Marketer Hà Anh
Hà Anh

Công ty CP Truyền thông Giác quan Thứ Sáu – SIXTH SENSE MEDIA

Những lưu ý về màu sắc khi thiết kế quảng cáo xe buýt

Tuân thủ theo các nguyên tắc phối màu trong thiết kế sẽ làm cho maquette quảng cáo xe bus dễ gây được sự chú ý cao hơn với người xem đang di chuyển ngoài phố. Ngoài các nguyên tắc cơ bản, dưới đây, Sixth Sense Media sẽ chỉ ra một số bí quyết để bạn có thể sử dụng màu sắc đúng và đạt hiệu quả tối ưu.

Tại sao cần lưu ý màu sắc trong thiết kế quảng cáo xe bus?

Quảng cáo xe bus là hình thức quảng cáo ngoài trời. Khách hàng nhìn thấy quảng cáo khi họ đang di chuyển trên đường đến công sở, trường học hay các điểm mua sắm, vui chơi giải trí. Thời gian trung bình để thu hút, tiếp cận và khiến khách hàng ghi nhớ về quảng cáo chỉ có từ 5 – 7 giây. Chính vì thế mà việc thiết kế maquette quảng cáo xe bus tưởng đơn giản nhưng thực chất lại không phải vậy.

Đối với một thiết kế, trước khi tập trung đi vào các chi tiết, nội dung bên trong, điều đầu tiên thu hút người xem chính là màu sắc. Những chiến dịch thành công đều cho thấy cách phối màu chuyên nghiệp trong thiết kế. Màu sắc sẽ là bước đệm để gây sự chú ý, kích thích sự tò mò và hào hứng của người dùng muốn đi sâu tìm hiểu chi tiết.

nguyên tắc phối màu trong thiết kế

Cũng bởi vậy mà ngoài vấn đề ý tưởng hình ảnh hay nội dung, nguyên tắc phối màu thiết kế quảng cáo xe bus là vấn đề các designer phải thật sự chú ý. Màu sắc không đơn thuần chỉ là để trang trí, nó còn là cách để thể hiện cảm xúc, “thổi hồn” vào maquette quảng cáo bạn muốn gửi gắm tới khách hàng của mình.

Nguyên tắc phối màu trong thiết kế quảng cáo xe bus ở đây sẽ bao gồm toàn bộ từ: cách phối màu chữ đẹp, lựa chọn màu nền làm nổi bật màu các chi tiết chính về hình ảnh, thông điệp bên trên, màu nền hòa hợp với màu sơn xe quảng cáo,…

Những quy tắc phối màu trong quảng cáo xe buýt

Có 6 nguyên tắc phối màu trong thiết kế nói chung và thiết kế quảng cáo xe bus nói riêng. Cụ thể như sau:

1. Phối màu đơn sắc (Monochromatic)

Nguyên tắc phối màu thiết kế theo dạng đơn sắc là một trong những nguyên tắc cơ bản, được áp dụng cho những thiết kế đề cao sự tối giản. Trong cách phối màu này, thường chỉ dùng một màu chủ đạo hoặc đôi lúc bạn có thể tạo ra sự cộng hưởng bằng cách kết hợp các sắc độ khác nhau trong cùng một màu.

Ưu điểm của cách phối màu này là làm cho mắt người nhìn không bị xao nhãng, tập trung hoàn toàn vào những yếu tố quan trọng đúng mục tiêu. Tuy nhiên kiểu phối màu này có thể gây khó khăn trong việc tạo ra điểm nhấn trên phông nền tổng thể.

nguyên tắc phối màu trong thiết kế

2. Phối màu tương đồng (Analogous)

Là cách sử dụng 3 màu sắc kế bên nhau trên vòng tròn màu sắc, tạo ra thiết kế có tính êm dịu, vừa mắt người nhìn. Nhờ có sự pha trộn màu sắc, cách phối màu này sẽ giúp cho thiết kế có thể dễ dàng phân biệt, tạo ra điểm nhấn rõ nét hơn với phối màu đơn sắc.

Trong 3 màu sắc được lựa chọn sẽ có 1 màu chủ đạo, 1 màu để phân biệt các phần nội dung quan trọng và 1 phần ít hơn dùng để trang trí.

nguyên tắc phối màu trong thiết kế

3. Phối màu bổ túc trực tiếp (Complementary)

Đây là nguyên tắc phối màu tương phản, lựa chọn các màu sắc ở vị trí đối xứng nhau trên vòng tròn màu sắc. Cặp màu đối lập sẽ tạo ra độ nổi bật và bắt mắt cực tốt cho thiết kế, tạo điểm nhấn khác biệt cho các chi tiết quan trọng trên maquette.

