Ronaldo trở về mái nhà xưa và bài học marketing từ Manchester United và Adidas

RONALDO VỀ MÁI NHÀ XƯA VÀ BÀI HỌC NẮM BẮT CƠ HỘI TRONG KINH DOANH

Ronaldo trở về với "nhà hát của những giấc mơ", câu chuyện mà từ đầu khi nghe thấy, Ngốc cũng nghĩ là đó chỉ là 1 giấc mơ. Tuy nhiên, sau khi được nhìn thấy những bước chạy và những pha xử lý ở tuổi 36 của anh 2 ngày thi đấu vừa qua, Ngốc chỉ biết gào lên "ồ" và thán phục cho sự tài tình của cầu thủ người Bồ này.

Chưa dừng lại ở đó, thán phụ nhất đối với Ngốc có thể có thể nói là những quyết định hết sức tinh tế mà người ta thường gọi là "điểm chạm khách hàng trong marketing" mà ban lãnh đạo của đội bóng thành Manchester cùng với hãng thể thao Adidas trong thương vụ đón Ronaldo về nhà lần này.

Điểm chạm khách hàng trong marketing là gì và quan trọng ra sao đối với doanh nghiệp?

Điểm chạm khách hàng trong marketing là gì?

Điểm chạm khách hàng trong marketing là không gian (có thể bằng lý tính hoặc cảm tính, có thể là online hoặc offline) nơi xảy ra tương tác giữa khách hàng và doanh nghiệp.

Ví dụ điển hình của điểm chạm đó là: một người phụ nữ đang rảo bước và có dự định mua hàng tại siêu thị và chỉ muốn mua đi mua dụng cụ và xà phòng để vệ sinh nhà cửa. Trong lúc người phụ nữ này đang ở lối vào siêu thị, chị này tình cờ thấy được 1 quầy cho ăn thử mì tôm trong siêu thị, chị dừng lại và thử 1 ly và được sự tư vấn rất nhiệt tình của những bạn PG và PB (mặc áo của thương hiệu) về các chương trình khuyến mãi khi mua 5 gói được tặng 1 gói mì, người phụ nữ này lập tức đưa ra quyết định mua mì từ nhãn hàng trên, mặc dù trước đó không hề có ý định sẽ mua mì.

  • Ở ví dụ trên, ta thấy điểm chạm khách hàng của hãng mì trên về mặt vật lý là khu vực ra vào (nơi các khách hàng bắt buộc phải đi qua) để bày ra gian hàng phát sample thử của mình.
  • Đồng thời, điểm chạm thứ 2 là đánh vào tâm lý mua được một món hời của khách hàng khi nghĩ mình sẽ nhận được quà tặng từ nhãn hàng.
  • Điểm chạm thứ 3 cũng đánh vào tâm lý khách hàng đến từ cách ăn mặc và phong thái tư vấn của những bạn PG và PB gây ấn tượng với khách hàng và biết đâu được vị khách hàng này sẽ nhớ đến thương hiệu khi nhìn lên áo các bạn và về giới thiệu cho người thân của mình thì sao?

Phát sampling cho khách hàng tại siêu thị là 1 ví dụ điển hình của việc áp dụng điểm chạm khách hàng

Phát sampling cho khách hàng tại siêu thị là 1 ví dụ điển hình của việc áp dụng điểm chạm khách hàng

Điểm chạm khách hàng trong thương vụ đưa CR7 về nhà

a) Với ban lãnh đạo đội bóng đã nắm bắt điểm chạm khách hàng như thế nào?

Bằng việc nhảy vào bàn đàm phán ngay sau khi Ronaldo đã từ chối Manchester City, ban lãnh đạo Quỷ đỏ thành Manchester đã làm hài lòng các khách hàng của mình là các cổ động viên trung thành của câu lạc bộ, những người vốn dĩ sẽ rất sốc và sẽ quay sang tỏ thái độ không hài lòng với chính câu lạc bộ này khi đội bóng để lọt mất người con của chính mình sang đại kình địch.

