Marketer Thann Auttanukune
Thann Auttanukune

Vice President CP Vietnam Corporation Serial Entrepreneur

“Vấn đề” – Câu chuyện không của riêng ai

“Vấn đề” xuất hiện khi thực tế không như mong đợi. Và sẽ thật kỳ lạ nếu bỗng nhiên một ngày chúng ta không còn bất kỳ vấn đề nào để giải quyết.

“Vấn đề” tạo anh hùng

Năm 1996, Steve Jobs quay trở lại Apple đảm đương vị trí CEO và vác cả gánh nặng công ty sắp phá sản trên vai. Hiển nhiên, ông chẳng phải là người khiến công ty lâm vào tình trạng này. Thế nhưng thay vì tránh né, ông lựa chọn đối diện và sửa chữa chúng. Quyết định của ông đã giúp làm nên lịch sử cùng tương lai huy hoàng cho Apple.

Nguồn: thegentlemansjournal

Một câu chuyện khác, vào năm 1959 tại Ấn Độ, một người đàn ông nghèo tên Dashrath Manjhi chứng kiến cảnh vợ mất do tai nạn và không được chữa trị kịp thời. Bởi đoạn đường từ ngôi làng ông đang sống đến bệnh viện không chỉ xa tận 55km, mà còn bị chặn bởi dãy đồi cao. Địa hình trắc trở là vấn đề của cả làng. Ấy thế không ai nghĩ cách giải quyết vì cho rằng không thể “dời” quả đồi đi được.

Tuy nhiên, người đàn ông goá vợ kia hy vọng người khác sẽ không phải chịu cảnh như vợ mình nên đã tự đào đường thông qua dãy đồi. Ban đầu, mọi người đều gọi ông là kẻ điên. Thế nhưng sau 22 năm, chỉ với mỗi búa và cái đục, ông đã đào hầm xuyên núi dài 110m, rộng 9,1m và sâu 7,7m. Con đường ông đào giúp rút ngắn khoảng cách từ làng đến thị trấn còn 15km, giúp ích rất nhiều cho dân làng.

Ông còn được đất nước vinh danh là anh hùng dân tộc. Chân dung của ông được in trên tem của Ấn Độ. Câu chuyện đào đường xuyên núi cũng được dựng thành phim.

Nguồn: Change

“Vấn đề” rất đỗi bình thường

Bản thân chúng ta luôn có những kỳ vọng, nhưng trong thực tế, chúng không phải lúc nào cũng diễn ra như mong muốn. Đặc biệt là khi chúng ta bắt đầu làm điều gì đó mới mẻ hoặc làm nhiều việc cùng một lúc. Không những vậy, độ khó của vấn đề tăng theo cấp số nhân khi chúng ta cố gắng giải quyết chúng giùm người khác hoặc muốn mang lại điều tốt đẹp cho một tập thể lớn hơn.

Hiển nhiên, vấn đề luôn khiến chúng ta bực dọc. Chúng ta có thể than vãn hay “xả” lên người khác. Nhưng rốt cuộc sau những hành động “trẻ con” đấy, vấn đề vẫn còn đó.

Vì vậy, nguyên tắc đầu tiên là chấp nhận vấn đề một cách bình tĩnh cùng tinh thần trách nhiệm. Những người thường gặp khó khăn trong việc tìm cách xử lý là do họ không nhìn nhận vấn đề thật sự nghiêm túc, hay thậm chí là trốn chạy.

Nguyên tắc đầu tiên là chấp nhận vấn đề một cách bình tĩnh cùng tinh thần trách nhiệm.

Còn những người có tinh thần cứng rắn hơn thường sẽ chủ động hỏi: “Đâu là cách tốt nhất để đối phó với vấn đề?”. Ở vai trò người chứng kiến, đôi khi, bạn có thể giúp thúc đẩy tinh thần để họ tự tìm phương án. Hoặc bạn chủ động hỗ trợ bằng cách hỏi han và đưa ra lời khuyên. Nhưng đôi lúc, bạn cần chờ đợi cùng sự tin tưởng để họ tự giải quyết trước.

Bạn cần nhớ rằng, giải quyết vấn đề không có nghĩa là để chứng minh bản thân. Đó là lời nhắc nhở chúng ta về sự khiêm tốn và tâm lý chấp nhận thực tế không phải lúc nào cũng như mong đợi. Do đó, bạn cần cố gắng hơn, trau dồi nhiều hơn để trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình.

Đấy là cách con người trưởng thành và mang lại năng lượng tích cực cho cuộc sống.

Chúc bạn tìm được cách giải quyết vấn đề của riêng mình.

English Version

What is a “problem”?

Simply, “it’s when reality is inferior to your expectations”.

Still, it’d be strange if we didn’t have any problems to solve.

Steve Jobs was brilliant for many things. Apple, as a legendary company, was one. Still, the second time he returned as Apple's CEO (1996), the company was only weeks away from bankruptcy. He didn’t create any of those problems, he inherited them from his predecessors. Solved them, he did. The rest is glorious history.

In 1959, a low-caste Indian laborer’s wife died after an accident because the hospital in town was too far away (55km). The road was blocked by a ridge of hills. The husband didn’t put the ridge there, nobody did. It was a problem for the whole village. Yet, no one thought of solving it. Most think it's impossible. Nevertheless, hoping others wouldn’t suffer the same fate as his wife, Dashrath Manjhi, took it on himself to cave in a way through the ridges. At the start, everyone called him crazy. After 22 years, using only a hammer and chisel, he carved that ridge into a 110 m long, 9.1 m wide, and 7.7 m deep way while the distance to town is down to 15km. The whole village benefits from it. Now his face is on a national stamp. A movie about him was made. A state funeral he received, a national hero he became.

“Problems” are normal occurrences.

We have expectations, but reality does not always go as we wish.

Especially if you do new things or many things at the same time.

Making it harder, problems always multiply when you are trying to serve others or bring the greater good to a larger group beyond your immediate circle.

“Problems” can be frustrating to have. We can whine about it. We can finger point at others. After all those childish acts, unless we are delusional, it is very likely that it will still be there.

So, the first rule of dealing with a problem is to accept that “There is/are problem(s)” with calm and a sense of responsibility. Those who fail usually don't admit it even though problems happen under their care. Regardless of what you want at work/in life, never turn away from problems; face them.

The one with a better mentality would ask “What are good ways to deal with it?”. “How do we close the gap?”

Sometimes it’s to nudge the owner of the issue to fix it. Sometimes, it’s to provide proactive support and get involved. Some other times, it is to have faith and wait to be asked for help (let them try first).

Remember that solving problems is never about proving yourself, but a call to be humble, to accept that reality is above us, to try harder and smarter, to become better.

That’s how we genuinely grow.

That’s how you inspire and have a positive impact on lives.

Wish you well versed in handling problems.