Tuy nhiên nguyên tắc phối màu trong thiết kế này sẽ không phù hợp với các quảng cáo có phong cách nhẹ nhàng, hoặc đem đến sự thư giãn cho người xem. Màu sắc tương phản cũng nên là các tông màu đậm. Việc sử dụng những tông màu nhạt sẽ làm giảm độ tương phản, mất đi điểm mạnh của cách phối màu chuyên nghiệp này.

4. Phối màu bổ túc bộ ba (Triadic)

Đây là nguyên tắc phối màu thiết kế có tính an toàn cao, gần như phù hợp cho mọi yêu cầu của các nhãn hàng. Trên vòng tròn màu sắc, bạn sẽ lựa chọn ra 3 màu ở 3 góc khác nhau để tạo nên một hình tam giác đều. Sự kết hợp này mang đến yếu tố cân bằng về màu sắc, kết hợp và bổ sung cho nhau một cách hợp lý. Dù vậy chúng lại bị đánh giá là khá khó cho việc tạo nên điểm nhấn của thiết kế.

nguyên tắc phối màu trong thiết kế

5. Phối màu bổ túc xen kẽ (Split-complementary)

Các quảng cáo xe bus cần gây ấn tượng mạnh và nhanh ngay từ điểm nhìn đầu tiên, bạn nên sử dụng ngay nguyên tắc phối màu trong thiết kế này!

Cách phối màu theo kiểu này có thể là chọn ra 3 màu nằm ở 3 góc khác nhau trên vòng tròn theo hình tam giác cân. Hoặc lựa chọn màu sắc thứ 4 có sự đối xứng với một trong hai màu ở đáy của tam giác đó.

Cách phối màu chuyên nghiệp này giúp cho các nhà thiết kế có cơ hội khám phá ra các cặp màu độc đáo, rất được ưa chuộng hiện nay.

Cặp màu chủ đạo được sử dụng nhiều hơn cả là đen và trắng, tô điểm thêm bằng màu đỏ và xanh vào các chi tiết phụ. Hay cầu kỳ hơn, các thiết kế viên chuyên nghiệp sẽ thử thách bản phân bằng cách phối màu có độ đậm cao như vàng, lam, đỏ làm chủ đạo.

cách phối màu chuyên nghiệp

6. Phối màu bổ túc bộ bốn (Rectangular Tetradic hay Compound Complementary)

So với tất cả các cách phối màu kể trên, bổ túc bộ bốn là nguyên tắc phối màu trong thiết kế có tính phức tạp cao nhất. Nhưng đồng nghĩa rằng, khi bạn đã chinh phục được nguyên tắc này, thiết kế sẽ mang đến ấn tượng lớn hơn cả cho khách hàng.

Nguyên tắc phối màu này được hình thành bởi 2 cặp màu bổ túc trực tiếp kết hợp lại. Dù hiệu quả nhưng để chọn được cặp màu đúng và phù hợp thì không phải ai cũng làm được. Có một mẹo nhỏ mà bạn có thể tham khảo là chú ý cân bằng thật tốt giữa hai gam màu nóng (đỏ, cam hay vàng) và lạnh (xanh, tím).

cách phối màu chuyên nghiệp

Chú ý về cách phối màu quảng cáo xe bus

Bên cạnh các nguyên tắc phối màu trong thiết kế kể trên, bằng kinh nghiệm thực tế thiết kế và triển khai nhiều dự án quảng cáo xe bus, Sixth Sense Media xin được đóng góp thêm một vài bí quyết cho các doanh nghiệp về cách lựa chọn màu sắc như sau:

  • Màu sắc thiết kế quảng cáo xe bus nên tương đồng với màu sắc bộ nhận diện thương hiệu. Ví dụ như nhãn hàng Coca Cola luôn trung thành với thiết kế có tông màu đỏ và trắng làm chủ đạo theo đúng logo của hãng.
  • Màu sắc phù hợp với từng thời điểm quảng cáo trong năm. Ví dụ thiết kế quảng cáo vào mùa hè sẽ chuộng các màu sắc tươi mát, tạo cảm giác dễ chịu cho người xem. Màu sắc quảng cáo dịp Tết lại tưng bừng, rực rỡ sắc đỏ mang đến may mắn.
  • Nguyên tắc phối màu trong thiết kế quảng cáo phải phù hợp với sản phẩm, nhóm khách hàng và mục tiêu chiến dịch. Ví dụ với quảng cáo các sản phẩm dành cho trẻ nhỏ, bạn có thể sử dụng màu sắc đa dạng, sặc sỡ. Nhưng ngược lại, với các nhãn hàng cao cấp, thiết kế nên có sự tiết chế, tạo nên sự sang trọng và đẳng cấp.

Nguồn: busmediavn.com