Những con số biết nói về Influencer Marketing nửa cuối năm 2021

Báo cáo xu hướng Influencer Marketing là kết quả của rất nhiều cuộc khảo sát với 5.000 agency, nhãn hàng, cùng với những chuyên gia uy tín trong ngành Marketing, được thực hiện ở quy mô toàn cầu. Báo cáo xoay quanh nội dung về quy mô thị trường, những dự đoán và thách thức mà Influencer Marketing có thể gặp phải. Việc tổng hợp báo cáo có sử dụng thông tin của tổ chức Influencer Marketing Hub.

Giới thiệu về báo cáo

Báo cáo Influencer Marketing 2021 được phân tích dựa trên các cuộc khảo sát xoay quanh xu hướng Marketing, bắt đầu từ năm 2017. Báo cáo là kết quả của rất nhiều cuộc khảo sát với 5.000 agency, nhãn hàng, cùng với những chuyên gia uy tín trong ngành Marketing, được thực hiện ở quy mô toàn cầu. Con số 5.000 đơn vị tham gia năm 2021 ghi nhận cuộc khảo sát lớn nhất từ trước đến nay, gia tăng 25% so với các năm trước.

Không chỉ cập nhật những tình hình thực tế và xu hướng của Influencer Marketing nói chung, tài liệu còn cung cấp nhiều gợi ý cho các doanh nghiệp đang có phương án áp dụng hình thức này, cũng như các agency chuyên về Influencer Marketing. Báo cáo được biên soạn bởi Novaon, sử dụng một số thông tin tới từ tổ chức Influencer Marketing Hub.

Giới thiệu về báo cáo

Sự tăng trưởng của Influencer Marketing

Bất chấp nhiều lo ngại rằng Influencer Marketing (hay các hình thức Marketing nói chung) có thể bị cắt giảm do đại dịch COVID-19, trên thực tế, xu hướng thực hiện Influencer Marketing không những không bị ảnh hưởng mà còn tăng một cách đáng kể. Có những ngoại lệ do yếu tố khách quan, ví dụ như du lịch, hàng không đang gánh chịu những hậu quả to lớn do dịch bệnh.

Nói không sai khi khẳng định đây là thời đại số (digital) bởi mọi người dành nhiều thời gian trực tuyến hơn trước đây. Và để đáp ứng những nhu cầu đó, các doanh nghiệp sẽ phải luôn chuyển mình thích nghi với các xu hướng.

Chỉ cần để ý một chút ta cũng có thể dễ dàng nhận thấy sự khác biệt của Influencer Marketing giữa trước và sau đại dịch: quy mô thị trường tăng một cách đáng kể. Đòi hỏi thích khi trong bối cảnh COVID-19 đã phần nào thúc đẩy sự phát triển này vào năm 2020. Dự đoán sự phát triển này sẽ còn rực rỡ hơn khi sang năm 2021.

Lĩnh vực Influencer Marketing đã ghi nhận bước tiến vượt bậc từ 1,7 tỉ USD vào năm 2016 đến 9,7 tỉ USD năm 2020 và con số sẽ còn tăng gấp rưỡi lên đến 13,8 tỉ USD tới cuối năm 2021.

Sức tăng trưởng mạnh của Influencer Marketing

Mức sẵn sàng chi trả dành cho Influencer Marketing

Hầu hết các doanh nghiệp sẽ tìm cách cân đối ngân sách tiếp thị trên đa nền tảng để tiếp cận càng nhiều khách hàng mục tiêu càng tốt. Influencer Marketing có thể thúc đẩy hiệu quả đa nền tảng này.

Con số đáng chú ý từ khảo sát: 11% người được hỏi đã thể hiện mình là một “fan cứng” của phương pháp Influencer Marketing. Họ không ngần ngại để dành một mức đáng kể trong ngân sách (tới 40%) để đầu tư cho chiến dịch này. Con số ghi nhận mức ngân sách sẵn sàng chi trả tăng 9% so với năm 2020.

10% người trả lời rằng dự định dành 30-40% ngân sách, còn 19% người khác sẽ phân bổ 20-30% tổng chi tiêu. Theo các báo cáo, tỷ lệ lý tưởng nhất dành cho một chiến dịch Influencer nằm trong khoảng 10-20%, với 38% người được hỏi dự định chi tiêu trong phạm vi này. Và chỉ 22% mong muốn chi tiêu dưới 10%.

Kế hoạch ngân sách cho chiến dịch Influencer Marketing

72% số đơn vị kỳ vọng lạc quan vào các chiến dịch Influencer Marketing

Influencer Marketing được triển khai theo nhiều mục đích khác nhau tuỳ thuộc vào từng thương hiệu. Có nhiều chiến dịch được thực thi với mục đích tăng nhận diện nhãn hàng (Brand Awareness) hơn là áp đặt doanh số (Sales).

