SEO trong mùa dịch: Tiết kiệm Chi phí hết mức – Thu hút Organic Traffic tối đa

Mùa dịch đã và đang kéo dài chưa biết điểm dừng, gây khó khăn cho rất nhiều doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp đã phải cắt giảm ngân sách Marketing, tận dụng “của nhà trồng được” như một phương án tạm thời dù biết rằng Marketing ảnh hưởng phần lớn đến doanh thu.

Hiểu được khó khăn này, đồng thời mong muốn đồng hành cùng các doanh nghiệp Startup, SMBs không chỉ ở TP.HCM mà trên toàn quốc, tôi muốn chia sẻ Bí quyết Marketing không tốn quá nhiều chi phí này đến doanh nghiệp.

Chiến lược SEO trong mùa dịch - Tiết kiệm chi phí tối đa với chiến lược thu hút Organic Traffic, không cần Backlinks hay thậm chí Entity Social. (Áp dụng cho các thị trường dễ và vừa)

Chỉ từ ngân sách chỉ từ 3 - 5 triệu/tháng, doanh nghiệp có thể triển khai một website thu hút hơn 3000 Traffic/tháng hay thậm chí có thể hơn nếu mức đầu tư cao hơn.

Không cần đội ngũ SEO chuyên nghiệp, không cần áp dụng các chiến lược SEO chuyên sâu, doanh nghiệp vẫn có thể "tự thân" SEO được trong giai đoạn khó khăn này.

Cùng bắt đầu nhé.

1. Bắt đầu với Topic Cluster và từ khóa

1.1. Topic Cluster là gì?

Topic Cluster không còn là thuật ngữ xa lạ, đặc biệt nếu bạn đang hoặc từng là SEOer hay làm Content SEO. Đây là xu hướng SEO phổ biến trong vài năm trở lại đây.

Dù chưa được công nhận là kỹ thuật SEO chính thức như On-page, Off-page hay Entity,... nhưng Topic Cluster vẫn được áp dụng rộng rãi vì hiệu quả nó mang lại.

Nếu được triển khai đúng cách, Topic Cluster có thể là chất xúc tác đưa website lên top đầu các trang kết quả tìm kiếm. Thế nhưng, thực hiện Topic Cluster là một quá trình dài và tẻ nhạt với đầy rẫy những khó khăn về tốc độ tiềm ẩn, đòi hỏi bạn cần tập trung và quyết tâm cao độ nhé!

Bởi, tuy đây là kỹ thuật SEO chậm nhưng rất nhất quán, không chỉ cải thiện thứ hạng tìm kiếm lẫn lưu lượng truy cập tự nhiên mà còn tạo nền tảng SEO tốt cho những chiến lược sau này

Vậy, làm cách nào để xác định topic cluster?

Trước hết, chúng ta cần hiểu chính xác thì topic cluster là gì?

Về cơ bản, Topic Cluster là phân loại và nhóm các nội dung hoạt động trên trang web của bạn vào những chủ đề bao quát (được gọi là Pillar Content).

This image has an empty alt attribute; its file name is topic-cluster.jpg

Cluster content cung cấp nội dung chi tiết hơn và liên kết về Pillar content bằng các Hyperlinks.

Pillar content thường tập trung vào một từ khóa rộng có lượng tìm kiếm cao (độ khó cao), trong khi cluster content tập trung vào các từ khóa cụ thể hơn với khối lượng tìm kiếm nhỏ hơn (và độ khó dễ hơn, có thể đạt được).

Những phần này sau đó sẽ được Internal Link về lại pillar content.

Ví dụ: Giả sử bạn là một trung tâm đào tạo lập trình trực tuyến. Bạn muốn tiếp cận đối tượng khách hàng là sinh viên, người đang đi làm nhưng có nhu cầu học code hoặc người có mong muốn nhảy việc qua IT.

Bạn có thể tiếp cận với khách hàng tiềm năng bằng các chủ đề nhận thức (theo Phễu Marketing) trong lĩnh vực này như: PHP là gì, Python là gì, Học lập trình, Lập trình C...

This image has an empty alt attribute; its file name is vi-du-topic-cluster.jpg

Mục tiêu SEO của Topic Cluster là giúp website đạt được traffic cao hơn nhờ vào chiến lược tập trung cho các từ khóa có volume search nhỏ hơn (tương ứng với độ cạnh tranh thấp).