Hơn thế nữa, chính các cổ động viên là những người mong ngóng từng ngày có thể chứng kiến dấu giày của Ronaldo sẽ hằng lên mặt cỏ của sân Old Trafford trở lại sau 12 năm vắng bóng và tình thế câu lạc bộ hiện nay cũng không mấy khả quan khi đã 5 năm trôi qua kể từ mùa 2016-2017, đội bóng này chưa dành được 1 danh hiệu lớn nào (sau chức vô địch UEFA Europa League năm 2017).

Hiểu được điều đó, ban lãnh đạo của MU đã cho đăng tải toàn bộ thông tin tức về thông tin thương vụ trong và sau khi mua Ronaldo và những tuần sau đó vẫn tiếp tục dùng hình ảnh Ronaldo làm truyền thông trên khắp các mặt báo và kênh xã hội như Instagram, Fanpage Facebook của họ. Đồng thời, tận dụng các kênh này và độ ảnh hưởng của các fan Ronaldo và Manu để bán những vật phẩm liên quan đến cầu thủ tài hoa này.

những hình ảnh về ronaldo ngập trang instagram và fanpage câu lạc bộ này

Những hình ảnh về ronaldo ngập trang instagram và fanpage câu lạc bộ này

b) Đối với nhãn hiệu thời trang thể thao Adidas đã nắm bắt điểm chạm khách hàng như thế nào?

Cũng hiểu tâm lý chung của các cổ động viên quỷ đỏ, Adidas đã đôn đốc ban lãnh đạo của ManUtd và hỗ trợ câu lạc bộ này đem anh Bảy về với Old Trafford.

Hơn nữa, điểm chạm lý tính cũng được nhãn hiệu này giải quan tâm khi mới đây ban lãnh đạo của nhãn hàng này cũng đã có buổi nói chuyện với Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ để tháo gỡ những khó khăn cho doanh nghiệp. Kèm theo đó, Adidas cam kết làm ăn lâu dài ở Việt Nam và luôn mong Chính phủ đẩy nhanh hơn nữa chiến dịch tiêm chủng và sớm kiểm soát đại dịch Covid-19 để có thể mở lại nhà máy sản xuất tại Việt Nam của thương hiệu này.

Cần nhắc lại thực tế rằng, Việt Nam là nước cung cấp gần 30% sản lượng toàn cầu của Adidas. Do đó, việc các nhà máy bị đóng cửa đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc cung ứng của nhãn hàng này và những chiếc áo mang tên CR7 có thể rất khó khăn hơn khi đến tay khách hàng.

Bài học về nắm bắt cơ hội trong kinh doanh của cả Manchester United lẫn Adidas

a) Về phía câu lạc bộ Manchester United đã nắm bắt cơ hội trong kinh doanh như thế nào?

  • Trước khi Ronaldo quay lại Old Trafford

Một bài báo trên báo Lao Động số ra ngày 6/3/2021 đã viết về tình hình tài chính của Manchester United với câu dẫn như sau:

Khi Phó Chủ tịch Ed Woodward công bố bản báo cáo tài chính năm 2020, nhiều người mới “ngã ngửa”. Hóa ra, Man United không hề ổn và cũng ngập ngụa trong nợ nần giống hầu hết các đội bóng khác.

Cần phải thấy trước khi Ronaldo đến, ban lãnh đạo đội bóng đã và đang đau đầu vì tình hình tài chính của câu lạc bộ. Điều đó có thể dễ dàng nhận ra khi mặc dù là đội bóng có số lượng fan đông đảo bậc nhất thế giới, đội bóng này trong nhiều năm qua vẫn khiến người hâm mộ thất vọng khi có những bản hợp đồng tiền khủng nhưng vẫn chưa đáp ứng kỳ vọng người hâm mộ khi không dành được bất cứ danh hiệu lớn nào trong thời gian qua.

