Mẹo tăng khả năng tương tác của người dùng trên Mobile App thông qua Gamification

Khi thị trường Mobile App tiếp tục phát triển nhanh chóng, các tổ chức và nhà phát triển ứng dụng ngày càng khó nổi bật giữa các đối thủ cạnh tranh để giành lấy thị phần trên thị trường. Đặc biệt, thị trường phát trực tuyến video và các ứng dụng OTT đã dần trở nên bão hòa mặc dù sở hữu lượng người dùng đáng kể. Mặc dù hầu hết các ứng dụng này nhắm mục tiêu đến thế hệ trẻ (đặc biệt là gen Z), nhưng đây là những đối tượng có xu hướng nhanh chán và dễ từ bỏ. Do đó, các ứng dụng này phải cung cấp cho người dùng những điều thú vị và cập nhật thường xuyên để họ vẫn liên tục tương tác.

Với cơ sở người dùng tích cực, không có gì ngạc nhiên khi trò chơi (gamification) vẫn vượt xa các danh mục khác của Apple App Store vào năm 2021. Theo đó danh mục Games chiếm hơn 21,53%, tiếp sau đó là danh mục Business chỉ với 10,11%. Do đó, có thể hiểu tại sao nhiều loại ứng dụng đang tích cực dành nguồn lực để giới thiệu các yếu tố trò chơi và tính năng trò chơi (bao gồm huy hiệu, phần thưởng, điểm, bảng điểm, cấp độ) cho app của họ.

Tại sao Gamification trên Mobile App lại có vai trò quan trọng?

Trước khi quyết định thêm các yếu tố trò chơi vào ứng dụng OTT của mình, bạn nên tìm hiểu xem Gamification trên Mobile App sẽ mang lại những lợi ích nào cho doanh nghiệp của bạn và cách Gamification có thể giúp bạn tăng mức độ tương tác của người dùng như thế nào. Cụ thể:

  • Mang sức mạnh để kích hoạt các cảm xúc khác nhau của con người. Một nghiên cứu năm 1998 của Matthias Koepp, giáo sư thuộc Đại học London, phát hiện ra rằng khi người chơi tiến bộ qua trò chơi điện tử và gặp phải những thử thách phức tạp hơn, não của họ tiết ra nhiều dopamine hơn. Do đó, họ sẽ muốn tương tác với ứng dụng lâu hơn để nhận được nhiều thành tích hơn và tận hưởng cảm giác chiến thắng

  • Gamification đánh thức sự tò mò, khuyến khích người dùng trải nghiệm và khám phá, để họ có thể tiến lên và nhận được nhiều phần thưởng hơn.

  • Gamification thúc đẩy sự cạnh tranh. Bảng điểm với thành tích của những người dùng khác khuyến khích người chơi hoàn thành nhiều hơn và so sánh kết quả của họ với những người khác.

  • Gamification cũng tạo ra một cảm giác kiểm soát. Không ai thích bị ép buộc làm điều gì đó, đó là lý do tại sao mục đích quan trọng của Gamification là cung cấp cho người dùng quyền kiểm soát và quyết định họ sẽ hoàn thành cột mốc nào tiếp theo.

Chúng ta có thể xem Netflix như một ví dụ với tập phiêu lưu tự chọn “Bandersnatch” của loạt phim Black Mirror, nơi người xem được yêu cầu chọn giữa hai lựa chọn khi họ xem qua tập phim, sau đó kiểm soát cách diễn biến của cốt truyện. Điều này dẫn đến nhiều "kết thúc" và nhiều đường dẫn câu chuyện. Để thêm nhiều yếu tố trò chơi hơn nữa, Netflix đã tích hợp đồng hồ đếm ngược để đảm bảo người xem quyết định trong một khoảng thời gian nhất định. Theo Netflix, hơn 90% người xem tương tác với câu chuyện “chọn cuộc phiêu lưu của riêng bạn” ngay từ tùy chọn đầu tiên.

Nên triển khai Gamification như thế nào?

Để triển khai Gamification cho mobile app của bạn, bạn cần bắt đầu với các yếu tố thiết kế, bao gồm:

  • Huy hiệu: Đây là sự thể hiện trực quan về thành tích của người dùng, cho biết hiệu suất của họ trong ứng dụng. Ví dụ: một số ứng dụng thể dục thể thao như Peloton giới thiệu các huy hiệu để giúp khuyến khích và thúc đẩy mọi người cùng nhau tập luyện. Với Peloton, người dùng có thể “đi chung” với những người khác mà họ kết nối trên Peloton để đạt được các huy hiệu có giá trị hơn.

  • Các cấp độ. Với mỗi cấp độ, độ phức tạp của trò chơi tăng lên, thách thức người dùng tiến xa hơn.

  • Biểu đồ hiệu suất cho biết người chơi đã thực hiện như thế nào so với kết quả trước đó của họ và theo dõi hồ sơ của họ.

  • Điểm: Đây là những phần thưởng cơ bản mà người dùng nhận được cho những thành tích của họ khi họ tiến bộ trong trò chơi.

  • Bảng điểm: Đây là bảng xếp hạng người chơi, giúp xác định ai hoạt động tốt nhất trong một số hành động cụ thể. Không giống như biểu đồ hiệu suất hiển thị hiệu suất của một người dùng trong một khoảng thời gian cụ thể, bảng điểm hiển thị hiệu suất liên quan đến hiệu suất của những người khác.

  • Tiền tệ trong trò chơi: Đây là phương tiện “thanh toán” cho các lợi ích liên quan đến trò chơi, ví dụ: mạng sống, vũ khí,...Yếu tố này hoạt động tốt nhất cho các ứng dụng phát trực tiếp, thể thao, nơi người dùng có thể nhận được loại tiền này như một phần thưởng cho những thành tích cụ thể hoặc một phần thưởng hàng ngày.

Việc triển khai thành công các yếu tố Gamification cho mobile app không chỉ thể hiện ở phần thiết kế mà còn là cách phát triển app như thế nào. Để đảm bảo các yếu tố trò chơi mà bạn triển khai thực sự mang tính tương tác và giúp giữ chân nhiều người dùng hơn, hãy lưu ý:

  • Kết hợp chặt chẽ các yếu tố xã hội. Tính năng đáng chú ý nhất của Gamification là khả năng kết nối các nhóm người lại với nhau trong sự cộng tác và giao lưu. Gamification App nên được thiết kế theo cách khuyến khích và khen thưởng trên mạng xã hội.

  • Giữ mọi thứ đơn giản. Gamification chính là giải pháp mang lại sự thú vị và đơn giản để người dùng hiểu một cách trực quan rằng họ hiện đang ở giai đoạn nào và họ nên làm gì tiếp theo. Nhiệm vụ của bạn ở đây là hướng dẫn người dùng qua từng bước một cách suôn sẻ và minh bạch.

  • Phát triển một hệ thống phần thưởng. Thay vì những hứa hẹn cho một phần thưởng cực lớn vào cuối trò chơi, hãy chia thành nhiều phần nhỏ hơn và đưa ra các phần thưởng nhỏ khi người chơi hoàn thành mỗi cấp độ nào đó.

* Nguồn: AppROI Marketing