Lập kế hoạch Content Marketing cho Startup (Công ty khởi nghiệp)

Trong giai đoạn đầu phát triển một Startup, bạn băn khoăn với việc phát triển content marketing như thế nào cho hiệu quả, khi mà ngày nay có đa dạng các loại nội dung như: SEO, PR, Social Media ... và vô hình chung chúng khiến bạn bị choáng ngợp và phân vân với bài toán chi phí và doanh thu.

Khi bạn có trong tay ngân sách nhỏ, đừng bắt đầu tất cả các kênh cùng một lúc, thay vào đó hãy lập ra chiến lược sáng tạo và phân phối từng loại nội dung theo giai đoạn. Xác định loại content nào cần được ưu tiên trước, loại nào có thể làm song song hoặc thực hiện sau…Trong đó, bạn nên cân bằng các kênh dài hạn (SEO, mạng xã hội, podcasting) với các chiến dịch có thể thu hút sự chú ý ngay.

Ví dụ, các chiến dịch ngắn hạn như truyền thông chương trình khuyến mãi, tham gia các diễn đàn startup để truyền thông thương hiệu, hoặc phát biểu trên podcast của những người trong ngành. Những hoạt động này cho phép bạn hiểu về thị trường, hỗ trợ điều chỉnh thông điệp và tạo ra những cơ hội đầu tiên cho mình.

Cho dù bạn đang lên kế hoạch cho một chiến dịch dài hạn hay một sáng kiến ​​ngắn hạn, thì 4 bước sau sẽ giúp bạn lập kế hoạch content marketing.

4 Bước lập kế hoạch Content Marketing cho Startup

Nguồn: PromoBuddy

Nguồn: PromoBuddy

1. Mục tiêu

Trước khi bắt đầu chiến dịch, bạn cần đặt ra mục tiêu rõ ràng. Điều này giúp gắn kết các thành viên trong công ty, truyền đạt lí do của mục tiêu và xây dựng thước đo để đo lường quá trình phát triển và thành công của doanh nghiệp startup.

Mục tiêu của bạn cần đảm bảo tính khách quan và có thể đo lường được. Những mục tiêu này sẽ giúp bạn hình dung được bức tranh tổng thể mà doanh nghiệp cần đạt được. Một số ví dụ cho các mục tiêu content marketing bao gồm:

  • Nâng cao nhận biết về thương hiệu bạn với cộng đồng thông qua các hoạt động PR.
  • Tổ chức một sự kiện để xây dựng các mối quan hệ trong ngành có liên quan.
  • Xây dựng blog để thúc đẩy lưu lượng truy cập tự nhiên với SEO.

2. Đo lường mục tiêu bằng con số cụ thể

Mục tiêu của bạn cần có phương pháp đo lường cụ thể và phải đảm bảo tính định lượng, cụ thể là thể hiện dưới hình dạng những con số. Bạn cần đặt ra KPI cho từng giai đoạn với một con số thiết thực, có thể đạt được. Ở bước này mục tiêu của bạn càng chi tiết thì các thành viên càng hiểu rõ công việc họ phải làm là gì, việc đo lường càng trở nên dễ dàng và tạo động lực cho cả doanh nghiệp cùng hướng tới mục tiêu chung.

Ví dụ các mục tiêu có thể là:

  • Xuất bản 20 tác phẩm báo chí vào cuối Quý 3.
  • Tổ chức 2 buổi hội thảo với những người có ảnh hưởng quan trọng trong ngành vào cuối quý 3.
  • Xuất bản 4 bài đăng trên blog tập trung vào từ khóa mỗi tháng theo các pillar chính

Và để đạt được các mục tiêu đó, bạn sẽ chia nhỏ được công việc cần phải làm để đạt được kết quả như mong muốn.

3. Truyền tải thông điệp

Nguồn: Unsplash

Đối với bất kì doanh nghiệp nào, việc truyền tải các thông điệp giá trị, độc đáo và mang lại lợi ích cho đối tượng mục tiêu cũng rất quan trọng, đặc biệt là doanh nghiệp startup. Để truyền tải đúng thông điệp cho đúng người, đúng thời điểm, bạn cần xác định khách hàng của mình là ai?

