GTV SEO: 9 xu hướng SEO nổi bật năm 2021 (Phần 2)

Hôm nay, GTV SEO sẽ tiếp tục chia sẻ đến bạn 4 xu hướng SEO nổi bật nhất năm 2021 còn lại, cùng theo dõi bạn nhé!

Chương 6: Hiểu rõ ý định tìm kiếm người dùng

Search Intent là một chủ đề lớn trong cộng đồng SEO trên toàn thế giới trong vài năm qua.

Vì lý do chính đáng đó là: Trang web có nội dung không phù hợp với mục đích tìm kiếm sẽ không được Google xếp hạng.

Và khi Google trở nên tốt hơn trong việc cung cấp cho mọi người kết quả tìm kiếm chính xác mà họ muốn, thì việc tạo nội dung phù hợp với Search Intent là điều bắt buộc đối với SEO năm 2021.

Ý định tìm kiếm chính

Search Intent là một chủ đề lớn trong cộng đồng SEO trên toàn thế giới trong vài năm qua.

Vì lý do chính đáng đó là: Trang web có nội dung không phù hợp với mục đích tìm kiếm sẽ không được Google xếp hạng.

Và khi Google trở nên tốt hơn trong việc cung cấp cho mọi người kết quả tìm kiếm chính xác mà họ muốn, thì việc tạo nội dung phù hợp với Search Intent là điều bắt buộc đối với SEO năm 2021.

Có 9 loại Search Intent:

Có đến 9 loại Search Intent

Xác định mục đích của mỗi từ khóa

Mỗi một từ khóa đều có ý định đằng sau nó:

  • Có thể là để tìm kiếm một cái gì đó
  • Hoặc mua một cái gì đó
  • Hoặc là so sánh sản phẩm A với sản phẩm B

Nếu nội dung của bạn phù hợp với mục đích tìm kiếm càng tốt thì nội dung đó sẽ được xếp hạng tốt hơn. Vì vậy, bước đầu tiên của bạn là tìm ra mục đích tìm kiếm từ khóa mục tiêu của bạn.

Đôi khi ý định nằm ngay trong từ khóa, nhưng nó thường không rõ ràng như vậy. Vì vậy, đối với hầu hết các từ khóa, kết quả tìm kiếm sẽ cho bạn biết mọi thứ bạn cần biết về mục đích tìm kiếm của từ khóa đó.

Ví dụ: Lấy một từ khóa như: “bột nếp”.

Ý định tìm kiếm từ khóa “bột nếp” được thể hiện trên SERP

Người dùng đang tìm kiếm cụm từ đó có thể muốn mua bột nếp, hoặc có thể họ muốn tìm hiểu thêm về cách làm, giá cả, hay công thức…

Theo trang đầu tiên của Google trả về cho từ khóa đó, hầu hết mọi người đang tìm kiếm “bột nếp” đều đang tìm kiếm thông tin về nó.

Tạo nội dung phù hợp với mục đích tìm kiếm

Nói đến đây, chắc hẳn bạn đã xác định được Search Intent. Đã đến lúc bạn cần xuất bản thứ gì đó cung cấp cho người dùng thông tin tìm kiếm CHÍNH XÁC những gì họ đang tìm kiếm.

Mức cơ bản

Ví dụ: Khi bạn search từ khóa “thiết kế nội thất”, Google sẽ trả về kết quả Top đầu như sau:

Kết quả top đầu của từ khóa “thiết kế nội thất”

Điều này chứng tỏ Search Intent của người dùng không chỉ là Research Intent mà còn có Visual Intent. Lúc này, trong bài viết của bạn phải chứa Hình ảnh. Để có thể thỏa mãn ý định tìm kiếm của người dùng, hãy đảm bảo bạn thực hiện nghiên cứu Search Intent của người dùng và chuẩn bị cho mình đầy đủ thông tin, kiến thức, hình ảnh, video để tạo ra một bài viết cung cấp nhiều giá trị nhất cho người tìm kiếm nhé.

Nếu bạn sản xuất ra nhiều content không đáp ứng được Search Intent của người dùng, điều này sẽ gây ảnh hưởng đến độ uy tín của website bạn và ngăn cản việc tăng trưởng thứ hạng. Bởi vì, khi người dùng không tìm kiếm được thông tin họ cần một cách nhanh chóng và đầy đủ trên trang của bạn, họ sẽ nhanh chóng thoát ra, điều này gây ảnh hưởng đến Bounce Rate và độ uy tín của website với Google.