Lúc này, chỉ với những hướng dẫn trong bài viết này, bạn dễ dàng được xếp hạng cho những từ khóa thuộc Cluster.

Và sau khi giành được thứ hạng tốt cho tất cả Cluster Content, bạn càng tạo dựng được uy tín trong mắt Google và tăng ưu thế để xếp hạng cho Pillar Content (Những từ khóa có Volume Search cao và độ canh tranh cao)

1.2. Cách Research Topic Cluster

1.2.1. Pillar Content là gì và lợi ích của Pillar Content

Pillar Content hoạt động như một trang cung cấp thông tin chính đến cả người đọc lẫn công cụ tìm kiếm, giúp làm rõ:

  • Trang web bạn đang nói về chủ đề gì?

  • Chúng đem lại giá trị ra sao cho người đọc?

Hãy xem trang web của HubSpot.

This image has an empty alt attribute; its file name is research-topic-cluster.jpg

Trên đây là hai Pillar Content về Chủ đề Social Media Marketing và SEO.

Nếu đi sâu vào 2 bài đăng này, bạn sẽ nhận thấy chúng chứa các liên kết nội bộ dẫn tới những phần nội dung cụ thể hơn thuộc Social Media Marketing và SEO tương ứng.

Mục tiêu cuối cùng của Topic cluster là đạt được thứ hạng tốt nhất cho những chủ đề Pillar Content như thế này.

1.2.2 Cách xác định và tìm Pillar Content

Pillar Content thường là một bài viết dài và đầy đủ nội dung tổng quát cho một chủ đề chính. Như tôi đã chia sẻ ở trên, Pillar Content sẽ giúp Google và người đọc hiểu rõ về chủ đề của Website và là “trụ cột” để phát triển các chủ đề bổ trợ (Cluster).

Hãy lưu ý rằng các pillar content tạo ra cần phải bao quát chủ đề đủ rộng, để có thể liên kết với tất cả cluster content của nó. Nội dung cluster được tạo hoặc tối ưu hóa chỉ nên đi sâu vào một phần được đề cập trên pillar content.

Ví dụ: Như ví dụ ở trên, tôi muốn tạo một Pillar Content là “Học lập trình”. Nội dung bài Piller này tôi sẽ trình bày về khái niệm Lập trình, Lý do nên học lập trình và cách học lập trình cho người mới bắt đầu.

Và tất nhiên trong bài viết, tôi sẽ khéo léo điều hướng người đọc về khóa học lập trình mà Trung tâm đang đào tạo.

This image has an empty alt attribute; its file name is pillar-content.jpg

Khi tìm Pillar Content, quan trọng là nghĩ đến chủ đề bạn muốn cạnh tranh thay vì đi tìm những từ khóa rời rạc.

Để làm điều này, bạn có thể học theo - Leslie Ye, người đã tiến hành “đại tu” một số lượng lớn các trang nội dung của HubSpot thành các Topic Cluster:

“Khi cân nhắc xem có nên gọi là pillar content hay không, hãy tự hỏi bản thân: Liệu trang này có trả lời được mọi câu hỏi của độc giả tìm kiếm từ khóa X hay không, VÀ nó có đủ rộng để làm trụ cột (pillar) cho 20-30 bài đăng không?”

Ngoài ra, Leslie còn gợi ý 3 mẹo xác định nhanh trang Pillar:

  1. Nếu một trang đang được tập trung xếp hạng cho từ khóa đuôi dài, thì đó không phải là một Pillar Content.
  2. Nếu một trang có nội dung chuyên sâu về một chủ đề hẹp và các kiến thức trong bài viết có thể nâng cao hơn thì đó không phải là pillar content.
  3. Nếu một trang liên quan đến nhiều khía cạnh của một chủ đề rộng, thì đó có thể là một pillar content.

Nào, nếu bạn muốn bắt tay ngay vào triển khai Topic Cluster một cách nghiêm túc, hãy cùng tôi tìm hiểu cách Research Topic Cluster bằng công cụ SEO cực phổ biến - Ahrefs

Đây là công cụ SEO phổ biến mà tôi khá thích.