Nếu bạn đang lập kế hoạch cho một chiến dịch SEO hoặc Truyền thông xã hội, đối tượng mục tiêu là khách hàng tiềm năng của bạn.

Nếu bạn đang thực hiện một chiến dịch PR, đối tượng mục tiêu của bạn sẽ là nhà báo mà bạn đang muốn tiếp cận. Họ đang tìm kiếm một câu chuyện mới thú vị để đưa tin; nhu cầu của họ có thể khác với khách hàng tiềm năng của bạn.

Do vậy, hiểu rõ đối tượng mục tiêu mình đang muốn truyền tải là ai sẽ giúp bạn xác định được thông điệp cần thể hiện và gửi gắm đến họ.

Thông điệp của bạn cần liên quan đến đối tượng mục tiêu, nói về những thách thức mà họ đang phải đối mặt và đưa ra những giải pháp hữu ích, độc đáo cho họ. Hãy nhớ rằng tiếp thị nội dung mang tính giáo dục chứ không phải “ra rả” về sản phẩm mà công ty bạn bán. Trước mỗi dạng nội dung bạn muốn thục hiện, bạn nên đặt câu hỏi: “ Điều gì là ý nghĩa và có giá trị đối với đối tượng mục tiêu của mình?”

4. Đầu tư vào phân phối nội dung

Nguồn: PromoBuddy

Nhiều thương hiệu cần giảm tốc độ tạo nội dung và tập trung vào việc chắt lọc hình thức nào có giá trị, sau đó đầu tư vào quá trình phân phối và lan tỏa chúng. Điều đó sẽ giúp bạn tối ưu nguồn lực hiện có, cũng như phát triển đa kênh, tiếp cận được với nhiều loại đối tượng ở những kênh ngách khác nhau. Vì thực chất, có nhiều khách hàng có thể quan tâm tới chủ đề của bạn, nhưng họ lại không có thói quen và sở thích sử dụng một số kênh nào đó, khiến nội dung của bạn không đến được với họ.

Lấy ví dụ, bạn đã dành nhiều công sức để tạo ra các buổi hội thảo cung cấp thông tin bổ ích, dốc sức chiêu mộ khách hàng đăng ký và tổ chức các sự kiện xoay quanh hội thảo. Sau khi hội thảo webinar diễn ra, hầu hết các thương hiệu đều “bỏ ngỏ” trên web và không biết cách khai thác tiềm năng của nôi dung này.

Thay vào đó, hãy lấy những đoạn trích khác nhau từ hội thảo trên web và chuyển nó thành nội dung bằng văn bản. Bạn có thể cắt các phần nhỏ của hội thảo và phát hành các clip dễ hiểu để thu hút mọi người xem nội dung đầy đủ trên web. Đối với phần nội dung được tương tác và hỏi nhiều trong hội thảo, bạn có thể biến nó thành blog, mạng xã hội hoặc thậm chí là nội dung âm thanh và video. Nếu hội thảo trên web có tính chất trò chuyện, hãy cân nhắc tạo một chuỗi âm thanh mà khán giả của bạn có thể nghe khi đang làm việc khác…

Bạn không cần phải có một ngân sách lớn để có một chiến lược tiếp thị nội dung hiệu quả. Việc tái sử dụng, thay đổi vị trí và tái định vị nội dung, đặc biệt là nội dung tạo được sự thu hút với khán giả của bạn, nên là một phương pháp mà các marketer thực hiện

3 yếu tố để cải thiện hiệu quả tiếp thị nội dung của bạn

Tập trung: Chọn một số kênh cụ thể và tập trung phát triển hết tiềm năng.

Chất lượng: Giai đoạn này, bạn không nên quá tập trung vào các chỉ số trong những tuần / tháng đầu tiên; thay vào đó hãy tập trung vào chất lượng nội dung.

