Marketer Thann Auttanukune
Thann Auttanukune

Vice President CP Vietnam Corporation Serial Entrepreneur

Cái giá phải trả của sự thiếu tập trung

Nhiều thương hiệu tên tuổi như Apple, IBM, Gucci… đã từng tự hại mình khi cố mở rộng phát triển và quên mất điều gì là quan trọng nhất.

Thương hiệu thời trang xa xỉ Gucci được thành lập vào năm 1921 và trở nên nổi tiếng từ những năm 1960. Túi xách quai tre độc đáo của Gucci được liệt kê trong danh sách những món đồ không thể thiếu của chị em phụ nữ sành điệu. Gucci dường như được đảm bảo được thành công của mình.

Ấy vậy, đến những năm 1990, Gucci bắt đầu hợp tác với nhiều nhà sản xuất và tung ra hơn 22.000 sản phẩm khác nhau bao gồm cả giấy vệ sinh. Gucci chọn có mặt “trên mọi mặt trận” hơn là tập trung vào một chuyên môn duy nhất. Dần dà, ý nghĩa độc quyền và sang trọng ngày nào của Gucci phai nhạt.

Hình ảnh công nương Dianna cùng chiếc túi Gucci yêu thích được chụp vào năm 1996
Nguồn: Shutterstock

Sau này, Gucci được vực dậy bởi ông Domenico De Sole – Giám đốc Điều hành giai đoạn 1984-2004, và ông Tom Ford – Giám đốc Sáng tạo giai đoạn 1994-2004. Hai nhân tài đã thẳng thừng cắt giảm các hoạt động kinh doanh không cần thiết, và tập trung vào các mặt hàng cốt lõi, đồng thời làm theo nguyên tắc “Hàng Gucci chỉ đặt tại cửa hàng của Gucci”.

Bên cạnh Gucci, nhiều thương hiệu nổi tiếng khác cũng lâm vào cảnh tương tự vì thiếu tập trung. Chẳng hạn, Apple mở rộng profile sản phẩm kém hiệu quả vào những năm 1990; Công cuộc cải cách sản phẩm rời xa giá trị cốt lõi khiến IBM rơi vào khủng hoảng trầm trọng đầu những năm 1990; Tham vọng “bành trướng” vào những năm 2000 khiến doanh thu của Starbucks sụt giảm mạnh.

Apple, IBM, Starbucks cũng từng lâm vào cảnh “khốn đốn” vì thiếu tập trung

Hầu hết những thương hiệu này đều may mắn được hồi sinh khi trở lại tập trung vào những điều quan trọng nhất đối với doanh nghiệp. Duy trì sự tập trung ắt hẳn là điều khó khăn trong môi trường có nhịp độ nhanh như ngày nay. Thế nhưng, nếu không tập trung vào thị trường cốt lõi thì doanh nghiệp rất có thể “sa chân lỡ bước”.

English Version

FOCUS

Gucci was founded in 1921 and rose to prominence in the 1960s as a luxury brand leader. With must-have items such as "Gucci handbags with bamboo handles," the brand’s success seemed assured.

Nonetheless, by the 1990s, Gucci had licensed its brand to producers of over 22,000 products, including toilet paper.

They chose to be everywhere rather than focus. Eventually, the brand’s exclusivity and luxury connotation faded.

Gucci was saved by its (then) new CEO, Domenico De Sole, and creative director, Tom Ford, who pursued a ruthless cut of non-core items, ended all licensing business, refocused on only core items, and made Gucci goods available only at Gucci stores.

Lack of focus resulted in crises with other well-known brands as well.

Apple, mid-1990s, unproductive product proliferation

IBM, mid-1990s, a lack of innovation focus

Starbucks aggressive expansion in the early 2000s

All of these brands would eventually be revitalized after tough decisions were made to refocus on what is most important.

Maintaining focus is difficult in today's fast-paced environment.

However, losing focus can be fatal.