Marketer Andy Vũ
Andy Vũ

Founder & CEO @ DigiMind Group Hệ sinh thái BrandMarCom

TMĐT vượt bão Covid: Trợ lực từ Logistics

Các nhà bán hàng chỉ cần lưu hàng tại kho, các công đoạn sau đó đều sẽ được các đơn vị Fulfillment thực hiện tối ưu nhất (Ảnh: Trung tâm xử lý đơn hàng của Boxme)Vốn được coi là một "mỏ vàng 4.0" với tốc độ tăng trưởng nhanh, đồng đều cùng sự hậu thuẫn của xu hướng chuyển đổi số đa ngành nghề nhưng trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 liệu TMĐT có duy trì được sự phát triển này.

Sách trắng Thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam năm 2021 do Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số công bố từng dự đoán:

“Nếu như năm 2020, doanh thu thương mại điện tử B2C toàn cầu đạt 4.280 USD thì năm 2021, con số này sẽ ở mức 4.891 tỷ USD và năm 2022 sẽ lên mốc 5.424 tỷ USD. Vào năm 2023, mức doanh thu sẽ đạt 5.908 tỷ USD và năm 2024 là 6.388 tỷ USD”.

Song, với diễn tiến dịch bệnh tại Việt Nam ngày càng phức tạp kèm theo công tác phòng-chống dịch liên tục được siết chặt, nhiều doanh nghiệp ngành TMĐT đánh giá dự đoán lạc quan này khó có thể khả thi.

Chỉ thị 16 - Đòn giáng bất ngờ cho ngành thương mại điện tử

Trong số các chỉ thị phòng-chống dịch bệnh thì chỉ thị 16 được đánh giá có tác động trực tiếp nhất đến ngành TMĐT vì các quy định về hình thức vận chuyển và danh mục hàng hoá. Theo đó, các tác động này ảnh hưởng trực tiếp đến 2 đối tượng: doanh nghiệp và cả người bán hàng (người kinh doanh trên sàn TMĐT)

Về phía doanh nghiệp, các thách thức chủ yếu đến từ yêu cầu thích ứng với chính sách, quy định mới.

Đơn cử, ngoài các mặt hàng thiết yếu được ưu tiên, các loại hàng hoá khác phải giới hạn hình thức vận chuyển so với thông thường.

Bên cạnh đó, việc giới hạn giờ vận chuyển trong ngày tại các khu vực có giờ giới nghiêm cùng các quy chuẩn mới (giấy thông hành, giấy xét nghiệm…) cho đội ngũ giao hàng… cũng là một vài trong số nhiều thách thức mới mà doanh nghiệp ngành TMĐT phải đối mặt.

Ghi nhận tại địa bàn TP. HCM, từ ngày 9/7 đến nay, shipper chạy dịch vụ giao thức ăn của Grab, Now (Shopee Express), Baemin,... hay nhân viên giao hàng tự do đều không được phép hoạt động.

Vào thời gian đầu triển khai, quy định này không chỉ ảnh hưởng đến nhu cầu mua hàng thường nhật người dân mà còn khiến doanh nghiệp lẫn shipper lao đao vì chưa kịp chuẩn bị kế hoạch ứng phó đường dài.

Kết quả là tốc độ giao nhận kéo dài hơn, quản lý đơn hàng tồn đọng nhiều khiến áp lực và chi phí vận hành cao hơn, tính ổn định về nguồn hàng (nhận từ các đơn vị cung cấp) bị hạn chế dẫn đến trải nghiệm mua sắm của khách hàng cũng gặp nhiều trở lực, không được đáp ứng hoàn hảo, họ dễ có xu hướng không tiếp tục sử dụng dịch vụ.

Đó là chưa tính đến tình trạng nhiều người tiêu dùng phải thắt chặt hầu bao giữa lúc khó khăn. Đây được cho những là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng “giảm nhiệt" của các hoạt động mua bán trên nhiều sàn thương mại điện tử.

Dù các nhãn hàng vẫn hoạt động mạnh trong dịp sale 8/8 vừa rồi, nhưng các hoạt động mua bán online vẫn được đánh giá là “giảm nhiệt” nhẹ so với trước đây.Dù các nhãn hàng vẫn hoạt động mạnh trong dịp sale 8/8 vừa rồi, nhưng các hoạt động mua bán online vẫn được đánh giá là “giảm nhiệt” nhẹ so với trước đây.