Một số khách hàng đem lại lợi nhuận nhiều cho doanh nghiệp hơn những khách hàng khác, bởi họ lựa chọn những sản phẩm và tiện ích có tỷ suất sinh lời cao (High-margin). Trong thực tế, nhiều chiến dịch Influencer Marketing đem lại cho công ty những khách hàng mới, tuy nhiên, khi tính toán lại, chi phí chạy chiến dịch còn cao hơn lợi nhuận mà tệp khách hàng mới này mang về. Đây là một lưu ý cho các nhãn hàng khi triển khai hoạt động này.

Hầu hết những người trả lời khảo sát đều lạc quan về giá trị của Influencer Marketing đem lại, họ tin chiến dịch thu hút những khách hàng chất lượng cao. Con số 72% đơn vị được hỏi cho rằng chất lượng khách hàng từ các chiến dịch này cao hơn các loại hình Marketing khác. Kết quả thu lại trong năm 2021 khá tương đồng với cuộc khảo sát năm 2020.

Triển vọng khổng lồ của những chiến dịch Influencer Marketing

Khả năng mở rộng (Scalability) của Influencer Marketing

Một trong những lợi thế vượt trội của Influencer đó là doanh nghiệp có thể dễ dàng mở rộng quy mô hoạt động. Nếu nhãn hàng có nhu cầu tạo một chiến dịch lớn hơn, tất cả những gì cần làm là kết nối với nhiều người ảnh hưởng hơn, đặc biệt là những Influencer có lượng người theo dõi lớn hơn – miễn những người này vẫn phù hợp với tiêu chí của chiến dịch.

Việc doanh nghiệp tự thu hút, mời gọi và kết nối Influencer một cách thủ công (Organic) là khá khó khăn, bởi cần đầu tư nhiều thời gian và nguồn lực. Để giải quyết bài toán này, trên thị trường hiện đang có gần 1.000 nền tảng hay những agency lớn tập trung về Influencer sẵn sàng làm kết nối các doanh nghiệp với tệp influencers tương ứng.

55% số người phản hồi rằng họ tin tưởng vào Influencer Marketing là một chiến thuật sẽ “nở rộ” trong chiến dịch Marketing tổng thể. Chỉ 8% không đồng ý với quan điểm này.

Khả năng mở rộng của Influencer Marketing

Influencer Marketing tự động là xu thế tất yếu

Influencer Marketing tự động (Influencer Marketing Automation) là một chủ đề gây được nhiều sự chú ý trong thời gian vừa qua.

56% người tin rằng các doanh nghiệp có thể tự động hoá hầu như toàn bộ quá trình từ lựa chọn Influencer đến việc thanh toán cho tệp Influencer đó. Số còn lại 44% tin rằng, việc họ tự thực hiện các chiến dịch Influencer Marketing thủ công là một cách để luyện tập. Họ vẫn có dự định sẽ sử dụng các giải pháp Influencer Marketing tự động trong tương lai, khi quy mô các chiến dịch tăng.

Influencer Marketing Automation là việc sử dụng nền tảng công nghệ để tự động hoá các khâu trong chiến dịch Influencer Marketing, tập hợp dữ liệu, kết nối dữ liệu với các hệ thống quảng cáo (Advertising Platform/ System) và bán hàng (CRM) khác. Nền tảng tự động hoá giúp các thương hiệu tiết kiệm nguồn lực hơn trong việc đảm bảo mục tiêu thúc đẩy khách hàng tiềm năng, tạo nhận thức về thương hiệu và đạt được các mốc mục tiêu khác từ những Influencer/ KOL.

Ngày càng nhiều phương thức được chuyển đổi thành tự động từ việc viết email, chăm sóc khách hàng, viết nội dung chuẩn SEO cho đến sử dụng Big Data để phân tích dữ liệu. Tự động hoá đã và đang mang đến nhiều lợi thế nên việc rút ngắn hay lựa chọn lối tắt cho Influencer Marketing – bằng automation là cần thiết. Doanh nghiệp hãy đưa nội dung này vào một trong những ưu tiên của mình, ngay khi thời kỳ Influencer Marketing đang phát triển.

Influencer Marketing tự động là xu thế tất yếu

⅔ nhãn hàng tham gia đã đo lường và theo dõi chỉ số ROI khi thực thi chiến dịch

Chỉ số ROI – Return on Investment là tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng chi phí đầu tư. ROI rất hữu ích cho các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp khi đề cập đến các chỉ số cụ thể và đo lường được.

Theo khảo sát, 67% người trả lời đã đo lường ROI từ các chiến dịch Influencer Marketing đã và đang chạy của họ. So với cùng kỳ năm ngoái, con số đã cải thiện kết quả lên 65%.

Một điều đáng ngạc nhiên là 33% doanh nghiệp không đo lường chỉ số ROI của họ. Nhận thấy rằng phần lớn các doanh nghiệp không đo lường chỉ số này là những người chỉ đơn thuần giảm giá sản phẩm cho Influencer hơn là trả tiền trực tiếp cho họ.

Tầm quan trọng của ROI trong thực thi chiến dịch

8. Thước đo phổ biến để đánh giá thành công của Influencer Marketing là khả năng chuyển đổi

Từ năm 2019 trở về trước, trọng tâm đo lường hiệu quả của Influencer Marketing tương đối đồng đều giữa các mục tiêu chiến dịch khác nhau, nhưng Tỷ lệ chuyển đổi hay Tỷ lệ bán hàng thì lại ít được quan tâm. Tuy nhiên, từ năm 2020 và 2021, các tỷ lệ này luôn dẫn đầu trong các thống kê.