Mức trung bình

Tại phần này, mình sẽ nói về việc tạo nội dung thỏa mãn Search Intent cho các trang thương mại điện tử. Trong trường hợp này, định nghĩa “thỏa mãn Search Intent” sẽ rất khác với ở mức độ cơ bản.

Trang web hanoicomputer.vn có cấu trúc thỏa mãn Search Intent của người dùng

Bạn có thể thấy trên trang web “hanoicomputer.vn”, một trang bán hàng xuất hiện ở top 1 Google khi tôi search từ khóa: “máy in hoá đơn”. Khi tôi phân tích trang này, tôi đã chú ý các yếu tố khiến nó được người dùng và Google yêu thích đến vậy.

Và tôi đã tìm ra, như bạn thấy trong hình, trang web có đa dạng bộ lọc các loại máy, về giá cả, cổng kết nối,…đó là lý do nó đứng đầu trên bộ máy tìm kiếm, nó cung cấp một “bộ lọc” mạnh hơn các đối thủ cùng ngành, cung cấp đầy đủ thông tin nhất về các loại máy in, và kết quả là trang web đạt vị trí số 1 trên Google.

Như vậy, tiêu chuẩn “thỏa mãn mục đích tìm kiếm của người dùng” sẽ là cung cấp một bộ lọc đầy đủ, thỏa mãn nhu cầu xem, đối chiếu thông tin, giá cả, phụ kiện đi kèm như website hanoicomputer.vn.

Nếu bạn muốn tạo ra một trang bán máy in có nội dung thỏa mãn Search Intent người dùng, bạn cần có một sự mô phỏng “bộ lọc”…đầy đủ như trang web này, hoặc mạnh mẽ hơn mới có cơ hội xuất hiện trên trang tìm kiếm.

Mức nâng cao

Bạn có thể khiến người dùng xem bạn là chuyên gia trong lĩnh vực của mình, khiến họ tin tưởng mua sản phẩm, dịch vụ của bạn. Website bạn cần yếu tố gì để khi người dùng ghé thăm trang của bạn, họ sẽ có được những thông tin giá trị nhất, thỏa mãn được ý định tìm kiếm của họ một cách nhanh chóng, từ đó, họ sẽ dần tin tưởng vào thương hiệu của bạn hơn?

Tôi lấy ví dụ một trang web trong ngành thiết kế nội thất mà tôi cho là rất uy tín là nadudesign.com:

Giao diện trang web nadudesign.com

Những bài viết trên trang của Nadu không nhằm mục đích đạt vị trí cao trên Google mà nó giống như một album thiết kế, để khách hàng tham khảo khi họ có nhu cầu thiết kế nội thất chung cư.

Khách hàng sẽ muốn trải nghiệm thật nhiều mẫu thiết kế đa dạng, những bài viết hướng dẫn lựa chọn mẫu thiết kế phù hợp phong cách sống, giá tiền, sở thích của họ. Và hiển nhiên, càng trải nghiệm, họ càng hứng thú với sản phẩm của bạn, từ đó tỷ lệ chuyển đổi sang mua hàng cũng cao hơn.

Dưới góc nhìn của một SEOer, người làm nội dung, bạn cần phân tích những website đứng đầu trên danh sách tìm kiếm trong lĩnh vực bạn muốn xuất bản nội dung có những điểm chung gì, sau đó, bạn nghiên cứu để tạo ra một trang web với những bài viết phong phú, đa dạng, thỏa mãn nhu cầu tìm kiếm của người dùng của riêng mình.

Như vậy, sản xuất nội dung không đáp ứng nhu cầu tìm kiếm người dùng sẽ là một trong những nguyên nhân khiến website của bạn mãi không lên nổi top tìm kiếm. Quá trình làm SEO và kiểm tra về mặt kỹ thuật trên các website dự án khiến tôi đã đúc rút ra được 3 lỗi SEO kìm hãm Rank Top Google. Hãy xem video dưới đây để hiểu về chúng:

Tối ưu hóa lại nội dung cũ

Tối ưu hóa Search Intent không chỉ dành cho nội dung mới, mà nó còn dành cho những nội dung đã cũ.

Bạn có thể chỉnh sửa nội dung cũ của mình để phù hợp hơn với mục đích tìm kiếm của người dùng. Từ đó tăng cường SEO trên trang của bạn, hoặc chỉ để cải thiện trải nghiệm người dùng trên tổng thể của trang.