Mới đây, việc Ronaldo có động thái sẽ gia nhập Man City càng làm cho các cổ động viên tức tối và phần nào ảnh hưởng đến câu lạc bộ.

  • Sau khi nắm bắt thương vụ Ronaldo

Nhờ vào việc phân tích điểm chạm của khách hàng đó, ban lãnh đạo đã quyết định tham gia vào thương vụ Ronaldo mặc cho việc phải chi ra 28 triệu Euro, đồng thời siêu sao người Bồ sẽ hưởng mức lương 400.000 bảng/tuần (cao nhất giải Ngoại hạng Anh).

Cái giá mang lại cho Manu là gấp nhiều lần con số này khi mà tiền bán áo đấu phiên bản giới hạn từ cầu thủ số 7 này đã lên đến con số 45 triệu USD (tương đương 32,5 triệu bảng cao kỹ lục của Ngoại Hạng Anh).

Hơn thế nữa, ngay sau khi công bố thương vụ, giá cổ phiếu của Manchester United trên thị trường chứng khoán đã tăng hơn 8% so với mức giá đóng cửa phiên liền trước lên 18,47 USD/cổ phiếu. Điều này giúp Quỷ đỏ thu về 250 triệu USD (trên sàn giao dịch). Ngoài ra, mức tăng trên cũng nâng giá trị vốn hóa thị trường của đội bóng lên 2,82 tỷ USD. Điều này giúp MU gia tăng giá trị thương hiệu toàn cầu của mình.

Gía cổ phiếu CLB Manchester United đã tăng vượt trội sau khi Ronaldo cập bến Old Trafford

Gía cổ phiếu CLB Manchester United đã tăng vượt trội sau khi Ronaldo cập bến Old Trafford

Đồng thời, với sự có mặt của Ronaldo, các tấm vé đến sân Old Trafford cũng được dịp cháy hàng và do sức ảnh hưởng của cầu thủ này, câu lạc bộ sẽ thu về số tiền khổng lồ từ bản quyền truyền hình khi lượt xem của Manu đã cao nay lại tăng thêm đáng kể.

b) Về phía nhãn hàng Adidas đã nắm bắt cơ hội trong kinh doanh như thế nào?

Không chỉ 1 lần mà nếu lật lại những đội bóng mà Ronaldo đã từng khoác áo trước đó, có 1 sự trùng hợp khi cả 3 câu lạc bộ này đều được Adidas tài trợ áo đấu. Điều đó rất ý nghĩa với công ty này khi mà bản thân Ronaldo đã ký hợp đồng độc quyền vĩnh viễn với Nike.

Thử nghĩ xem với 1 cầu thủ bóng đá thì khoảnh khắc nào bạn nhớ đến anh ta nhiều nhất: khi anh ta tập gym, khi anh ta chơi bóng hay khi anh ta chạy bộ? Mặc dù Ronaldo là 1 cầu thủ lớn và mọi hoạt động thể chất của anh ta đều được dân mạng quan tâm. Tuy nhiên, cần phải nhớ là hoạt động được mọi người quan tâm tới anh nhất và đưa anh ta đến với thành công nhất vẫn là bóng đá. Đến đây, bạn chắc chắn sẽ nhận ra rằng Ronaldo dù có cố gắng thế nào thì cũng không thể xin câu lạc bộ làm 1 cái áo riêng cho anh với logo Nike trên đó đúng không nào?

Mặc dù Nike cũng đã có động thái ngược lại khi tài trợ áo đấu cho Barca của Messi từ năm 2016 (với số tiền cực lớn là 155 triệu/mùa trong vòng 10 năm), và thật trùng hợp, áo đấu của PSG, đội bóng mà M10 đang khoác áo mùa này cũng là do thương hiệu con Jordan của Nike tài trợ. Tuy nhiên, về mặt truyền thông, Messi tỏ ra kém hơn Ronaldo nhiều và câu chuyện bán áo đấu năm nay đã thể hiện rõ điều đó.