Ahrefs là công cụ SEO hữu ích đồng thời quan trọng với hầu hết các kỹ thuật SEO. Trong bài đăng này, Ahrefs cũng đóng vai trò quan trọng khi có khả năng xác định các chủ đề chính có liên quan đến các từ khóa cụ thể.

Nhưng trước tiên, bạn cần mua 1 tài khoản Ahrefs đã nhé!

Các bước tìm Topic Cluster bằng Ahrefs như sau:

  1. Truy cập tài khoản Ahrefs
  2. Nhấp vào Keyword Explorer
  3. Nhập Topic của bạn vào ô và nhấp vào nút kính lúp

This image has an empty alt attribute; its file name is keyword-explorer.jpg

Tiếp theo, bạn sẽ thấy nhiều loại dữ liệu khác nhau cho từ khóa của mình, bao gồm:

  • Volume Search: Khối lượng tìm kiếm trung bình mỗi tháng
  • KD = Keyword Difficulty: Độ khó cạnh tranh từ khóa
  • Và những thông tin khác điển hình với hầu hết các công cụ nghiên cứu từ khóa.

Quan trọng là, bạn cũng sẽ thấy chủ đề chính cho từ khóa đó, chính là phần Parent Topic.

This image has an empty alt attribute; its file name is parent-topic.jpg

Parent topic là Pillar content bạn đang tìm

Đồng thời, bạn cũng sẽ thấy các gợi ý cho Cluster Content mà tôi sẽ nói ở phần tiếp theo đây - Cách tìm cluster sau khi có Pillar content.

1.2.3. Research Cluster cho từng Pillar

Tôi đã đề cập trước đó rằng bạn nên hướng tới việc tạo Cluster content với chủ đề phụ chi tiết là các từ khóa có lượng tìm kiếm (search volume) thấp.

Vậy làm cách nào để tìm ra các cluster này?

  • Cách 1: “Đào sâu” Keyword Explorer của Ahrefs

Không ngừng “đào bới” để tìm ra càng nhiều từ khóa càng tốt cho đến khi bạn có đủ ý tưởng viết bài cho bộ từ khóa liên quan:

This image has an empty alt attribute; its file name is keyword-explorer-ahrefs.jpg

Keyword Explorer là nơi khám phá “kho tàng” từ khóa

Nhấp chuột vào từng từ khóa, bạn sẽ được xem phân tích sâu hơn như lượt nhấp, độ khó, CPC, Parent topic từng từ khóa...

This image has an empty alt attribute; its file name is cong-cu-keyword-explorer-ahrefs.jpg

Ahrefs cung cấp nhiều thông tin hữu ích

  • Việc nghiên cứu liên tục sẽ giúp bạn sàng lọc được bộ từ khóa:
  • Có search volume thấp
  • Có thể nhóm lại thành 1 bài viết hoàn chỉnh

Liên tục tải về và sàng lọc cho đến khi bạn có bộ từ khóa ưng ý cùng ý tưởng cho danh sách bài viết mà bạn có thể thu hút khách hàng thông qua chúng. Thấy hào hứng rồi chứ?

  • Cách 2: Dùng LSI Graph

LSI Graph là một công cụ từ khóa LSI miễn phí được thiết kế để giúp bạn xác định hàng chục thuật ngữ liên quan từ khóa bạn cần.

Nếu bạn chưa biết từ khóa LSI là gì thì từ khóa LSI là các từ khoá được liên kết về mặt ngữ nghĩa với một từ khoá mục tiêu hoặc một truy vấn tìm kiếm. Nó giúp các công cụ tìm kiếm hiểu cặn kẽ chủ đề của một phần nội dung web.

Trong SEO, từ khóa LSI giúp các công cụ tìm kiếm hiểu sâu nội dung của web, dẫn đến tiềm năng xếp hạng cao hơn.

Cách sử dụng LSI Graph rất đơn giản:

  1. Truy cập trang web
  2. Nhập từ khóa mục tiêu
  3. Nhấn Generate để tạo một danh sách dài các từ khóa LSI tiềm năng.

This image has an empty alt attribute; its file name is lsi-graph.jpg

Tìm LSI keyword bằng LSI tools

Từ đây, bạn có thể tải về bộ từ khóa nếu đã có tài khoản Premium nhé! ^^

  • Cách 3: Sử dụng Adwords Keyword Planner

Một cách khác tương tự công cụ trên nhưng hoàn toàn miễn phí là tìm từ khóa LSI bằng Adwords Keyword Planner của Google.