Ví dụ: Bài đăng này được dùng để xếp hạng cho “quy trình SEO”.

Mục lục bài viết “Quy trình SEO” ban đầu

Nhưng khi Google update tìm ra những gì người dùng thực sự muốn, thì bài đăng bắt đầu tụt hạng. Điều đó chứng tỏ người dùng đã thay đổi mục đích tìm kiếm, họ muốn có một danh sách các bước rõ ràng.

Chính vì vậy, bài viết đã được cải tiến và chuyển đổi thành hướng dẫn từng bước để người dùng có thể dễ làm theo.

Mục lục bài viết sau khi được thay đổi thành hướng dẫn từng bước trong bài “Quy trình SEO”

Ngày nay, trang web này đã nhận được nhiều hơn lượng truy cập mà và đáp ứng được nhu cầu tìm kiếm thông tin của người dùng.

Chương 7: UX/UI SEO - Nhân tố mới trong chiến lược SEO

UX/UI và SEO ngày càng trở nên khăng khít khi có thể tương hỗ lẫn nhau. Nhiệm vụ của SEOer không chỉ là tối ưu từ khóa nữa mà còn là tối ưu trải nghiệm người dùng trên trang. Vậy UX SEO là gì? Cùng tìm hiểu nhé!

Định nghĩa UX/UI SEO

UX là viết tắt của User Experience có nghĩa là trải nghiệm tổng thể hay cảm nhận của khách hàng khi tương tác với sản phẩm, dịch vụ, website của bạn. Trải nghiệm người dùng cũng có thể được trình bày, truyền tải qua hệ thống hay các cách tiếp cận.

UI là viết tắt của cụm từ User Interface, là giao diện người dùng.

UX giống như một khung xương của một thiết kế thể hiện mạch trải nghiệm website và ứng dụng của người dùng.Và những phần khung xương này sẽ được các UI minh hoạ, cải thiện giao diện và hình ảnh để tối ưu trải nghiệm người dùng trên website.

Dù có những mặt chức năng và tính chất khác nhau, UX/UI là bộ đôi quan trọng tạo ra những kết quả liên quan trực tiếp tới trải nghiệm khách hàng (CX).

Trong thời đại 4.0, với sự bùng nổ của những thiết bị và điện thoại thông minh, UX/UI giúp thể hiện liền mạch những trải nghiệm và giao diện thân thiện được sử dụng trên các ứng dụng. Cả hai yếu tố được tối ưu sẽ mang lại những thành quả sản phẩm mang lại nhiều giá trị cho doanh nghiệp, cảm xúc tích cực cho người dùng.

UX/UI quan trọng như thế nào trong SEO?

Gây được ấn tượng từ thời điểm ban đầu tiếp xúc thương hiệu

Theo thống kê, chỉ có khoảng 8 giây để gây ấn tượng với khách hàng khi mở ứng dụng hoặc trang web online. Điều này có nghĩa là giao diện người dùng (UI) ban đầu tốt sẽ đóng vai trò thu hút cái nhìn đầu tiên của khách hàng tiếp xúc với sản phẩm. Sau đó, yếu tố để người dùng quyết định tiếp tục ở lại khám phá sản phẩm chính là sự tương tác, trải nghiệm UX (Theo Microsoft Canada. 2015. Consumer Insights).

Theo một nghiên cứu cho thấy, hơn 75% đánh giá nhanh về sản phẩm của người tiêu dùng đặc biệt dựa trên màu sắc (Theo Inc. 2017. Research Shows Color Is Critical in Consumer Purchasing Decisions). Bởi vậy, khách hàng sẽ không muốn sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp nếu không có màu sắc kém nổi bật.

Như vậy, UX/UI góp phần quan trọng trong việc gây dấu ấn tốt đẹp trong trái tim khách hàng, từ đó người dùng sẽ muốn sử dụng sản phẩm, dịch vụ hơn. Một ấn tượng tốt luôn là chìa khóa để thành công phải không?

