Học viết content nên bắt đầu từ đâu để tình yêu nghề thêm đậm sâu (p1)

Với “con Sen”, nghề viết content chính là “người tình trăm năm”, theo nghề yêu nghề, hiểu nghề là điều tất yếu. Đứng phía sau sự thành công của content writer newbie không thể thiếu người hướng dẫn, đó có thể là thầy cô, Sếp, hoặc bạn bè, đồng nghiệp như vận động viên không thể thiếu huấn luyện viên.

NGƯỜI TA THƯỜNG NÓI: không thầy đố mày làm nên, muốn người “say chữ” phải yêu lấy thầy. Tôi cũng giống các bạn, có niềm đam mê viết lách, cũng từng loay hoay khi chưa biết nên học viết content từ đâu. Những bài viết đầu tiên câu cú nặng nề, ngữ pháp sai, tiêu đề quá dài và chưa thực sự thu hút, mang đến cảm giác khó chịu cho người đọc như đấm vào tai vậy. Bài viết thì khô khan, giọng văn thì không có, câu văn thì lộn xộn, phải sửa lên sửa xuống.

Trường học, thầy cô - Nền tảng nuôi dưỡng đam mê cho một tương lai vững vàng

Thế rồi theo học Khoa Quan hệ công chúng - truyền thông (PR) tại trường Đại học Đại Nam, được các thầy cô uốn nắn, chỉ dạy cho mình làm từng bước một giúp mình có sự am hiểu với nghề, truyền cho mình cảm hứng yêu nghề, giúp cho khả năng sử dụng ngôn từ và viết lách của mình được cải thiện. Những lời thầy cô nói, những bài giảng của các thầy cô như dòng suối mát trong tưới mát tâm hồn tôi mỗi ngày.

Thầy cô không chỉ dạy cho tôi một cái nghề mà còn dạy tôi cách hoàn thiện bản thân và dạy tôi cách làm người, trách nhiệm trong công việc và với những người xung quanh. Các thầy cô luôn nói với mình rằng “muốn có được tình cảm của công chúng thì mình nên trao trái tim của mình cho họ trước”, “làm việc hãy làm bằng cả trái tim, bằng cái tâm của mình”.

Nếu ai đó hỏi em rằng “em đã từng tham gia khóa học viết content nào chưa, nếu chưa thì ngọn gió nào khiến cho em viết bài ok như vậy”. Em sẽ nói em mới chỉ học các môn học liên quan đến ngành PR, trong đó có môn “Kỹ năng viết tin, bài cho PR” của cô Lê Thị Nhã (cô là nhà báo), “Công chúng truyền thông” của cô Minh (giảng viên HVBCTT), “Kỹ năng viết Thông cáo báo chí + Thiết kế thông điệp” của cô Lê Anh Phương, “Kỹ năng lập kế hoạch PR + PR trong xử lý và quản trị khủng hoảng” (cô Bình- nhà báo Bình Minh), “Kỹ năng dẫn chương trình” (thầy Phong- MC Phong Lẩn), “Kỹ năng viết lời phát biểu + báo cáo” (thầy Kiền), “Pháp luật về báo chí truyền thông” (thầy Linh).... Bấy nhiêu thôi cũng đủ phá vỡ suy nghĩ “đi học đại học chỉ là học đại” và “học đại học không có tương lai” của các bạn trẻ (trong đó có tôi).

Học viết content từ những người thầy không đứng trên bục giảng

Khi rời xa vòng tay bao bọc của các thầy cô, tôi cũng như các bạn chỉ là một tờ giấy trắng chưa trải sự đời, cần có người hướng dẫn mình có thể làm việc, bắt nhịp nhanh với công việc, môi trường mới một cách dễ dàng. Bởi, “trường học có bút chì, tẩy và bút xóa nhưng trường đời thì không”, cho nên tôi luôn cẩn thận trong những bước đi đầu đời.

Qua quá trình học việc và làm việc trực tiếp tại doanh nghiệp cũng như trải nghiệm viết content theo hình thức freelancer, mình đã nhận được Sếp và các anh chị đồng nghiệp hướng dẫn cho mình cách để làm việc, giúp mình chỉnh sửa từ kỹ thuật sử dụng kênh phần mềm viết và đăng bài (wordpress, CMS) đến các yếu tố (giọng văn, ngữ điệu) để tán đổ khách hàng trong từng câu văn. Đây là cách học viết content cho sự nghiệp “trường kỳ” bền bỉ, lâu dài mà cả tôi và bạn đều cần.

Thời buổi này, xu thế viết content đang ngày càng thịnh hành, phổ biến. Bước chân trên đường đời chúng ta sẽ có những Bậc thầy, cao thủ luôn sẵn sàng chỉ dạy cho ta. Những người đó có thể là Sếp, đồng nghiệp, bạn bè hay là bất cứ ai có nền tảng tốt đều có thể chắp cho đôi cánh của bạn bay cao trong nghề.

Học viết content từ bản thân (chính mình)

Có bao giờ bạn nghĩ mình có thể làm thầy của chính mình như “Từ tốt đến vĩ đại” (Tốt là kẻ thù của vĩ đại) không ? Theo tháp nhu cầu Maslow, tầng thứ 5 là tầng thích thể hiện mình (khẳng định). Đây là tầng cao nhất trong Maslow. Năng khiếu viết lách là bản năng, nhưng kỹ năng tự học và bám trụ với cái nghề viết lâu dài mới là bản lĩnh các bạn nhé!

“Xây dựng để trường tồn”, những thành quả với nghề Copywriter của ngày hôm nay tôi có chính là kết quả cho sự nỗ lực trong ngày hôm qua tôi làm. Học để thành công và “học để thay đổi cuộc đời” để mang những bài viết tuyệt hay, nội dung độc đáo và để “làm thầy của chính mình”.