Công cụ này gợi ý hàng trăm từ khóa cho các nhà quảng cáo sử dụng và cũng liệt kê các thuật ngữ và cụm từ tìm kiếm phổ biến. Nhập cụm từ hoặc từ khóa mục tiêu của bạn, sau đó xem những từ khóa SEO liên quan nào có mức độ tìm kiếm cao và cạnh tranh thấp để nhắm mục tiêu cho chiến lược từ khóa của mình.

This image has an empty alt attribute; its file name is adwords-keyword-planner.jpg

Giao diện tìm LSI keyword bằng Google Planner Keyword

  • Cách 4: Sử dụng Keywords Everywhere Extension

Đây là Tiện ích mở rộng Keyword Everywhere trên Chrome. :)

This image has an empty alt attribute; its file name is keywords-everywhere.jpg

Chọn Add to Chrome là đã có thể dùng được công cụ này

Hãy xem thử Related Keyword và People Also Search For mà tôi làm mẫu:

This image has an empty alt attribute; its file name is tien-ich-keyword-everywhere.jpg

Keyword Everywhere là một tiện ích mở rộng thú vị

Tuy nhiên bạn cần trả phí để sử dụng nhiều tính năng hơn như Volume, CPC (cost per click) và những thông tin khác giúp tăng khả năng cạnh tranh.

Giờ đây, bạn sẽ có thể ước tính chi tiết về tần suất từng cụm từ được tìm kiếm (điều này có thể giúp bạn ưu tiên những cụm từ nào cần nhắm mục tiêu).

Nothing good came free, đúng chứ?

Nói tóm lại, cá nhân tôi vẫn thích sử dụng Ahrefs nhất vì rất “giàu” thông tin giúp “sàng lọc” nhanh hơn.

Dựa trên 4 cách này, chúng ta đã hoàn thành được:

  • Chủ đề chính (Chủ đề của Pillar Content): được xác định là Parent Topic trong Ahrefs. Đây sẽ là chủ đề “trụ cột” để chúng ta xây dựng các cụm bài viết cluster xung quanh.
  • Chủ đề phụ (Chủ đề của Cluster Content): là bộ từ khóa Cluster liên quan giúp nhắm mục tiêu hẹp hơn mà chúng ta có thể tạo content.
  • Sau khi có được các chủ đề chính và phụ, công việc tiếp theo mà tôi gợi ý cho bạn là xây dựng content và liên kết nội bộ với nhau theo quy tắc:
    • Các trang Cluster Content sẽ được đi Internal Link đến Pillar Content.
    • Trang Pillar Content cũng sẽ được đi Internal Link đến các trang Cluster Content.
    • Các trang Cluster sẽ Internal Link lẫn nhau

Như tôi đã gợi ý công việc tiếp theo, có thể bạn sẽ có ý nghĩ rằng bây giờ bạn nên viết và đăng tải tất cả các bài viết Pillar và Cluster càng sớm càng tốt đúng không?

Không không, ý tưởng về cơ bản là vậy, nhưng không hẳn là vậy. Nếu website của bạn là một website mới thì việc đăng tải hàng loạt các bài viết trong cùng một khoảng thời gian ngắn là ý tưởng tồi. Website của bạn có thể bị “kìm hãm” bởi thuật toán Google Sandbox.

This image has an empty alt attribute; its file name is check-sandbox-google.jpg

Kể cả tôi đã “gắn bó” với SEO hơn 4 năm và kinh qua vô số dự án lớn nhỏ vẫn mắc phải sai lầm này. Dẫn đến việc tôi phải vất vả “gỡ bỏ” nó, phải dồn thêm tài nguyên (hơn dự kiến) để có thể lên TOP từ khóa mong muốn.

Và dù website bạn có uy tín trong mắt Google đến đâu thì việc đăng tải hàng loạt các bài viết cũng gây ra một mớ hỗn độn. Bạn có thể tối ưu chưa tốt khâu nào đó hoặc người đọc “trung thành” có thể lỡ bỏ bài viết mới của bạn.