Hãy kết hợp giao diện đẹp, tốc độ tải trang nhanh kèm với màu sắc hấp dẫn, website của bạn sẽ thu hút nhiều traffic bất ngờ đấy. Nếu tập trung cải thiện 8 yếu tố sau thì bạn sẽ cung cấp trải nghiệm tốt nhất cho người dùng:

  1. Thiết kế tương tác
  2. Giao diện người dùng
  3. Cấu trúc thông tin
  4. Thiết kế về mặt hình ảnh
  5. Chức năng
  6. Tính khả dụng
  7. Kiểu chữ
  8. Chiến lược content

8 yếu tố cần phải tối ưu trong UX

Trong bài viết dưới đây tôi sẽ hướng dẫn 10 tiêu chuẩn cực đơn giản để tối ưu UX cho website của bạn, cùng theo dõi nhé:

Tối ưu UX: 10 Tiêu chuẩn cơ bản giúp nâng cao trải nghiệm người dùng

Tăng lượng truy cập website

Nếu thông số như Thời gian ở lại trang web ngắn, lưu lượng trang giảm dần thì điều này cho thấy UX/UI của website cần cải thiện. Tỷ lệ thoát trang có thể thể hiện hình ảnh giao diện website chưa được bắt mắt, nặng nề, khiến trải nghiệm bị ngắt quãng.

Nhưng khi có thiết kế UI và trải nghiệm lướt trang UX thân thiện, đơn giản có thể khiến website chạy nhanh hơn, và từ đó khách hàng có thể ở lại trang web vài phút hoặc thậm chí hàng giờ để tìm hiểu sâu hơn về dịch vụ, sản phẩm cũng như thông tin trên website. Website có trình bày thiết kế và trải nghiệm tốt làm nên sự gia tăng trong lượng truy cập và thời gian ghé thăm website, đồng thời, giảm tỷ lệ thoát trang (Bounce Rate).

Bởi vậy, UX và UI đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì một website chất lượng, giúp doanh nghiệp phát triển thêm ý tưởng về hành trình khách hàng (Customer Journey) nhằm mở rộng thêm nhiều người dùng (User) sẽ trở thành khách hàng tiềm năng, trung thành để lên chiến lược SEO hiệu quả.

Góp phần giảm chi phí và tăng lợi nhuận

Không phải hiển nhiên mà các công ty E-Commerce như Amazon, Shopee, Lazada,… Luôn tập trung nhân lực phát triển trải nghiệm người dùng trên app của họ tốt nhất. Thiết kế trải nghiệm người dùng tốt có nghĩa là bạn đang đáp ứng kỳ vọng được mua sắm một cách dễ dàng, tiện lợi, vui vẻ của khách hàng.

Các app có trải nghiệm tốt sẽ tiết kiệm chi phí quảng cáo cho những sản phẩm mà người dùng đang có nhu cầu mua. Mà tự người dùng sẽ tin tưởng các reviews, shops, người bán,… Nếu nền tảng giao dịch trung gian E-Commerce cung cấp một trải nghiệm tốt cả về UX/UI và dịch vụ, hậu mãi.

Ngoài ra, một nghiên cứu cũng chỉ ra rằng có tới 75% người dùng sẽ đánh giá tính thẩm mỹ của giao diện app và website, và có nhiều khả năng là họ sẽ mua hàng ở những nền tảng có giao diện trải nghiệm cuốn hút hơn những website có trải nghiệm và giao diện yếu (Theo E27. 2019. Importance of UI/UX design interaction and why it will matter for your business).

Như vậy, UX/UI có tác động như tạo đà quyết định người dùng có tiến tới bước cuối cùng là thanh toán cho quá trình mua hàng trên website, có nghĩa là tăng tỷ lệ chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng thật sự trong SEO.

Tạo sự khác biệt và đẩy mạnh thương hiệu

Trong thời đại số, các ứng dụng hiện diện ở khắp mọi nơi. Nhận dạng thương hiệu không chỉ xuất hiện ở Slogan, Logo, quảng cáo,…mà nó còn thể hiện ở trải nghiệm khách hàng và cách minh họa giao diện.

Thương hiệu trở nên quyền lực và nhiều giá trị khi tư duy giải pháp (Design Thinking) trong UX/UI của doanh nghiệp được xây dựng mạch lạc, đơn giản nhưng lôi cuốn, nhằm tăng sự tương tác của người dùng.

Tư duy giải pháp trong UX khác biệt, liên kết và thông minh càng làm cho thương hiệu trở nên khác biệt, nổi bật và dễ lưu lại ấn tượng đối với người dùng.