Về mặt truyền thông và kiếm tiền từ MXH, Messi dù mạnh nhưng vẫn kém Ronaldo rất nhiều

Về mặt truyền thông và kiếm tiền từ MXH, Messi dù mạnh nhưng vẫn kém Ronaldo rất nhiều (số liệu 2020)

Không những thế. hãy cùng Big E Co. làm rõ những lần mà Adidas đã nắm bắt cơ hội trong kinh doanh qua việc nghiên cứu và ứng dụng điểm chạm trong marketing để đối đầu với đối thủ xừng sỏ là Nike nhé!

  • Năm 2014-2015, khi thị phần giày thể thao ở Mỹ phần lớn đã rơi vào tay của đối thủ cạnh tranh Nike/Jorden, Adidas đã có động thái quyết liệt khi bắt tay với Kanye West tạo ra cơn sốt giày sneaker tại Mỹ với mẫu giày Adidas Yeezy Boost 750.
  • Không những thế, cũng trong giai đoạn đó, Adidas đã đánh mạnh hơn vào mảng thể thao cho nữ hơn và đạt được nhiều thành công hơn so với Nike khi hãng này chính thức mời được Selena Gomez (khi ấy đang nổi bật với cuộc tình với Justin Bieber) xuất hiện trong đoạn quảng bá quảng bá hình ảnh những người phụ nữ hiện đại yêu thể thao trong cuộc sống bận rộn. Thêm vào đó, Adidas còn phát minh ra mẫu áo ngực gắn công nghệ đo nhịp tim. Thông điệp của Adidas là: "Công nghệ phải gắn với thời trang, dù là vải vóc hay giày dép, đều rất hứa hẹn. Đó là điều mà hầu hết các thương hiệu thời trang không có.”
  • Giai đoạn 2001 – 2005, Nike và Adidas được đánh giá là ngang tài, ngang sức trên thị trường thời trang. Nhưng, Adidas đã thắng thế hơn khi ký kết thành công với Yohji Yamamoto và đưa thương hiệu này trở thành "gã khổng lồ" số 1 trong giới trang phục thể thao. Được biết, Yohji Yamamoto cũng có ý định ký kết hợp đồng với Nike, nhưng Nike không đủ hấp dẫn.

Làm thế nào để có thể nhận biết điểm chạm khách hàng trong marketing và nắm bắt cơ hội trong kinh doanh

Việc nhận biết được điểm chạm khách hàng và nắm bắt được các cơ hội trong kinh doanh, bạn cần phân tích SWOT doanh nghiệp, từ đó sẽ có những biện pháp để phát huy những ưu điểm hạn chế những khuyết điểm (hoặc dùng chính khuyết điểm như trường hợp hợp đồng của Ronaldo và áo đấu ở câu lạc bộ của anh ở phí trên) để nắm bắt các cơ hội để có thể chạm đến khách hàng một cách tốt nhất (sử dụng chiến lượt SO và WO sau khi phân tích SWOT).

Đồng thời, có thể dùng chính những giá trị cốt lõi của doanh nghiệp để có thể thu hút khách hàng và nắm bắt những cơ hộ trong kinh doanh một cách tốt nhất.

Bài viết được tổng hợp dữ kiện bởi đội ngũ Kiến Thức Dạo của Big E Co. - Người bạn đồng hành đáng tin cậy của doanh nghiệp - Mang đến Giải Pháp Tăng Trưởng Số cho doanh nghiệp.

Bài viết trên Kênh Kiến Thức Dạo:

https://kienthucdaochannel.blogspot.com/2021/09/ronaldo-tro-ve-manu-va-bai-hoc-nam-bat-co-hoi-trong-kinh-doanh.html

Website Big E Co.: https://www.bigeco.vn

Nguồn: Ngốc - Kiến Thức Dạo