Marketer Andy Vũ
Andy Vũ

Founder & CEO @ DigiMind Group Hệ sinh thái BrandMarCom

Mẹ bỉm “xoay đủ chiêu” chuẩn bị bữa ăn tiện, ngon, khoẻ cho con mùa dịch

Với nhiều bà mẹ, chế biến đồ ăn cho con ở nhà mùa dịch không hề đơn giản. Nhưng chính sự góp sức của xã hội và các “cộng đồng thời 4.0” đã mang lại nhiều giải pháp “tiện lợi, bổ dưỡng, thơm ngon” cho bữa ăn của trẻ.

Mẹ bỉm “xoay đủ chiêu” chuẩn bị bữa ăn tiện, ngon, khoẻ cho con mùa dịch

Mách bạn giải pháp cho bữa ăn “tiện, bổ, ngon” ngày dịch của con.

Nhu cầu ăn uống của mẹ và bé mùa Covid

Theo đánh giá nhanh tác động kinh tế - xã hội của đại dịch Covid-19 đối với trẻ em và gia đình tại Việt Nam của tổ chức UNICEF (tháng 8 2020), có đến 44.% lao động thành thị không có việc làm, 36.8% chịu mức thu nhập ít hơn so với trước dịch, còn ở nông thôn hai con số tương ứng là 55.3% và 63.2%.

Tác động tiêu cực từ việc giảm thu nhập và ở nhà thường xuyên thời điểm này đã dẫn đến nhiều khó khăn trong cuộc sống và bữa ăn hàng ngày của gia đình, đặc biệt là các gia đình có trẻ nhỏ.

Theo đó, các mẹ sẽ chi nhiều hơn cho việc mua sắm nhu yếu phẩm hàng ngày, hay tham gia các trang mạng xã hội (Yêu Bếp Nghiện Nhà, Chia Sẻ Công Thức Nấu Ăn… ) để học hỏi kinh nghiệm nấu các món mới lạ, bổ dưỡng cho con mình, vừa tăng cường sức khỏe vừa tăng mức độ gắn kết gia đình.

Ăn tiện

Giãn cách không đồng nghĩa sụt giảm nhu cầu thưởng thức ẩm thực, trái lại, thời gian rỗi ở nhà khiến nhiều thành viên trong gia đình có xu hướng “thèm” đủ loại món ăn, từ ăn vặt cho tới ăn sáng - trưa - chiều.

Hiểu được tâm lý này, nhiều hàng quán đã nhanh chóng “bắt trend” nhằm phục vụ nhu cầu đặt món trực tuyến của các mẹ.

Cũng trong giai đoạn khó khăn này, nhiều mô hình “thời chiến mới”: đi chợ giúp dân, chợ/ siêu thị lưu động, gian hàng 0 đồng, chợ thương mại điện tử… đã ra đời và được đông đảo chị em đón nhận. Việc bố trí các điểm bán hàng lưu động nằm ngay trong khu dân cư tạo sự thuận lợi cho các mẹ khi mua sắm.

Mẹ bỉm “xoay đủ chiêu” chuẩn bị bữa ăn tiện, ngon, khoẻ cho con mùa dịch  - Ảnh 1.

Các mô hình cung ứng nhu yếu phẩm mùa dịch đã hỗ trợ cho rất nhiều gia đình không thể đến cửa hàng truyền thống mua sắm.

Mô hình “đi chợ giùm dân” hay “gian hàng 0 đồng” cũng đang phát huy hiệu quả, mang lại ý nghĩa nhân văn to lớn cho các gia đình bị ảnh hưởng bởi thu nhập, đảm bảo gia đình nào cũng tiếp cận đủ đầy nhu cầu hàng hóa thiết yếu.

Ăn khỏe

Một trong những vấn đề được các mẹ quan tâm nhiều nhất hiện nay chính là cho con ăn thế nào để đảm bảo dưỡng chất, “tăng đề kháng, chống dịch tốt”. Trẻ nhỏ là nhóm được đánh giá “dễ tổn thương” trước các tác động từ dịch bệnh, vì vậy nhu cầu bảo vệ sức khỏe thông qua bữa ăn hàng ngày lại càng cần được chú trọng.