Vì thế, doanh nghiệp cần thiết kế giao diện vừa tối ưu SEO sẽ khiến website được cả người dùng và Google yêu thích. Thương hiệu càng được yêu thích thì khả năng đạt thứ hạng cao trên Google càng cao và thu hút càng nhiều traffic về website của bạn đấy!

Case Study về UX/UI

Mình sẽ phân tích dự án bên mình để bạn thấy được UX/UI trong việc tối ưu trải nghiệm người dùng như thế nào nhé.

Dự án của GTV website Tinhocanhphat đã được tối ưu UX/UI

Như bạn thấy, đây là trang web Tinhocanhphat đã được đội ngũ GTV tối ưu UX/UI về mặt hình ảnh, màu sắc, nội dung, tốc độc tải trang,…về tổng thể. Về mặt giao diện, khách hàng trải nghiệm một cảm giác năng động, vui vẻ, sôi động và khiến người xem liên tưởng đến cảm giác khi sử dụng sản phẩm Máy tính của nhãn hàng.

Tốc độ tải trang khá nhanh, nội dung về sản phẩm được cung cấp chi tiêt và đầy đủ. Như vậy, UI/UX đã đạt được hiệu quả của nó, là mang đến những cảm giác tích cực qua việc nhìn, cảm nhận, tương tác với website từ đó tạo nên một cảm xúc dễ chịu, tích cực về hình ảnh của thương hiệu trong tâm trí khách hàng.

Hay như một dự án khác bên phía GTV đã thực hiện. Đó là cải thiện website, tối ưu UX cho Gumato, công ty chuyên đóng gói hàng trên toàn quốc.

GTV cải thiện UX cho trang sản phẩm của Gumato

Bạn có thể vào trang web của Gumato để trải nghiệm thử. Tôi chắc chắn bạn sẽ hài lòng vì website cung cấp đầy đủ cho bạn những thông tin chi tiết, trả lời các câu hỏi mà khách hàng thắc mắc: ‘tại sao sản phẩm này cần thiết cho mình?’, ‘sản phẩm này có chức năng gì’? và ‘sản phẩm đó sử dụng như thế nào?’.

Toàn bộ trang web được tối ưu UX theo dòng chảy: “Tại Sao – Cái Gì – Như Thế Nào” để có thể tạo ra những trải nghiệm người dùng giàu ý nghĩa và liền mạch.

Khi triển khai UX cho dự án này, GTV đã tập trung cải thiện các “bộ lọc” để người dùng có thể xem giá, thông tin đặc tính sản phẩm dễ dàng hơn, như hình dưới đây:

Trang xem giá của Gumato được tối ưu trải nghiệm người dùng

Các bộ lọc này sẽ giúp người dùng dễ dàng xem bảng giá, xem thông tin mình muốn nhanh chóng và từ đó cung cấp trải nghiệm tích cực. Và minh chứng cho hiệu quả mà UX mang lại, trang web của Gumato đã đứng ở vị trí số 1 trên Google đã gần 2 năm rồi.

Trang web Gumato đứng top 1 Google đã được một thời gian dài

Nào, bây giờ cùng tôi đến chương tiếp theo nhé!

Chương 8: Tổng quan về Core Web Vitals

Core Web Vitals được Google công bố gần đây với 3 chỉ số trải nghiệm người dùng ảnh hưởng đến quá trình SEO Web của bạn. Tôi sẽ chia sẻ tổng quan về Core Web Vitals và cách để bạn cải thiện điều đó.

Đừng lo lắng! Thật sự không có gì quá khó đâu, tất nhiên là sẽ có cả ví dụ cho bạn dễ hình dung và triển khai hơn.

Core Web Vitals là gì?

Core Web Vitals là tập hợp các yếu tố cụ thể mà Google xem là quan trọng trong việc trải nghiệm người dùng trên tổng thể của trang web. Core Web Vitals được tạo thành từ ba 3 chỉ số đo lường trải nghiệm người dùng: Largest Contentful Paint, First Input Delay, và Cumulative Layout Shift.

Core Web Vitals là chỉ số cốt lõi để Google đánh giá trải nghiệm người dùng trên trang

Nói tóm lại, Core Web Vitals là tập hợp con các yếu tố “trải nghiệm trang” của Google (về cơ bản, cách mà Google xác định kích thước tổng thể trang). Bạn có thể tìm thấy dữ liệu Core Web Vitals cho trang web của mình trong phần “Enhancements” của tài khoản Google Search Console.