Thay vào đó, hãy dành chất xám để nghĩ về nội dung cần tạo như giải thích khái niệm hay bài viết chuyên sâu lĩnh vực chủ đề có khả năng web bạn đang thiếu nhưng người dùng quan tâm. Nói tóm lại, bạn có thể làm như sau:

1. Tạo nội dung mới

2. Cập nhật nội dung hiện có

3. Cải thiện cấu trúc trang web

Cách “úm ba la” từ khóa ra bài viết thì tôi sẽ hướng dẫn ở phần tiếp theo đây, hãy cùng xem nhé.

2. Lên kế hoạch triển khai Content theo Topic Hierarchy

Lại một lần nữa, tôi lặp lại khẳng định của mình. Topic Cluster chính là “chìa khóa” cho chiến lược phát triển dài hạn, giúp website của bạn có thể đứng đầu ngành, xếp hạng cho những từ khóa chủ đề chính hay từ khóa dịch vụ/sản phẩm chính. (Như cách tôi giúp website fiexmarketing.com có thể Top 1 từ khóa “Dịch vụ Marketing Online” vậy đó)

Để bạn dễ hình dung quá trình này, tôi sẽ liên tưởng việc triển khai Topic Cluster với trò chơi domino. Mỗi domino đại diện cho lượng tìm kiếm của một từ khóa nhất định.

Domino đầu tiên là bài viết tối ưu cho từ khóa có search volume nhỏ nhất, cạnh tranh thấp.

Một khi bạn thúc đẩy bài viết này thành công, tương ứng với việc từ khóa có thứ hạng nằm top trên SERPs. Bài viết này sẽ tăng trưởng traffic, xây dựng được sự chú ý với Google, từ đó tạo “nền móng” giúp các bài tiếp theo (với từ khóa có search volume cao hơn) sẽ có khả năng thăng hạng tốt hơn.

Và cuối cùng, khi website bạn đã lên top kha khá các từ khóa trong cụm Topic Cluster, Google sẽ xem trang web của bạn là một nguồn thông tin chuyên nghiệp về chủ đề này.

Lúc này, bạn chỉ cần sử dụng thêm chút “tài nguyên” để keyword chính (Keyword Pillar) lên top. Giống như thay vì chen chúc tranh giành thứ hạng, bây giờ bài viết Pillar giàu tiềm năng hút traffic của bạn đã được “dọn đường đi” sẵn bởi các cluster content.

Đây gọi là Topic Hierarchy - Phương pháp Phân cấp Chủ đề.

This image has an empty alt attribute; its file name is topic-hierarchy.jpg

Với Topic Hierarchy, việc đạt thứ hạng cao không phải là điều ngoài tầm với.

Nghe tuyệt chứ, để hiểu rõ hơn bạn có thể cùng tôi phân tích ví dụ dưới đây.

Tôi muốn triển khai Topic “Học lập trình” và mục tiêu cuối cùng là lên TOP từ khóa “Khóa học lập trình” có độ khó là 7.

Tôi sẽ triển khai trước các bài viết Cluster cạnh tranh thấp như “học lập trình có khó không”, “cách học lập trình hiệu quả”... Đây đều là những bài có độ khó thấp hơn các bài trong cùng Topic và tôi đánh giá mức độ cạnh tranh dễ trong thị trường.

This image has an empty alt attribute; its file name is vi-du-topic-hierarchy.jpg

Lúc này khi bài viết được đăng tải, tôi chỉ cần tốn ít nguồn lực để từ khóa của các chủ đề dễ này lên TOP và thu hút traffic.

Từ đó khi tôi triển khai các bài viết chủ đề cạnh tranh hơn như “học lập trình”, “khóa học lập trình” và liên kết các bài viết đã đăng tải trước đó đến 2 bài này thì 2 bài viết “học lập trình”, “khóa học lập trình” sẽ được thừa hưởng sức mạnh (Traffic & Trust).

This image has an empty alt attribute; its file name is trien-khai-topic-hierarchy.jpg

Bạn đã có các chủ đề cùng bộ từ khóa cụ thể để triển khai, giờ là lúc để bắt đầu từ con số nhỏ nhất theo quy trình:

  1. Outline content
  2. Hoàn thiện content
  3. Tối ưu và đăng tải
  4. Triển khai Internal Link Topic cluster
  5. Theo dõi hiệu quả SEO

Một lưu ý quan trọng bạn không thể bỏ qua: Để tránh thuật toán Sandbox, bạn không nên đăng tải hàng loạt bài viết trong cùng một khoảng thời gian.