Về phía người kinh doanh trên sàn TMĐT, cách tác động chủ yếu được nhận diện từ góc độ tâm lý.

Theo khảo sát, nhiều nhà bán hàng trên sàn TMĐT cho rằng cũng vì dịch bệnh mà “e ngại, lấn cấn” trong việc tiếp xúc với shipper, hay lo sợ nhu cầu người mua giảm khiến nhiều họ phải "ôm hàng" tại gia.

Ngoài ra, do không nằm trong nhóm hoạt động kinh doanh được cho phép theo chỉ thị 16, một số đơn vị kinh doanh trên TMĐT khá lúng túng khi thực hiện hoạt động trong thời gian này. Trong khi một số cửa hàng online tạm ngừng kinh doanh, số khác thì vẫn bán hàng nhưng vẫn không rõ có đúng luật hay không.

Thương mại điện tử gỡ “nút thắt”

Thực tế cho thấy, dù đối mặt với nhiều khó khăn, TMĐT vẫn là kênh mua sắm chủ lực của giai đoạn giãn cách. Vì vậy, năng lực thích ứng linh hoạt (agility) là yêu cầu bắt buộc để các doanh nghiệp, đơn vị hoạt động trong lĩnh vực TMĐT tồn tại và phát triển trong giai đoạn đặc biệt này.

Nhiều doanh nghiệp ưu tiên tiêm vacxin cho lực lượng nhân viên giao vận để không bị đứt gãy chuỗi cung ứng.Nhiều doanh nghiệp ưu tiên tiêm vacxin cho lực lượng nhân viên giao vận để không bị đứt gãy chuỗi cung ứng.

Nhiều doanh nghiệp đã có những chuẩn bị cũng như phương án hoạt động trong điều kiện dịch bệnh kéo dài như phối hợp với chính phủ để ưu tiên tiêm vacxin cho lực lượng nhân viên giao vận, áp dụng 3 tại chỗ tại kho hàng, áp dụng một cung đường hai địa điểm hoặc giảm số lượng nhân sự tập trung tại một thời điểm... để duy trì “sức khỏe" của chuỗi cung ứng và vận hành.

Bên cạnh đó, cũng nhiều doanh nghiệp cũng đã thay đổi mô hình kinh doanh sang kinh doanh hàng thiết yếu để phù hợp với tình hình dịch. Đáng chú ý, nhiều doanh nghiệp cũng bắt đầu sử dụng nhiều hơn các dịch vụ kho bãi, fulfillment từ đối tác thứ 3 (Boxme, GHN) để đảm bảo thực hiện giãn cách xã hội theo quy định nhưng vẫn duy trì được hoạt động kinh doanh.

Theo đó, dịch vụ Fulfillment hay còn gọi là hoàn tất đơn hàng là dịch vụ hỗ trợ nhà bán hàng xử lý đơn hàng tập trung từ 1 hệ thống kho hàng trên nhiều kênh.

Nhờ áp dụng những hiểu biết nghiệp vụ và công nghệ, các đơn vị Fulfillment thay người bán hàng làm tất cả công việc liên quan đến quản lý tồn kho, xử lý đơn hàng và vận chuyển, đảm bảo sản phẩm đến tay khách hàng (người mua hàng) nhanh chóng và tối ưu hơn.

Mặt khác, vì nằm trong lĩnh vực được coi là thiết yếu nên đây là 1 trong những mảng vẫn đang được phép hoạt động và đóng góp không nhỏ cho việc duy trì nhịp thở cho các doanh nghiệp kinh doanh, đặc biệt là các nhãn hàng.

Nhìn chung, chiến lược sử dụng dịch vụ fulfillment sẽ hỗ trợ doanh nghiệp đạt được 2 mục tiêu: một là giảm tải áp lực vận hành, hai là tiết kiệm phần chi phí duy trì và quản lý nhân sự - nhất là mảng kho bãi, vận chuyển, trong giai đoạn khó khăn.

Ông Hán Văn Lợi, CEO của Boxme - đơn vị tiên phong trong dịch vụ fulfillment tại Việt Nam, chia sẻ:

“Chưa bao giờ làn sóng chuyển đổi từ Offline sang Online diễn ra mạnh mẽ như trong thời gian nửa cuối năm 2020 và đầu 2021 cùng các xu hướng mới như D2C, F2C, Dropshipping, livestreaming giúp doanh nghiệp đưa sản phẩm của mình ra thị trường dễ dàng hơn.

