5 Rào cản từ chính nội bộ công ty mà các marketer cần lưu ý khi làm thương hiệu.

“Thương hiệu là tài sản vô hình có vai trò vô cùng lớn với mỗi doanh nghiệp”. Và quá trình xây dựng thương hiệu bao giờ cũng được bắt nguồn từ những yếu tố nội lực và thế mạnh và nguồn lực bên trong của chính doanh nghiệp. Tuy nhiên, đôi khi trong quá trình hoạt động cũng chính yếu tố này lại vô hình chung là những rào cản ảnh hưởng tới việc xây dựng thương hiệu và truyền thông thương hiệu. Sau đây là 5 cản trở cơ bản bắt nguồn từ chính nội bộ công ty, thường hay diễn ra nhất trong các công ty vừa và nhỏ trong quá trình xây dựng thương hiệu.

1. Thiếu sự đồng bộ và nhất quán.

Các công ty SME, thậm chí cả một số công ty lớn thường không có một hướng dẫn cụ thể mang tính xuyên suốt. Việc thay đổi quản lý marketing liên tục dẫn tới việc thương hiệu bị thay đổi theo vòng đời của quản lý marketing. Quan điểm của mỗi quản lý không đồng nhất, khác nhau về cách triển khai và nhìn nhận. Vì vậy, sự thiếu thống nhất đồng bộ rất dễ xảy ra. Trong khi đây là một yếu tố nguy hiểm khi triển truyền thông thương hiệu theo đúng định vị đã đề ra. Để giải quyết vấn đề này, các công ty vừa và nhỏ nên có một hướng dẫn nhất định về thương hiệu: brand blueprint, brand guideline, brand vision,... làm kim chỉ nam để căn vào đó thương hiệu có được sự nhất quán, tránh tự phát tùy theo mỗi ý từng cá nhân.

Tính thống nhất là 1 trong 3 yếu tố quan trọng để thông điệp được củng cố mạnh mẽ

Tính thống nhất là 1 trong 3 yếu tố quan trọng để thông điệp được củng cố mạnh mẽ

2. Bắt chước theo trend một cách kệch cỡm

Tính cách thương hiệu là yếu tố cốt lõi, định hình thương hiệu. Bất cứ một nội dung nào liên quan đến thương hiệu đều ít nhiều phải thể hiện được tính cách thương hiệu. Chỉ như vậy, hình ảnh của thương hiệu mới có thể in sâu vào tâm trí khách hàng. Nếu xu hướng và tính cách thương hiệu trái ngược nhau, marketer không nên gượng ép bắt trend để rồi cuối cùng xôi hỏng bỏng không. Trong nội bộ công ty, bạn có thể đối mặt với những câu hỏi như:

“Đang có trend này đấy bên mình làm gì đi chứ”

“Cái này sẽ thu hút rất nhiều tương tác và sự chú ý, mà không thấy công ty mình làm gì,…”

Có thể là những “order” từ sếp hay từ các phòng ban liên quan. Tuy nhiên người marketer cần hiểu rõ sự phù hợp giữa thương hiệu, bản thân của trend và insight tệp khách hàng của mình để giải đáp lại những khúc mắc đó.

Khi iphone 11 ra đời, có rất nhiều thương hiệu bắt trend này. Có những thương hiệu đã thành công và có những thất bại. Grab là một ví dụ về thành công trong việc khai thác tạo trend tại thời điểm đó vì biết khai thác 3 yếu tố nêu trên.

3. Lãnh đạo công ty

Thị trường là những thay đổi liên tục không ngừng, vì vậy những người làm thị trường cũng phải luôn cập nhật để theo kịp những biến đổi. Tuy nhiên, các marketer cũng chịu sự chi phối của các cấp trên trong nội bộ công ty. Người duyệt của các bạn cũng cần phải có tư duy marketing một cách tổng thể. Ở các công ty SMEs, các sếp thường hay kiêm nhiệm rất nhiều việc như đi sales đối ngoại, tài chính, vận hành, mà quên đi mất phần bổ sung kiến thức cơ bản về marketing. Tôi vẫn thường nghe than phiền từ các nhân viên, anh chị em đồng nghiệp như “Sếp yêu cầu cho quá nhiều chữ”, “Sếp muốn banner này phải có tất cả thông tin nhưng cuối cùng khách hàng sẽ chẳng có đủ thời gian để đọc các thông tin đó trong khoảng thời gian có hạn. Biện pháp cơ bản là phải giải thích thuyết phục sếp. Ngoài ra bản thân chính các chủ doanh nghiệp cũng nên tự nhận thức việc bổ sung kiến thức thêm, đặc biệt ở những doanh nghiệp tỉ trọng các hoạt động marketing chiếm phần trăm cao.

4. Nội lực của doanh nghiệp

Doanh nghiệp có 7 nguồn lực chính sau: Nhân lực, vật lực, trí lực, tài lực, hợp lực, thương lực, hệ lực. Vậy nguồn lực của doanh nghiệp bạn có đáp ứng định vị thương hiệu mà bạn hướng tới không? Một SME với hạn chế tài lực và vật lực, thương lực,… nhưng định vị là thương hiệu là số một trong ngành đại đương đang đỏ liệu bạn có thực thi nổi không? Đây là một vấn đề mà quản lý marketing cần phải giải quyết để lãnh đạo công ty và mục tiêu của lãnh đạo luôn luôn muốn trở thành số 1 phù hợp nhất với nguồn lực của công ty.

ảnh nguồn B Coaching

5. Văn hóa doanh nghiệp

Yếu tố văn hóa được coi là động lực thúc đẩy sự phát triển. Đặc biệt trong tình hình Covid như hiện nay, đối với SME thì năng lực tài chính chưa nhiều, nhân sự không tuyển được người giỏi, cần phải tập trung thúc đẩy để thu hút nhân lực bằng nhiều khía cạnh khác nhau ngoài chế độ lương bổng. Ngoài ra văn hóa cũng là nền tảng cho thế mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp. Đây là một yếu tố mà các marketer còn bỏ ngỏ và chưa phát huy được sức mạnh, thậm chí với nhiều SME văn hóa doanh nghiệp chưa được chú trọng còn là một rào cản lớn đối với marketing khiến không tuyển được người, không giữ được người, tinh thần làm việc, cơ chế làm việc chưa tạo được động lực cho nhân viên,…

Theu DMP