Ngoài ra, để kết hợp thêm phương pháp Topic Hierarchy - Phương pháp Phân cấp Chủ đề hiệu quả hơn thì bạn nên lập kế hoạch đăng tải các bài viết đều đặn, theo từng tuần, từng tháng. Ví dụ bạn có 100 bài viết, bạn có thể cài đặt publish bài viết vào 9h sáng hàng ngày. Các bài viết sẽ được đăng tải từ keyword có volume nhỏ nhất và đăng tải dần đến keyword chính.

2.1. Lên Outline Content

Bây giờ bắt đầu đoạn quan trọng không kém, là 1 trong các lý do ảnh hưởng trực tiếp đến việc bài viết của bạn có lên top hay không, chính là triển khai content.

Đây là nội dung giúp bạn:

  • Điều kiện cần để tối ưu SEO lên TOP
  • Thu hút & giữ chân người đọc (Giảm tỷ lệ Bounce Rate và tăng Duration của User)
  • Xây dựng hình ảnh thương hiệu expert trong lĩnh vực

Sau đây là hướng dẫn của tôi về cách lên Outline chuẩn SEO giúp bạn đạt được cả 3 mục tiêu trên. Phần này đòi hỏi sự tập trung, tỉ mỉ và tay nghề người viết tương đối ổn định, nhưng nếu bạn chưa phải là một cây viết tốt, cứ luyện tập bằng giọng văn đơn giản, rõ ràng mạch lạc là được.

Bước 1: Nghiên cứu từ khóa

Từ khóa không chỉ giúp định hình bài viết, mà còn quyết định khả năng cạnh tranh của nội dung bạn tạo ra.

Một outline content SEO muốn cạnh tranh tốt và thu hút được người dùng cần đảm bảo 2 điều.

Thứ nhất, phải đầy đủ.

Thứ hai, phải khác biệt.

Vậy làm cách nào để biết outline của bạn đã chứa đầy đủ những thông tin quan trọng?

Làm cách nào để biết đâu là thông tin quan trọng? Đó chính là: những thông tin mà top 5 đối thủ của bạn đều có.

Hãy cầm từ khóa research trên công cụ tìm kiếm, top 5 trên cùng của trang nhất chính là đối thủ đang ở vị trí mà bạn mong đợi. Nếu bạn muốn cạnh tranh top 10? Yup, tùy theo bộ từ khóa mà bạn có thể research 5 hoặc 10 đối thủ trên trang nhất.

Sau đó liệt kê những nội dung trọng điểm mà đối thủ nào cũng có để định hình sơ bộ outline đầy đủ nội dung SEO, bởi vì đây là những nội dung bắt buộc bài viết của bạn cũng phải có. Trong mắt bot Google, những nội dung này được người dùng tìm hiểu nhiều cho truy vấn (từ khóa) ấy.

Có đầy đủ các phần thông tin quan trọng đồng nghĩa rằng bạn đã có 80% cơ hội đạt thứ hạng cao trên SERPs. Vậy còn 20% - phụ thuộc vào chất lượng nội dung bài viết của bạn thú vị và khác biệt như thế nào.

Đây chính là Content Unique.

Content SEO cơ bản giúp bài viết đạt thứ hạng cao, thu hút người đọc nhấp vào bài viết nhiều hơn, ừ thì thứ hạng càng cao, lượt nhấp càng nhiều mà, đúng chứ?

Nhưng Content Unique sẽ cho người đọc lý do để yêu thích bài viết của bạn, yêu thích thương hiệu doanh nghiệp bạn và sẵn lòng tìm hiểu thêm những nội dung khác bạn cung cấp.

Người đọc ở lại trang lâu hơn, tìm hiểu nhiều hơn đồng nghĩa rằng các chỉ số đánh giá content như Time On Site, Bounce Rate đều tốt.

Và Google sẽ dựa vào đây để tiếp tục đánh giá xem có nên đưa website bạn lên thứ hạng cao hơn nữa không đấy. Vậy làm cách nào để “nâng cấp” content trở nên unique?