• Nhất quán: Nội dung của bạn cần nhất quán và đảm báo tỉnh xuyên suốt để khách hàng luôn có một cảm nhận, cảm xúc cụ thể, tích cực khi nghe đến thương hiệu.

Nhiều thương hiệu có suy nghĩ chưa đúng rằng nhiều nội dung hơn sẽ mang lại kết quả tốt hơn. Thực tế là nhiều nội dung hơn thường nhiều chi phí hơn và kém hiệu quả hơn.

Content Marketing tốt sẽ khiến bạn được ghi nhớ lâu hơn

Để gây được sự chú ý đối với khách hàng trong thời đại content vô cùng đa dạng và cạnh tranh, bạn cần xác định nét độc đáo trong nội dung của mình, tự đánh giá được thương hiệu của bạn “khác biệt” gì so với các đối thủ cạnh tranh trong ngành. Sau khi trở nên thành thạo với việc sản xuất nội dung chất lượng, bạn có thể dành nhiều thời gian hơn để theo dõi các chỉ số Marketing như: xếp hạng tìm kiếm, lượt xem trang, chuyển đổi, doanh thu một cách chi tiết hơn.

• Một ví dụ nổi tiếng là “blog” của Buffer, nơi họ chia sẻ toàn bộ hành trình khởi nghiệp bao gồm cả vấn đề tài chính của họ. Các nội dung có tính cách riêng của blog, khác biệt với các blog khác và thu hút sự chú ý của đông đảo độc giả, dẫn tới lượt nhấp chuột và khách hàng của họ tăng lên mỗi ngày.

• Câu chuyện về người sáng tạo của ConvertKit là một ví dụ tuyệt vời khác, đây là một chuỗi blog có các nghệ sĩ, nhà báo và nhạc sĩ. ConvertKit cũng bắt đầu một podcast mới vào năm 2020 có tên là Tương lai thuộc về người sáng tạo. Nội dung hấp dẫn, có thể chia sẻ và kết nối và ảnh hưởng đến đối tượng mục tiêu của họ.

Nguồn: Searchenginejournal

Các Ý tưởng Content Marketing với ngân sách ít

Dưới đây là một số ý tưởng về tiếp thị nội dung với ngân sách ít bạn có thể thực hiện để đạt được kết quả ngay lập tức. Chủ yếu các ý tưởng này tận dụng các nền tảng đã có lượng lớn người dùng và theo dõi:

• Xuất hiện trên các podcast của ngành.

• Xây dựng thương hiệu ở khía cạnh nhà tuyển dụng và lan tỏa doanh nghiệp với sự ủng hộ, tin tưởng của nhân viên trên mạng xã hội như LinkedIn

• Tham gia phát biểu tại các hội nghị.

• Dẫn chương trình hoặc khách mời tại hội thảo webinar.

• Hợp tác partnership với các thương hiệu và micro influencer.

• Hợp tác cùng các thương hiệu tạo nên các báo cáo/ ấn phẩm ngành mang lại lợi ích cho cộng đồng.

• Tham gia cộng đồng trực tuyến (nhóm Facebook hoặc LinkedIn, Slack, Whatsapp).

• Sản xuất các bài viết trên LinkedIn truyền cảm hứng, chia sẻ kinh nghiệm.

• Xây dựng kênh Email Marketing, Newsletter cho khách hàng trung thành hiện tại

Tạm kết

Bắt đầu một công ty Startup đòi hỏi bạn cần nhiều thời gian để xây dựng thương hiệu từ những viên gạch đầu tiên, trong đó không thể tách rời quá trình lập kế hoạch Content Marketing đảm bảo tính nhất quán và phản ảnh nét độc đáo của doanh nghiệp bạn. Với một số hướng dẫn trên, hi vọng có thể giúp bạn “bật” ra nhiều ý tưởng cho công cuộc làm Content chất lượng, song hành với việc chinh phục khách hàng tiềm năng của mình.