Với những doanh nghiệp hay người bán hàng tự do sẽ ít nhiều gặp khó khăn trước diễn biến khó lường của dịch bệnh trong thời gian gần đây, khiến cho họ không có sự chuẩn bị trước và gặp khó khăn khi làm việc với các cơ quan quản lý, các đối tác vận chuyển...

Các doanh nghiệp đã thuê ngoài dịch vụ sẽ có sự linh hoạt, chuẩn bị trong các tình huống xấu tốt hơn là các doanh nghiệp tự vận hành. Điển hình như Boxme đã giúp một số nhãn hàng trong thời gian qua chuyển đổi từ mô hình tự đóng gói sang thuê ngoài dịch vụ đóng gói, vận hành đa kho với các kênh bán để giảm rủi ro và chi phí.”

Đội ngũ Boxme với vai trò là dịch vụ Logistics - Fulfillment vẫn luôn đồng hành cùng người bán trong đợt dịch căng thẳng này.Đội ngũ Boxme với vai trò là dịch vụ Logistics - Fulfillment vẫn luôn đồng hành cùng người bán trong đợt dịch căng thẳng này.

Cũng theo đại diện này, từ lúc giai đoạn dịch bệnh có các diễn tiến mới, các đơn vị fulfillment như Boxme đã sớm có những giải pháp hỗ trợ khách hàng như đăng ký với cơ quan quản lý về dịch vụ giao hàng và thực hiện những yêu cầu cần thiết với nhân viên kho vận để đảm bảo việc vận hành cho khách hàng không bị ảnh hưởng như Tổ chức khám xét sàng lọc cho nhân viên, đưa ra những yêu cầu về giao hàng “không chạm" với nhân viên giao hàng của các đơn vị vận chuyển, nguyên tắc “3 tại chỗ" tại kho hàng.

“Để thích ứng với tình hình liên tục thay đổi, hệ thống Boxme cũng thường xuyên cập nhật, thông báo và đưa ra những cảnh báo trên hệ thống về những khu vực không giao được, những đơn vị vận chuyển bị ảnh hưởng để khách hàng có thể lựa chọn giúp giảm tỷ lệ hoàn, hay liên tục cập nhật thông tin về các chính sách của hãng vận chuyển, của sàn thương mại điện tử để đồng hành cùng khách hàng trong giai đoạn khó khăn” - đại diện Boxme chia sẻ thêm.

Các nhà bán hàng chỉ cần lưu hàng tại kho, các công đoạn sau đó đều sẽ được các đơn vị Fulfillment thực hiện tối ưu nhất (Ảnh: Trung tâm xử lý đơn hàng của Boxme)Các nhà bán hàng chỉ cần lưu hàng tại kho, các công đoạn sau đó đều sẽ được các đơn vị Fulfillment thực hiện tối ưu nhất (Ảnh: Trung tâm xử lý đơn hàng của Boxme)

Được biết, nhiều chính sách đã được sửa đổi gần đây để giúp ngành logistics hoạt động tốt hơn trong giai đoạn dịch bệnh, đem lại nhiều tín hiệu lạc quan bên cạnh các giải pháp chủ động từ doanh nghiệp trong ngành.Ngoài ra, việc triển khai tiêm vắc xin đang được đẩy mạnh hứa hẹn cũng sẽ giúp sớm đưa Việt Nam vào trạng thái bình thường mới, và là cơ hội để TMĐT tiếp tục bùng nổ. Những nhà kinh doanh có thể coi khoảng thời gian này là quãng nghỉ để lên những chiến lược bán hàng kỹ càng hơn, sáng tạo hơn sau khi logistics được lưu thông và có sẵn phương án nếu Covid tiếp tục quay trở lại lần tiếp theo.

Có mặt tại Việt Nam từ năm 2015, Boxme là doanh nghiệp tiên phong trong việc cung cấp giải pháp nhằm tối ưu hệ thống hậu cần kho vận, mang đến khái niệm về một mô hình hoàn tất đơn hàng hoàn toàn mới mẻ tại thị trường Thương mại điện tử Việt Nam.

Boxme xây dựng hệ thống quản lý kho với quy trình riêng, kết nối với hầu hết các hãng vận chuyển nội địa nhằm phục vụ các khách hàng nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam mà không có người vận hành cũng như các doanh nghiệp Việt Nam có nhu cầu tối ưu vận hành thông qua đơn vị hậu cần thứ 3 (3PL).

Truy cập trang web của Boxme tại đây: https://boxme.asia/vi/

Bích Hà - Trends Việt Nam