Có 2 cách như sau:

  1. Nghiên cứu nội dung nước ngoài bằng keyword tiếng anh có nội dung tương tự, từ đó rút ra những phần nội dung có thể phát triển thêm
  2. Thu thập những kiến thức, kinh nghiệm học được trong quá trình nghiên cứu chuyên sâu thành phần thông tin bổ sung hữu ích cho người đọc

Thông thường, các mẹo, lưu ý quan trọng hoặc hỏi đáp là những nội dung được yêu thích.

Nhưng để chắc chắn đâu là thông tin thật sự hữu ích, hãy để tâm đến User Intent (Ý định của người dùng).

Khi bạn tạo bất kỳ loại nội dung nào, quy tắc vàng luôn (và sẽ luôn như vậy) là tập trung vào người dùng. Đây là điều Marketer hay Content Writer nào cũng biết, nhưng rất dễ bỏ qua.

Vì vậy, khi bạn đi sâu vào chiến lược Topic Cluster, bạn cần có vốn hiểu biết nhất định về những thắc mắc của người đọc. Hoặc bạn cần biết cách tìm kiếm những câu trả lời.

Hãy xem những câu hỏi mà mọi người đang hỏi về chủ đề chung này bằng cách sử dụng tính năng Question của Ahrefs và trích xuất ra những câu hỏi phổ biến nhất rồi giải đáp chúng trong bài viết của mình. Ví dụ:

  • Học lập trình để làm gì?
  • Nên học lập trình gì?
  • Học lập trình như thế nào?

This image has an empty alt attribute; its file name is 093y4WVPVSlEOq0Wexv_QfDRfqYaf6Fk3TCapTkm27pigm4sHVydYgzsoJpOhAmlI0p4k89TU_7DS3OAKzXTpi6mPGkRBYjlkW_4_zuTBfals8YOErsLhR2RJF-9kLD1E8rI6oEX

Thuật ngữ “User Intent” có lẽ là từ thông dụng lớn nhất trong SEO ngày nay. Bạn càng khai thác tốt nội dung của mình thì nội dung của bạn càng được yêu thích hơn từ Google!

2.2. Triển khai Content chi tiết

Hãy thử tưởng tượng content như một mảnh đất, và SEO là loài cây bạn trồng. Để SEO tạo ra thành quả, các bước tối ưu SEO có tầm quan trọng tương đương với chăm sóc cây trồng, bao gồm tối ưu Onpage và Internal Link mà tôi sẽ hướng dẫn ở phần tiếp theo đây.

Và content SEO cũng quan trọng như một mảnh đất trồng. Mảnh đất này có đủ dưỡng chất không, có giúp SEO phát triển và giúp bạn gặt hái được gì không, là phụ thuộc Outline và triển khai Content.

Bổ sung 1 số tip triển khai content thu hút, hấp dẫn như tự thiết kế hình ảnh, lựa chọn văn phong và đại từ nhân xưng phù hợp user của mình, ...

Lưu ý: Sau khi đăng tải bài viết, bạn cần submit URL để Google bot quét thông tin bài viết và quyết định đưa lên top hay không.

Nếu không submit bài viết, mọi công sức viết bài đều "đổ sông đổ biển".

3. Tối ưu Onpage cơ bản

Đừng để từ ngữ chuyên ngành này làm bạn lo lắng. Tối ưu hóa onpage chỉ là quá trình tối ưu các trang trên trang web của bạn để Google hiểu chúng.

Danh sách sau đây có thể giúp bạn kiểm tra công đoạn tối ưu Onpage đã đầy đủ hay chưa:

  • Xác định 1 từ khóa chính cho mỗi trang
  • Tạo thẻ meta cho mỗi trang có chèn từ khóa
  • Thêm từ khóa vào URL của mỗi trang
  • Tạo Tiêu đề H1 với từ khóa cho trang đó
  • Chèn từ khóa (bao gồm cả từ khóa chính và từ khóa phụ) vào nội dung bài viết một cách tự nhiên và chiếm khoảng 2 đến 3% tổng số văn bản
  • Liên kết đến các trang khác từ bài viết

4. Lập kế hoạch và triển khai Internal Link Topic Cluster

Nếu bạn chưa biết thì Internal link (liên kết nội bộ) là việc dẫn link từ trang này sang trang khác trên cùng một tên miền/website. Sức mạnh của internal link trong SEO là không thể phủ nhận.