Influencer Marketing đã trở thành một phần tất yếu của các chiến dịch Marketing hiện nay và hầu hết các doanh nghiệp đều nhận ra rằng cách tốt nhất để đo lường ROI là sử dụng số liệu đo lường mục tiêu chiến dịch. Bức tranh cho thấy, nhiều thương hiệu hiện đang tập trung sử dụng Influencer để tạo các kết quả hiện hữu rõ ràng. 38,5% tin rằng cách đánh giá tốt nhất hiệu quả của chiến dịch là bằng Tỷ lệ chuyển đổi hay Số lượng đơn hàng sinh ra nhờ sức mạnh của người ảnh hưởng (KOLs/Influencers).

Những người trả lời còn lại có các mục tiêu khác nhau cho chiến dịch của họ, với 32,5% quan tâm nhiều đến mức độ tương tác hoặc nhấp chuột (đứng đầu trong các cuộc khảo sát trước đó) và 29% để ý nhiều đến lượt xem/phạm vi tiếp cận hoặc số lượng hiển thị (ghi nhận tăng 27% so với năm ngoái).

Khả năng chuyển đổi là thước đo hiệu quả của Influencer Marketing

Số đông được khảo sát cho rằng Earned Media là một chỉ số đo lường ROI hiệu quả

Định nghĩa về Earned Media và Earned Media Value

Earned Media (EM) là kênh truyền thông đề cập tới thương hiệu, sản phẩm hay dịch vụ bên ngoài các kênh trả phí (Paid Media) và kênh mà thương hiệu sở hữu (Owned Media). Ví dụ như các các bài blog trích dẫn, các bài review hay bình luận của khách hàng. Nói cách khác, Earned Media là một dạng của Word-of-mouth Marketing (tiếp thị truyền miệng).

Earned Media Value (EMV) đơn giản là cách để đo lường giá trị từ những nội dung có được qua các hoạt động PR và Marketing.

Phương pháp đo lường ROI hiệu quả

EM là một chỉ số đo lường ROI hiệu quả

Earned Media, trong những năm gần đây, được khẳng định là một thước đo chỉ số ROI của các chiến dịch Influencer Marketing. Năm 2021, 80% đơn vị ủng hộ sử dụng giá trị này để đo lường hiệu quả chiến dịch. Việc quyết định sử dụng Earned Media Value (EMV) để đo lường đã tăng 3% so với năm 2020.

Earned Media Value thể hiện mức độ đại diện cho doanh thu nhãn hàng nhận được trên nội dung của Influencer. Nó cũng cho biết một chiến dịch quảng cáo tương đương sẽ tốn kém bao nhiêu để đạt được hiệu quả tương tự. EMV sẽ tính toán giá trị doanh nghiệp nhận được từ nội dung mà Influencer chia sẻ.

Con số 20% người chưa đồng ý sử dụng các chỉ số EMV có lẽ là họ chưa quá thấu hiểu cách sử dụng phương pháp này hoặc gặp khó khăn trong quá trình theo dõi, đo lường.

Tìm kiếm Influencer và đo lường ROI là những thách thức lớn nhất với khách hàng

So với con số 39% người cảm thấy khó khăn trong việc tìm kiếm Influencer “chuẩn” cho chiến dịch của họ năm ngoái, năm nay đã giảm chỉ còn 34%. Đó là nhờ sự phát triển của những nền tảng kết nối Influencer tự động.

Ngoài ra, 24% người tham gia nhận thấy đo lường ROI cũng là một thách thức khá lớn bên cạnh 13% của Quản lý hợp đồng hay 10% của Quá trình thanh toán.

Thách thức trong quá trình triển khai Influencer Marketing

Influencer Marketing đã và đang là một chiến thuật hiệu quả. Điều này có thể nhận thấy từ những số liệu tăng trưởng qua các năm. Mặc dù còn có những tranh luận về độ hiệu quả và cách thực thi nhưng Influencer Marketing hứa hẹn sẽ là hình thức Marketing mà nhãn hàng không thể bỏ qua.

Tải báo cáo đầy đủ tại đây

Onfluencer – AI-Based Influencer Marketing Platform – Đơn vị tư vấn và thực thi chiến dịch Influencer Marketing tổng thể với 34.000+ Influencer, 3000+ KOLs, hệ thống đo lường chuyển đổi theo đơn hàng và tự động hoá Influencer Marketing. Giải pháp của Onfluencer bao gồm:

  • Tư vấn lên kế hoạch Influencer Marketing tổng thể
  • Sáng tạo nội dung phù hợp với chiến dịch nhãn hàng
  • Triển khai quảng cáo đa kênh kết hợp với influencer
  • Quản trị triển khai chiến dịch tự động trên nền tảng công nghệ
  • Tracking và báo cáo kết quả chiến dịch Social Commerce tự động