Học nhanh quy tắc viết Tiêu đề và mô tả Meta Description

3 bước tối ưu Tiêu đề và thẻ Meta Description cho khách truy cập, cũng như Google

Thông thường, chúng ta có xu hướng xem nhẹ sức mạnh tiềm ẩn của Tiêu đề và thẻ Meta Description của bài viết trên website vì cho rằng chỉ cần tập trung vào Từ khoá hay số lượng từ.

Tuy nhiên, Meta Description giống như một bài viết trên Facebook, nếu thiếu đi đoạn mô tả và tiêu đề tóm tắt nội dung, chắc chắn người dùng sẽ không thể hiểu được chúng ta đang muốn trao đổi điều gì.

Hơn thế nữa, những đoạn văn ngắn trong Meta Description lại là cơ hội hiếm có để chúng ta “quảng cáo” nội dung tới khách hàng tiềm năng, và họ sẽ quyết định liệu nội dung có liên quan và “hợp ý” để nhấn vào hay không. Do đó, để có thể tối ưu nội dung cho cả người dùng và bộ máy tìm kiếm Google, hãy cùng tìm hiểu về Meta Description như bên dưới.

Định nghĩa Meta Description

Mô tả meta là một trong nhiều ‘thẻ meta’ trong HTML được sử dụng để hướng dẫn robot, chẳng hạn như Google, trong việc tìm và phân tích cú pháp nội dung website của bạn nhằm hiển thị nội dung đó trong trang Tìm kiếm hoặc một vài sản phẩm khác của Google.

Mô tả Meta tag bằng hình:

Công cụ tìm kiếm Google sẽ dùng tiêu đề cùng với chuỗi ký tự ngắn phát sinh trong quá trình đọc thẻ Meta tag để chỉ dẫn cho khách truy cập biết nội dung mà website đang cung cấp trước khi họ quyết định nhấn vào link tìm hiểu thêm.

Bạn có thể chọn phương pháp để giúp Google tìm thấy tài nguyên và dữ liệu của mình, từ cách hoàn toàn thụ động đến cách hoàn toàn chủ động. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu về cách chủ động – như nhập sơ đồ trang web – nhằm đưa nội dung của bạn vào kết quả của Tìm kiếm ở vị trí tốt nhất (xem tại bước 3).

– Bước 1: Giữ cho độ dài của mô tả Meta Description giữa 430x920px (tối đa là 155 ký tự).

Google cung cấp cho website một khoảng không gian trên trang kết quả tìm kiếm – tương tự như một vị trí trong “bất động sản” – được xác định bằng số pixel nhất định (430 x 920px). Đối với chúng ta, điều này có nghĩa là tối đa 155 ký tự.

Độ dài 155 ký tự (bao gồm cả dấu chấm phẩy, ký tự đặc biệt, khoảng cách…) được xem là độ dài lý tưởng thu hút người đọc nhìn vào kết quả tìm kiếm.

Lưu ý rằng bạn có thể viết tiêu đề và mô tả dài hơn cho Google, nhưng người dùng chỉ nhìn thấy một phần, vì vậy hãy đảm bảo những từ đầu tiên kết nối với người dùng. Thêm vào đó, Google sẽ tự động cắt đoạn văn ngắn lại cho giao diện mobile, nên bạn phải tối ưu meta tag tuỳ theo mục tiêu thúc đẩy người dùng tìm hiểu nhiều hơn trên nhiều thiết bị khác nhau.

– Bước 2: Đảm bảo mô tả meta dễ đọc và chứa các từ khóa có liên quan.

Ngoài việc đảm bảo độ dài hợp lý, mô tả meta của bạn còn phải chứa từ khoá bên trong bài viết, văn phong và cách truyền đạt dễ hiểu, hấp dẫn.

Hãy luôn đặt chính mình vào vị trí của người tìm kiếm để cung cấp những nội dung tốt nhất, kịp thời và có “tâm”.

Có lẽ bạn sẽ không muốn đọc những kết quả tìm kiếm “ngoài lề”, không liên quan đến lĩnh vực mà bạn đang tìm kiếm. Nếu bạn nghĩ như vậy, thì cũng có thể người dùng cũng có suy nghĩ tương tự. Đừng để họ cảm thấy khó chịu vì meta tag có nội dung không rõ ràng, lan man hay thiếu tích cực.

Google được toàn quyền hiển thị mô tả riêng cho website bằng cách trích nội dung trực tiếp từ trang web và sẽ bỏ qua mô tả meta của bạn, nếu như nhận thấy không có điểm tương đồng với nội dung được đề xuất. Do đó, để đảm bảo rằng mô tả meta của bạn được hiển thị, mô tả meta cần được tối ưu hoá, và là một phần nằm trong bài viết gốc.

– Bước 3: Hạn chế nội dung trùng lặp bằng cách tạo mô tả meta đặc trưng cho từng bài viết của website.

Nếu như bạn có nhiều mô tả meta giống hệt nhau thì Google sẽ cho rằng website của bạn giống như một chiếc “máy in” hoặc máy sao chép. Khi mô tả meta bị trùng lặp, gây nhầm lẫn cho công cụ tìm kiếm, xếp hạng của website có thể bị ảnh hưởng hoặc website hoàn toàn có thể bị xoá khỏi chỉ mục của Google. Tình huống xấu nhất là website của bạn sẽ không còn xuất hiện trong kết quả tìm kiếm.

Theo kỹ sư phần mềm của Google, thậm chí nếu để trống mô tả meta của bạn, thay vì sao chép lặp đi lặp lại cùng một thẻ trên website, thì còn tốt hơn.

Tương tự với tiêu đề meta của bạn. Gợi ý: thực hiện tối ưu mô tả tiêu đề và mô tả meta thường xuyên. Nhập sơ đồ trang (sitemap) vào nền tảng quản lý website của Google Search. Bạn có thấy CTR của mình tăng lên không?

Mô tả meta còn ảnh hưởng đến tỷ lệ CTR. Khi CTR cao, khả năng Google tin tưởng và xếp hạng website của bạn càng cao hơn nữa.

Kết luận

Thường xuyên kiểm tra tiêu đề và mô tả meta cho website. Sau đó, nhập sơ đồ website vào bảng quản lý và theo dõi kết quả CTR.

Thiết lập thẻ meta đúng cách có thể giúp bạn tối ưu website, tăng thứ hạng và CTR, cũng như kiểm soát ngân sách quảng cáo hiệu quả hơn.

Tìm hiểu thêm các bài viết về Digital Marketing: https://watermelon.consulting/vi/nen-tang-kinh-nghiem/