Điểm tin thị trường app từ AppROI Marketing: Spotify trở thành đối thủ của Clubhouse, Facebook thử nghiệm Audio Room

Lĩnh vực app vẫn luôn phát triển, với kỷ lục 218 tỉ lượt tải xuống và 143 tỉ USD chi tiêu cho người tiêu dùng toàn cầu vào năm 2020. Người tiêu dùng cũng đã dành 3,5 nghìn tỉ phút để sử dụng các app chỉ riêng trên thiết bị Android. Và ở Mỹ, việc sử dụng app đã vượt qua cả thời gian xem truyền hình trực tiếp. Người Mỹ trung bình xem truyền hình trực tiếp 3,7 giờ mỗi ngày, nhưng họ dành tới 4 giờ mỗi ngày cho mobile.

App không chỉ là một cách để giải trí lúc rảnh rỗi, mà còn là một phần của công việc và kinh doanh. Vào năm 2019, các công ty ưu tiên cho thiết bị di động có mức định giá tổng hợp lên đến 544 tỉ USD, cao hơn 6,5 lần so với các công ty không tập trung vào thiết bị di động. Vào năm 2020, các nhà đầu tư đã rót 73 tỉ USD vốn vào các công ty liên quan đến mobile – con số này tăng 27% so với cùng kỳ năm ngoái.

Vì vậy, thế giới app vẫn luôn có những tin tức mới diễn ra từng ngày. Tuần này sẽ là câu chuyện về đối thủ cạnh tranh của Clubhouse, thử nghiệm đầu tiên của Facebook đối với Live Audio Room ở Hoa Kỳ và việc Spotify ra mắt ứng dụng Greenroom để thảo luận trực tiếp về các chủ đề khác nhau. Ngoài ra, Amazon cũng đang giảm phí Appstore sau những động thái tương tự của Apple và Google.

Câu chuyện trong tuần

Spotify trở thành đối thủ cạnh tranh của Clubhouse

Vào tháng 3, Spotify thông báo họ đã mua lại công ty đứng sau app audio tập trung vào thể thao – Locker Room để tăng tốc độ thâm nhập thị trường live audio. Tuần này, công ty đã không làm mọi người thất vọng với việc ra mắt Spotify Greenroom, một mobile app mới và có khả năng là đối thủ của Clubhouse. App cho phép người dùng Spotify trên toàn thế giới tham gia hoặc tổ chức các live audio room và tuỳ chọn biến những cuộc trò chuyện đó thành podcast.

Nền tảng app Spotify Greenroom dựa trên code hiện có của Locker Room. Để tham gia app mới, người dùng Spotify đăng nhập bằng thông tin tài khoản Spotify hiện tại của họ. Sau đó, họ sẽ trải qua trải nghiệm giới thiệu được thiết kế để kết nối với sở thích của mình. Spotify xem app như một bản thử nghiệm. Vì Spotify có kế hoạch công bố các chương trình vào cuối mùa hè năm nay. Việc tài trợ này cũng thể hiện qua quỹ Creator Fund, tuy nhiên quỹ này vẫn chưa được tiết lộ chi tiết.

Về lâu dài, công ty tin rằng, họ sẽ có thể tận dụng công nghệ cá nhân hoá của mình để đưa ra các đề xuất thông minh về các chương trình trực tiếp, dựa trên nhạc hoặc podcast mà người dùng nghe và có thể thông báo cho người dùng khi những người sáng tạo mà họ yêu thích phát trực tiếp.

Lợi thế to lớn mà Spotify có ở đây là các phiên làm việc trong Greenroom đều được ghi lại. Sau khi chương trình kết thúc, người sáng tạo có thể xuất một file âm thanh, sau đó họ có thể chuyển thành một tập podcast. Khả năng kết hợp cả hai thế giới âm thanh trực tiếp và ghi âm này có thể hữu ích hơn khi thế giới trở lại bình thường sau thời kỳ hậu COVID-19 và người dùng không còn bị mắc kẹt ở nhà, buồn chán, có thể điều chỉnh các chương trình âm thanh bất kỳ lúc nào.

Amazon cắt giảm hoa hồng cho nhà phát triển app

Tuần này, Amazon đã lặng lẽ tuyên bố sẽ tiếp bước những “gã khổng lồ” về appstore như Apple và Google bằng việc giới thiệu chương trình tăng tốc cho doanh nghiệp nhỏ của Amazon Appstore. Chương trình mới sẽ làm giảm hoa hồng mà Amazon nhận được từ doanh thu của nhà phát triển app cho các doanh nghiệp nhỏ đủ điều kiện. Trước đây, Amazon Appstore đã cắt giảm 30% doanh thu, bao gồm cả doanh thu từ mua hàng trong app. Bây giờ, Amazon chỉ thu 20% từ các nhà phát triển kiếm được ít hơn 1 triệu USD trong năm trước đó. Công ty cũng cho biết các nhà phát triển có doanh thu Appstore dưới 1 triệu USD trong một năm sẽ nhận được 10% doanh thu của họ dưới dạng tín dụng khuyến mại cho các dịch vụ AWS, nâng tổng lợi ích của chương trình lên tương đương 90% doanh thu.

