tạo nên những giá trị kết nối cộng đồng - thứ giá trị đã bị "tước đoạt"bởi đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, vì không được định hướng chi tiết, nên các phong trào chóng nổi - sớm tàn, vì những giá trị lợi ích đính kèm không đủ hấp dẫn và liên tục để người tiêu dùng nỗ lực theo đuổi.

Một đòn bẩy phù hợp, một nội dung ý nghĩa, một sản phẩm được tinh chỉnh sẽ là đòn bẩy hiệu quả để tạo nên sự bức phá của thương hiệu lẫn nguồn năng lượng tích cực cho cộng đồng.