Mà mô hình Topic cluster bạn lập ở trên đã cho bạn sơ đồ internal link bền chắc nhất.

Cấu trúc internal link Topic cluster của bạn sẽ giúp Google hiểu:

  • Mối quan hệ giữa các trang.
  • Giá trị của các trang.
  • Mức độ liên quan của các trang.

Mục đích quan trọng nhất của việc sử dụng Topic cluster là giúp các công cụ tìm kiếm hiểu rõ về trang web của bạn. Khi bạn liên kết các Topic content với nhau, tất cả các Topic cluster này sẽ tập trung xây sức mạnh chuyên môn cho Pillar content.

This image has an empty alt attribute; its file name is internal-link-topic-cluster.jpg

Một ví dụ về Topic Cluster

Mặc dù có thể có một số trường hợp ngoại lệ, nhưng trong cách SEO theo Topic cluster, bạn nên liên kết với nhau các Cluster với nhau và với nội dung trụ cột (Pillar) của chúng.

Điều này có mục đích giúp Google hiểu cấu trúc trang web của bạn và phát huy hiệu quả của Internal Link (Truyền sức mạnh Link Juice hay PageRank theo cách mà bạn muốn).

Ten... Cuối cùng cũng đã xong, bạn chỉ cần áp dụng những hướng dẫn trên và tiếp tục bổ sung các Topic Cluster mà doanh nghiệp đang hướng đến, tăng cơ hội tiếp cận khách hàng tiềm năng.

Dưới đây là một số kết quả khi FIEX triển khai gói dịch vụ Content Marketing cho doanh nghiệp Trung Tâm Đào Tạo Lập Trình trong 3 tháng (14 bài/tháng) từ 01.01 - 31.3.21

This image has an empty alt attribute; its file name is traffic-ahrefs-1.png

This image has an empty alt attribute; its file name is top-pages-1.png

5. Một số tip đơn giản giúp thúc đẩy hiệu quả SEO

Tôi đảm bảo rằng các mẹo này đều 100% có tác dụng thúc đẩy hiệu quả SEO xuất hiện nhanh hơn (trước khi bạn nản lòng). Vậy nên nếu có thể, đừng ngại áp dụng những mẹo dưới đây:

  • Tạo một số trang doanh nghiệp địa phương để thúc đẩy SEO local như Google My Business, LinkedIn, Facebook (nếu chưa có)
  • Sau khi đăng tải các bài viết trên website, đừng quên chia sẻ chúng trên các mạng xã hội có cơ hội doanh nghiệp bạn thường hoạt động như Fanpage doanh nghiệp, Cộng đồng trong cùng lĩnh vực… (như cách mà tôi đang chia sẻ bài viết này).
  • Nếu như nội dung của bạn có thể chuyển thành video, audio… và phân tán trên các nền tảng social media khác như Youtube, Spotify,... đừng ngại để thử nhé!

Đây là một trong các thủ thuật Local SEO dễ làm cho cả người mới. Sự tiếp cận và tương tác cao từ người dùng giúp Google nhận diện rằng đây là nội dung đáng để quan tâm và phát tán rộng hơn, từ đó thúc đẩy kết quả lên top của bài.

Kết luận

Trên đây là hướng dẫn của tôi về "SEO trong mùa dịch - Tiết kiệm chi phí tối đa với chiến lược thu hút Organic Traffic, không cần Backlinks" (Áp dụng cho các thị trường dễ và vừa)"

Chiến lược này không đòi hỏi gì ngoài công cụ SEO cơ bản cùng tư duy logic để lập Topic cluster và một chiến lược Content đúng đắn.

Tuy nhiên nếu bạn cảm thấy không chắc chắn về bộ từ khóa, bản đồ topic cluster hay chất lượng content của mình, đừng ngại khi liên hệ với chúng tôi.

Bài viết được viết bởi FIEX Marketing và được trích dẫn từ SEO trong mùa dịch: Tiết kiệm Chi phí hết mức - Thu hút Organic Traffic tối đa