Cấu trúc tổng thể của chương trình tương tự như chương trình dành cho doanh nghiệp nhỏ trên App Store của Apple, được công bố vào cuối năm 2020, giảm mức cắt giảm của Apple xuống 15% cho các nhà phát triển kiếm được ít hơn 1 triệu USD. Sau đó, họ chuyển sang mức tiêu chuẩn cao hơn 30% và tỷ lệ này lại tiếp tục giảm khi họ bước vào năm kế tiếp. Gần đây, Google đã thực hiện một hướng đi hơi khác, bằng cách giảm hoa hồng xuống 15% trên 1 triệu USD đầu tiên của doanh thu nhà phát triển kiếm được thông qua hệ thống thanh toán mỗi năm.

Việc thông báo của Amazon bị bỏ qua bởi cả cộng đồng nhà phát triển và báo chí chứng tỏ rằng Appstore của riêng Amazon đã trở nên tệ hơn so với các hệ sinh thái app lớn hơn.

Tin nổi bật trong tuần

Nền tảng Google

Android đã công bố một số tính năng mới sẽ ra mắt vào mùa hè này, bao gồm các tin nhắn văn bản gắn dấu sao để dễ dàng tìm thấy chúng sau này, đề xuất về Emoji Kitchen theo ngữ cảnh tuỳ thuộc vào nội dung người dùng đang soạn, cũng như các bản cập nhật nhấn mạnh tính bảo mật, an toàn và khả năng truy cập. Sau đó là các bản cập nhật cho Trợ lý Google, Android Auto và tính năng phát hiện Gaze của Google.

Một phần nhỏ của app Google Play Services mới phát hành (v.21.24.13) cho thấy Google đang phát triển mạng lưới “Find My Device” cho phép người dùng Android xác định vị trí điện thoại và các thiết bị khác, tương tự như “Find My” của Apple.

Các app của Google sẽ xuất hiện trên các thiết bị Honor khi ra mắt các thiết bị thuộc dòng Honor 50. Công ty đã không thể thêm các app của Google, bao gồm cả Play Store, trên smartphone của mình do công ty mẹ Huawei bị xếp vào danh sách cấm của Hoa Kỳ, điều này buộc Google phải rút giấy phép của mình. Nhưng Huawei đã bán đứt Honor vào năm ngoái, cho phép hãng có thể hoạt động trở lại với Google.

Google đã giới thiệu AppSearch trong Jetpack, hiện đã có mặt trên bản Alpha. AppSearch là một thư viện tìm kiếm trên thiết bị cung cấp chức năng tìm kiếm toàn văn bản có hiệu suất cao và giàu tính năng. Google cũng cho biết AppSearch hoạt động hoàn toàn trên thiết bị mobile, cho phép tìm kiếm ở chế độ offline.

E-commerce/Marketplaces

Thị trường ưu tiên thiết bị di động OfferUp, kết nối người mua và người bán địa phương, đã thuê một giám đốc điều hành mới. Công ty đã mời Cựu Giám đốc điều hành của Booking.com Todd Dunlap làm Giám đốc điều hành. Trong khi người Đồng Sáng lập và Cựu Giám đốc điều hành Nick Huzar sẽ giữ chức giám đốc sản phẩm.

Mạng xã hội

Sau các vụ kiện tụng liên quan đến các chấn thương và tử vong, Snapchat cuối cùng đã gỡ bỏ “bộ lọc tốc độ” gây tranh cãi, bộ lọc hiển thị tốc độ của người dùng tại thời điểm đăng bài. Các nhà phê bình cho rằng hình dán này khuyến khích việc lái xe liều lĩnh, vì thanh thiếu niên sẽ cố gắng thể hiện mình có thể đi với tốc độ cao.

Snapchat đã ra mắt bộ công cụ sáng tạo cho Spotlight, cho phép các app của bên thứ ba xuất bản video trực tiếp tới đối thủ của Snap – TikTok. Spotlight cũng tương tự như SDK của TikTok. Các công ty đã bước đầu áp dụng bao gồm Videoleap, Beatleap của Lightricks, Splice, Powder và Pinata Farms.

Doanh thu của ByteDance tăng hơn gấp đôi trong năm qua nhờ TikTok. Theo một thống kê nội bộ, ByteDance đã có mức doanh thu tăng 111%, lên 34,3 tỉ USD và lợi nhuận gộp tăng 93%, lên 19 tỉ USD vào năm 2020.

Đối thủ của TikTok, Instagram Reels, đang triển khai quảng cáo trên toàn thế giới. Các quảng cáo sẽ có độ dài tối đa 30 giây, giống như phần Stories và có định dạng dọc. Cũng giống như Stories, quảng cáo mới sẽ lặp lại và mọi người có thể thích, nhận xét và lưu lại để xem sau, giống như các video Stories khác.

Twitter cho biết họ đang xem xét một tính năng mới cho phép người dùng gỡ tag mình khỏi các tweet để kiểm soát các bài đăng không mong muốn như quấy rối và lạm dụng. Tính năng này có thể hữu ích khi các nhóm tấn công quy mô lớn trước khi người dùng có thể chặn, cũng như có thể báo cáo các cuộc tấn công hoặc đợi Twitter phản hồi.

* Nguồn: AppROI Marketing