Marketer Brandsketer Việt Nam
Brandsketer Việt Nam

Admin @ Brandsketer Việt Nam

Là người đi thuê quảng cáo, 4 điều mà bạn cần phải nằm lòng trước khi ký HĐ

Nếu nói ra, có anh/chị nào phật lòng thì Hoàng xin lỗi, vì đây là tất cả những gì Brandsketer muốn tốt cho khách hàng của mình, để hợp tác lâu dài kể cả mối quan hệ ấy không tồn tại Brands, thì một cộng đồng phát triển, lòng tin được củng cố sẽ cho ra kết quả tốt.

Những điều dưới đây không nguỵ biện cho bất kỳ một thất bại nào trong các chiến dịch Marketing mà Brandsketer đã và đang lead, Hoàng chưa bao giờ tự hào và khoe mẽ rằng "Brandsketer là một trong những đơn vị số 1, 2,3 gì đó, chạy cái quái gì cũng hiệu quả" và Hoàng tin cũng chả có đơn vị nào 100% tuyệt đối chạy dự án nào cũng thắng. Chỉ là con số trên tổng sẽ là bao nhiêu % thắng bao nhiêu % thua.

Nhưng trên cương vị là người làm thương hiệu, Hoàng có trách nhiệm phải phân tích kỹ hơn cho các anh/chị biết 2 từ "HIỆU QUẢ" của 1 chiến dịch đến từ đâu, phụ thuộc vào những yếu tố nào :

1. Kinh nghiệm quảng cáo/truyền thông trong đó bao gồm : (Thuộc về Agency)

- Kinh nghiệm nghiên cứu thị trường : Nhạy bén với thị trường, biết được lưu lượng nhu cầu thị trường tăng giảm qua mỗi tháng, mỗi thứ trong tuần

- Kỹ thuật sử dụng công cụ media : Facebook, Google, Email, Zalo ..... Target đúng đối tượng cần có nhu cầu

- Ý tưởng độc lạ : Content, design đóng vai trò then chốt trong việc kích cầu "chuyển đổi" trong hành vi khách hàng​

2. Thị trường :

Chẳng ai có thể thay đổi được nhu cầu thị trường - hành vi người tiêu dùng, trừ khi đó là một chiến dịch Branding trong 1 thời gian dài mục đích chiếm lĩnh thị trường bằng cách đào sâu mindset. Nên nếu cho dù có target đúng đối tượng, có hình ảnh, nội dung truyền thông hay đến mấy, lung linh cỡ nào mà khách hàng không nhu cầu thì cũng thế thôi.

Vd : Các CĐT bất động sản hay "ngáo đá" đề cao giá trị thực của một lô đất, căn hộ trong khi hạ tầng dân cư, dân trí xung quanh chưa có đủ cơ sở nhưng lại muốn bán cho khách hàng đầu tư quanh đó thì rõ ràng dù có bán được thì "cũng chỉ là sale bất chấp nhằm lợi nhuận, chứ không phải khách tự nguyện thấy và chủ động mua" và cứ thế bán lai rai từ hết năm này năm kia

Nền kinh tế 86.000 tỷ USD của thế giới được đóng góp bởi những ai?

Làm marketing nhất là marketing đa quốc gia không agency nào không nghiên cứu thị trường thật ky

3. Khả năng chốt sale : (Thuộc về team client)

Khách hàng của công ty Brandsketer đa phần là sale của các công ty khác nhau, họ luôn tự tin 1 điều rằng "Chỉ cần có khách là chốt 100%" vì họ rất tự tin vào điều ấy. Chẳng ai nói là sai khi có sự tự tin mới có thể xây dựng sự nghiệp, nhưng đúng theo cách làm của 1 chiến dịch truyền thông, 2 bên đội Marketing và Sale phải ăn ý với nhau rất nhiều thứ :

- Thời gian : Khi marketing đưa khách về, sale phải gọi và chăm sóc ngay, nếu chỉ cần 2h sau thì "độ nóng" gần như còn lại con số 0. Theo nguyên tắc đơn giản mà ai cũng hiểu, hàng ngày ta và cả khách hàng của ta gặp "vô cùng cực" quảng cáo nhan nhãn trên mọi thứ mà chúng ta tiếp xúc trên môi trường số, việc họ quên chúng ta là chuyện rất bình thường. Nếu không xử lý vấn đề này sẽ dẫn đến tình trạng "khách không nhu cầu, không biết chúng ta là ai..."

- Quy trình sale : Không thể nói rằng marketing lại đi dạy chốt đơn cho sale, tuy nhiên việc bán hàng có quy trình là một điều vô cùng quan trọng, thứ được gọi là kỹ năng chỉ là thứ bôi trơn trong giai đoạn chốt sale mà thôi, nên nếu thử nghĩ bạn là khách hàng có nhu cầu nhưng gặp 1 sale quá "hấp tấp" muốn gặp và chốt ngay lấy tiền ngay của bạn, chắc chắn sự e dè là không thể tránh khỏi. (Dĩ nhiên còn nhiều điều khác không cứ chi việc "hấp tấp")

- Giá bán : Giá bán của 1 sản phẩm, dịch vụ cũng là một trong những thứ vô cùng quan trọng giúp khách hàng có quyết định xuống tiền hay không

- Hỗ trợ : Hỗ trợ, hậu mãi là chuyện đương nhiên nhưng tất cả cũng chỉ là lời hứa khi khách hàng chưa mua gì, nhưng phương án hỗ trợ cho những người có tài chính thấp nhưng vẫn muốn sở hữu thì chắc chắn sale là người phải giải quyết vấn đề đó

4. Yếu tố "Hoà hợp - Chờ đợi" :

Đây là một trong những yếu tố tiên quyết để hợp tác lâu dài giữa Agency và Client, nếu không có sự thấu hiểu lẫn nhau, thì chắc chắn 1 điều 2 bên sẽ hay đổ lỗi, bao biện cho rằng điều A hay B khi xảy ra không phải lỗi của họ, ví dụ như sau :

- Client : Khi quảng cáo không hiệu quả, không cần biết dù bất kỳ lý do gì (Từ việc tài khoản bị khoá, ít khách, khách ảo, chốt không được, khách chê giá cao....) mọi thứ đều quy kết lại "BÊN E CHẠY KHÔNG HIỆU QUẢ". Nhẹ thì còn có người im lặng, nặng thì có ng trì triết đòi tiền ....

- Agency : Khi chạy không ra khách thì luôn đổ lỗi tại cái này cái kia rồi không giải quyết cho khách im lìm né tránh trách nhiệm.

Nhưng nếu cả 2 đều hiểu và thông cảm cho nhau không vì lợi ích riêng, thì "chờ đợi" và "kiên trì" nên là giai đoạn tiếp theo của sự hợp tác, quảng cáo không phải ngày 1 - 2 mà có khách ngay tức thì, phải có quá trình testing, quá trình lọc đối tượng (nói chung đây là kỹ thuật của Agency) nên nếu quá nóng vội sẽ chẳng đi được đến đâu mà nhanh chóng kết thúc hợp đồng, tiền chỉ đang đổ vô ích qua cửa sổ

Đừng nổi giận để rồi hối hận – Nhà sách Thái Hà

Chung quy lại, chưa chắc vấn đề không hiệu quả chỉ từ 1 phía, ta cần ngồi lại với nhau kiên nhẫn cùng phân tích vấn đề để sự hợp tác có thể dài lâu không bị mất tiền, công sức vô ích vô những sai lầm không đáng có.

Lê Hoàng - từ Brandsketer Việt Nam