Chị Trần Ánh Xuân (Quận 8, TPHCM) cho biết, do đang giãn cách xã hội nên chị có nhiều thời gian để nghiên cứu, lập danh sách các rau củ, thực phẩm bổ sung các chất đạm, béo cần thiết để tăng cường đề kháng.

Theo nhiều chuyên gia, khẩu phần ăn của trẻ nên cân đối đầy đủ bốn nhóm dinh dưỡng (tinh bột, đạm, béo, vitamin và khoáng chất).

Mẹ bỉm “xoay đủ chiêu” chuẩn bị bữa ăn tiện, ngon, khoẻ cho con mùa dịch  - Ảnh 2.

Nếu trẻ đang bị ốm, ăn uống kém hay cần tăng cường hệ miễn dịch, mẹ có thể sử dụng thêm các loại sữa cao năng lượng, thực phẩm bổ sung chứa đầy đủ vi chất để bồi bổ.

Xuất phát từ việc kinh doanh các sản phẩm cho mẹ và bé, chị Cao Thị Dung - Giám đốc công ty TNHH Bán lẻ Sakuko Việt Nam - chia sẻ: “Trong thời gian này, ngoài việc tăng cường các sản phẩm phòng chống dịch như khẩu trang, xà phòng/, gel rửa tay, …, Sakuko cũng duy trì nhập khẩu các sản phẩm thiết yếu cho các mẹ và trẻ nhỏ.

Ngoài ra, các mẹ cần lựa chọn các sản phẩm tốt cho sức khỏe như sữa, ngũ cốc, rong biển, vitamin, thực phẩm bổ sung… và duy trì thói quen ăn uống lành mạnh để bảo vệ sức khỏe các bé và gia đình”.

Ăn ngon

Trên Youtube, nhiều kênh dạy nấu nướng cho “hội mẹ đảm” như Helen’s Recipes, Sức Khỏe Tâm Sinh, Ẩm Thực Mẹ Làm… sở hữu danh sách video đa dạng, nội dung phong phú đã góp công lớn tạo nên các “bữa ăn sáng tạo” cho nhiều gia đình.

Hay trên Facebook, vô số cộng đồng trở thành sân chơi của “hội mẹ đảm” khoe tài mùa dịch. Nhiều bộ sưu tập món ăn “chất lượng nhà hàng” lên đến hàng nghìn tương tác, kho tàng công thức các món Á-Âu, từ quà vặt cho trẻ đến kinh nghiệm bếp núc… , tất cả được nhiều “mẹ bỉm” lan truyền rộng rãi.

Mẹ bỉm “xoay đủ chiêu” chuẩn bị bữa ăn tiện, ngon, khoẻ cho con mùa dịch  - Ảnh 3.

Mạng xã hội là “cánh cửa thần kỳ” dẫn nhiều bà mẹ đến với thế giới bếp núc đầy sáng tạo và tình yêu cho con trẻ.

Với nhiều chị em không quá khéo tay, họ lại viện đến các dịch vụ nấu ăn online hay cửa hàng cung cấp thực phẩm đóng gói, hàng nhập khẩu đông lạnh để giúp quá trình nấu nướng tại gia cho con của các mẹ trở nên đơn giản, thuận tiện mà vẫn đảm bảo chất lượng, hương vị lẫn trải nghiệm.

Điều này cũng đã tác động đến sự thay đổi cơ cấu sản phẩm trong mùa dịch tại nhiều đơn vị kinh doanh hàng tiêu dùng (siêu thị, cửa hàng…).

Đơn cử như Sakuko, chuỗi cửa hàng nhập khẩu hàng nội địa Nhật Bản đã có mặt 10 năm trên thị trường, giai đoạn này đã “cho lên kệ” các mặt hàng mới là thực phẩm đông lạnh nhập trực tiếp từ Nhật, giúp bữa ăn của nhiều gia đình có thêm lựa chọn.

“Nhiều khách hàng của Sakuko là những bà mẹ, người nội trợ đang hưởng ứng rất tích cực các mặt hàng đông lạnh, thực phẩm chế biến sẵn. Sức hút của mặt hàng này - ngoài chất lượng, hương vị, tính tiện lợi, còn đến từ giá bán cạnh tranh và các công thức chế biến kèm theo chuẩn vị như nhà hàng Nhật” - đại diện Sakuko cho biết.

Mẹ bỉm “xoay đủ chiêu” chuẩn bị bữa ăn tiện, ngon, khoẻ cho con mùa dịch  - Ảnh 4.