Theo Google, Core Web Vitals sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thứ hạng, đồng thời họ cũng chỉ ra rằng Core Web Vitals không phải là yếu tố tạo nên hoặc phá vỡ xếp hạng. Nói cách khác, trang web của bạn vẫn có thể xếp hạng với điểm Core Web Vitals kém. Điều đó cho thấy, thực sự không có lý do gì để KHÔNG tối ưu hóa các chỉ số quan trọng Core Web Vitals cho trang web của bạn.

Làm thế nào để cải thiện Core Web Vitals trang web của bạn

Các bước chính xác thực hiện để cải thiện chỉ số Core Web Vitals còn tùy thuộc vào trang web của bạn.

Ví dụ: Một trang web chạy trên Shopify sẽ khác so với trang web chạy trên WordPress. Điều đó cho thấy rằng, đây là quy trình bạn có thể sử dụng để tìm ra những gì bạn cần khắc phục.

Đầu tiên, bạn mở Google Search Console và nhấp vào “Core Web Vitals”.

Vào Core Web Vitals bằng Search Console

Bạn nhìn xem, đây là cách mà các trang trên trang web của bạn xếp chồng lên nhau.

Giao diện Core Web Vitals trên Mobile và Desktop

(Về cơ bản, tôi sẽ bỏ qua điểm số trên desktop. Google’s Mobile-First Index nghĩa là điểm số trên thiết bị di động thực sự rất quan trọng).

Bạn thực sự muốn bỏ qua “poor URLs”.

Tránh để các URLs của website rơi vào màu đỏ

Theo tôi, Google sẽ trừng phạt các URL kém hơn là tăng cường các URL tốt. Vì vậy, bạn nên ưu tiên đưa các URL của mình vượt ra khỏi màu đỏ.

Và cách để bạn giải quyết vấn đề này sẽ phụ thuộc rất nhiều vào điểm Core Web Vitals mà bạn đang muốn cải thiện nó.

Ví dụ: Một loạt các trang của tôi có điểm CLS kém.

Có đến 128 URLs có điểm CLS kém

Vì vậy, bạn nên tối ưu để ổn định các trang và cải thiện chỉ số Core Web Vitals cho chính trang web của bạn.

Ví dụ cách cải thiện Core Web Vitals của Backlinko

Tôi sẽ lấy ví dụ cho bạn cách mà Backlinko cải thiện Core Web Vitals cho trang web của họ.

Điểm PageSpeed Insights của Backlinko

Bạn có thể thấy thời gian tải của Backlinko thực sự rất chậm, điều này không phải là họ không cố gắng tối ưu. Website của họ sử dụng wordpress, nén hình ảnh, và tối ưu nhiều hơn thế nữa. Nhưng thực tế là, các trang của Backlinko rất lớn, thậm chí một số bài đăng của họ có hơn 40 ảnh chụp màn hình với độ phân giải cao, hình ảnh, video nhúng và hình ảnh động.

Tuy nhiên, điều này không ảnh hưởng gì đến thứ hạng của Backlinko. Có nghĩa là, khi xem xét và phân tích các yếu tố xếp hạng công cụ tìm kiếm, họ không tìm thấy mối tương quan giữa tốc độ trang và thứ hạng.

Nhưng với bản cập nhật của Google lần này lại khác, Google không chỉ xem xét tốc độ tải trang, mà Google sẽ đo lường trực tiếp trải nghiệm người dùng.

Chính vì vậy, Backlinko đã thuê một Agency để “đại tu” code website Backlinko và nó được chạy trên nền tảng Next.js. Tuy nhiên giá của nó không hề rẻ, nhưng cuối cùng, điều này đã cải thiện đáng kể điểm số Core Web Vitals của họ.

PageSpeed Insights của Backlinko sau khi cải thiện

Và đây là điểm PageSpeed Insights của Backlinko sau khi cải thiện

Chương 9: Sự phát triển của Visual Search

Visual Search có phải là một công cụ thay đổi cục diện SEO hay không?

Không hẳn! Nhưng dựa trên xu hướng hiện nay, Visual Search đã sẵn sàng để cất cánh và phát triển hơn nữa vào năm 2021. Đây là những gì bạn cần biết để theo đuổi xu hướng SEO 2021 hiện đại.

Tìm kiếm bằng hình ảnh

Hiện nay, có rất nhiều người lựa chọn Visual Search để tìm kiếm. Xem qua những số liệu dưới đây bạn sẽ rõ.

Google Lens đã được sử dụng 1 tỷ lần (nguồn).

Số lượt sử dụng Google Lens lên đến 1 tỷ

Pinterest nhận được 600 triệu lượt Visual Search mỗi tháng (nguồn).

Pinterest thì có đến 600 triệu lượt/tháng

36% người tiêu dùng Mỹ đã sử dụng Visual Search (nguồn).

Và một lướng lớn người Mỹ sử dụng Visual Search

Công nghệ Visual Search

Công nghệ Visual Search tuy vẫn còn sơ khai, thế nhưng nó đã hoạt động rất tốt. Nếu bạn không tin, bạn hãy mở Google Lens trên thiết bị di động của bạn và quét mọi thứ xung quanh phòng, bạn sẽ xác định được nhiều thứ hay ho đấy.

Ngày nay, Google Lens có thể xác định được 1 tỷ đối tượng và con số đó sẽ tăng lên mỗi ngày, và nó đã thực sự hoạt động tốt.

Tôi đã thử tìm kiếm hình ảnh bằng Bing trên điện thoại của mình. Và nó hoạt động siêu tốt, bạn có thể thử nó!

Ai cũng muốn tìm kiếm bằng hình ảnh

Sau khi bắt đầu sử dụng, bạn sẽ nhanh chóng nhận thấy rằng Visual Search cực kỳ hữu ích cho việc:

  • Mua sắm
  • Xác định phương hướng
  • Xác định các điểm mốc
  • Đánh giá các doanh nghiệp địa phương
  • Dịch ngôn ngữ
  • Các công thức nấu ăn
  • Thông tin dinh dưỡng, y thuật
  • Và nhiều hơn thế nữa

Đây có lẽ là lý do tại sao 62% người tiêu dùng trẻ muốn có thêm công nghệ Visual Search.

Cách tối ưu hóa cho Visual Search

Trong đầu năm nay, tôi đã tiến hành nghiên cứu đầu tiên về các yếu tố xếp hạng Visual Search. Dưới đây là một số điểm nổi bật từ nghiên cứu đó.

Các trang thân thiện với thiết bị di động đang là một lợi thế

9 trong số 10 kết quả của Google Lens đến từ một trang web đã vượt qua bài kiểm tra tính thân thiện với thiết bị di động của Google.

Những trang thân thiện với thiết bị di động dễ tối ưu hóa Visual Search hơn

Về cơ bản, 100% các tìm kiếm trên Google Lens được thực hiện trên thiết bị di động, có nghĩa là Google thích các trang web thân thiện với thiết bị di động hơn.

SEO hình ảnh truyền thống vẫn được áp dụng

Theo nghiên cứu của tôi cho thấy rằng các kỹ thuật SEO hình ảnh truyền thống (tối ưu định dạng ảnh, alt…) cũng góp phần giúp tăng thứ hạng trên Google Lens.

Những trang web có chỉ số DR cao sẽ có thứ hạng cao hơn trên Google Lens

Và các trang và trang web có thẩm quyền cao sẽ có nhiều khả năng xuất hiện dưới dạng kết quả của Google Lens.

Kết quả của Google Lens có xu hướng đến từ các trang giàu nội dung

Tôi nhận thấy rằng Google đang có xu hướng lấy kết quả hình ảnh Google Lens từ các trang có khá nhiều văn bản (trung bình là 1600 từ).

Những trang giàu nội dung có khả năng cao được xuất hiện trên Google Lens hơn

Điều này có lẻ khá ngạc nhiên, nhưng khi bạn nhận ra rằng Google đã tuyên bố rằng nội dung văn bản trên một trang là quan trọng đối với SEO hình ảnh, thì điều này hoàn toàn có ý nghĩa.

Chương 10: Kết luận

Trên đây là tổng hợp tất cả những thông tin về 9 xu hướng SEO nổi bật trong năm 2021 mà bạn nên biết để giúp doanh nghiệp có thể Rank Top Google tốt hơn.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có cái nhìn tổng quan hơn về SEO và xu hướng SEO hiện đại vào năm 2021. Trước khi tối ưu cho trang web của mình, hãy nắm bắt nhanh những mẹo tôi đã chia sẻ ở trên, bạn sẽ nổi bật hơn đối thủ của mình và mang lại chiến dịch SEO hiệu quả nhất.

Chúc bạn thành công!