Một số sản phẩm đông lạnh được Sakuko nhập khẩu trực tiếp từ Nhật Bản, tạo thêm nhiều lựa chọn thơm ngon cho bữa ăn gia đình.

Cụ thể, với sản phẩm cá tuyết Nhật bán ở Sakuko để tạo cảm giác ngon miệng như tại nhà hàng, Sakuko đã phối hợp với nhà bếp của các khách sạn trong hệ thống đối tác đặc chế nhiều loại sốt dùng kèm cá tuyết đúng hương vị Nhật Bản.

Bên cạnh đó, nhờ việc nhập khẩu trực tiếp từ nhà cung cấp tại Nhật (không qua nhiều đơn vị trung gian), giá bán của các sản phẩm tại Sakuko (gồm cả hàng tươi sống) có giá thành khá cạnh tranh so với nhiều nhà phân phối nhỏ lẻ hay hàng xách tay. Vì thế, khách hàng cũng dễ dàng chọn mua hơn trong giai đoạn tiết kiệm chi tiêu giữa đại dịch.

Chẳng hạn với một suất lươn tại nhà hàng Nhật giá khoảng 300,000 đồng, các bà mẹ có thể đặt hàng trực tuyến lươn đông lạnh Sakuko dùng được trong hai bữa ăn, kèm theo nước sốt, gia vị với giá chỉ khoảng 230,000 đồng.

Cùng nỗi niềm “mẹ vụng nuôi con", thời gian giãn cách xã hội vừa qua chính là câu chuyện bếp núc tại nhà đầy thú vị của chị Kim Anh (Ba Đình, Hà Nội). Đã có thời gian sinh sống, học tập và làm việc tại Nhật Bản nên khi về Việt Nam, chị áp dụng phương pháp ăn uống, nuôi dạy con và chăm sóc gia đình của người Nhật.

Cụ thể, mọi thực phẩm cho con như rau củ, thịt, nước cháo, nước hầm dashi được bà mẹ trẻ làm sạch, xay nhuyễn, chế biến tươi sống rồi bỏ vào những khay nhựa nhỏ để trữ đông kiểu Nhật.

“Mỗi túi trữ đông cần phải ghi rõ tên từng loại và ngày cấp đông. Khi lấy ra rã đông chỉ cần lấy một lượng vừa đủ, đun lên là có bữa ăn ngon cho con mà vừa tiện lại đảm bảo dinh dưỡng", chị Thảo chia sẻ bí kíp.

Trong giai đoạn dãn cách dài ngày hiện nay, bà mẹ trẻ hiện đại cũng cho biết, không chỉ mua thực phẩm tươi theo combo “đi chợ hộ" trên mạng, chị Thảo còn trở thành khách hàng thường xuyên, chủ động tích trữ những những mặt hàng đông lạnh, thực phẩm chế biến sẵn kiểu Nhật được bán tại Sakuko.

Mẹ bỉm “xoay đủ chiêu” chuẩn bị bữa ăn tiện, ngon, khoẻ cho con mùa dịch  - Ảnh 5.

Hình ảnh một phụ huynh đang lựa chọn các sản phẩm cho bé tại cửa hàng Sakuko.

“Đây là các sản phẩm đảm bảo chất lượng, chứa nhiều dinh dưỡng tốt đi kèm cách chế biến đơn giản rất phù hợp cho con. Như món cá tuyết đông lạnh ở Sakuko còn có bán kèm gói sốt riêng.

Trước bữa ăn chị chỉ cần sạch cá, cho lên bếp cùng nước sốt là có ngay mâm cá tuyết cực kỳ bắt mắt, bắt cơm lại bổ dưỡng cho con và cả nhà cùng thưởng thức”.

Trong mùa dịch, việc đảm bảo bữa ăn tiện lợi, bổ khỏe lại ngon miệng hỗ trợ sự phát triển thể chất và tinh thần cho trẻ là nhiệm vụ vô cùng quan trọng của người mẹ. Vì vậy, các trang mạng xã hội chia sẻ kiến thức - kinh nghiệm nấu nướng đã biến “nỗi ám ảnh bếp núc” của nhiều bà mẹ trở thành một hành trình đầy thú vị và yêu thương.

Nguồn: Cafebiz