Marketer Nguyễn Hữu Thiện
Nguyễn Hữu Thiện

Freelancer @ https://seodao.vn/

7 Bước chuẩn bị cho chiến lược SEO website hiệu quả

Như tiêu đề video lần này thì mình sẽ chia sẻ cho các bạn 7 bước để có thể chuẩn bị một chiến lược SEO làm thế nào cho hoàn chỉnh và những công việc gì mà các bạn cần chuẩn bị trước khi làm SEO cho website, trong video này mình sẽ giải thích cụ thể từng bước.

Bước 1: Xác định đối tượng khách hàng

Các bạn cần xác định được là sản phẩm và dịch vụ các bạn đang kinh doanh là gì & đối tượng khách hàng của bạn có tìm kiếm sản phẩm dịch vụ đó trên google hay không, việc này khá là quan trọng nếu bạn đang kinh doanh sản phẩm mới trên thị trường và khách hàng chưa hình dung về sản phẩm của bạn thì các bạn cần phải có những kênh marketing online khác để hỗ trợ và sau đó khi hình thành hành vi tìm kiếm của khách hàng thì các bạn sẽ bắt đầu vào chiến lược SEO. Trường hợp 2 là sản phẩm dịch vụ của bạn đã có lược tìm kiếm trên google rồi, có nghĩa là khi đó khách hàng đã có hành vi tìm kiếm và họ đã hình dung được là họ sẽ tìm kiếm những từ khóa gì để ra được sản phẩm đúng nhu cầu họ đang mong muốn.

Bước 2: Lựa chọn từ khóa keyword chính

Là các bạn phải lựa chọn những từ khóa chính, những keyword mà các bạn sẽ phải phân tích đúng với sản phẩm của mình để giúp khách hàng tiếp cận với sản phẩm của mình đúng nhu cầu, khi đó việc chuyển đổi khách hàng tìm kiếm thông tin sẽ cao hơn.

Bước 3: Phân tích lập kế hoạch từ khóa SEO

Phân tích nhóm từ khóa đã chọn ở bước 2, việc này cũng rất quan trọng bởi vì bước này là các bạn đang lập kế hoạch từ khóa cho toàn bộ chiến lược SEO của mình. Bạn cần phân tích xem sản phẩm và dịch vụ của bạn hỗ trợ ở những khía cạnh nào và các bạn sẽ phải lựa chọn những nhóm từ khóa đúng với sản phẩm và dịch vụ của bạn đang cung cấp. Như vậy khi khách hàng tìm kiếm về những từ khóa thì họ sẽ tiếp cận được với sản phẩm và dịch vụ của bạn một cách phù hợp và đúng nhu cầu.

Bước 4: Lựa chọn tên miền phù hợp

Bạn sẽ lựa chọn và mua tên miền cho website của mình, ở bước này sẽ có 2 trường hợp:

- Trường hợp 1: Các bạn sẽ lựa chọn tên miền theo thương hiệu riêng của mình, như vậy thì khi các bạn làm marketing thì các bạn sẽ đẩy mạnh tên thương hiệu của mình. Mình sẽ có một số ví dụ cho các bạn như là Shoppee, lazada, tiki thì họ sẽ lựa chọn tên miền riêng để mà khi đó họ sẽ làm marketing dựa trên tên của thương hiệu đó. Khi họ làm mạnh marketing cho các kênh thì khách hàng họ sẽ hình dung keyword đó chính là tên miền của họ.

- Trường hợp 2: Đó là việc bạn có thể lựa chọn những từ khóa tên miền để làm thương hiệu ví dụ như là giaohangnhanh.vn hoặc là giaohangtietkiem.vn. Thì đó là những thương hiệu mà khách hàng dễ dàng nhớ được thông qua những từ khóa.

Bước 5: Thiết kế website chuẩn SEO

Các bạn cần thiết kế một website chuẩn SEO, thì điều này rất là quan trọng, hiện tại nếu các bạn thiết kế website thì sẽ chia ra 2 trường hợp:

- Trường hợp 1: Các bạn cần phải thuê một coder và họ sẽ code tay cho bạn một website thì việc này sẽ mất khá nhiều chi phí, đồi hỏi người coder này phải am hiểu về onpage SEO cấu hình được cho mình một website chuẩn SEO hoặc là bạn cần có một SEOer để hỗ trợ coder trong việc tối ưu SEO onpage.

- Trường hợp 2: Để mà làm một website thì các bạn có thể sử dụng những nền tãng mã nguồn mở ví dụ wordpress, joomla, opencart, magento...Thì những nền tảng đó sẽ hỗ trợ tối ưu SEO cho bạn dễ dàng hơn và có thể giúp cho bạn tiết kiệm chi phí làm một trang web. Thì ở đây mình sẽ ưu tiên nền tảng wordpress bởi vì đây là một nền tảng hỗ trợ rất là nhiều cho SEO và nó sẽ có những plugin SEO để hỗ trợ bạn SEO tốt hơn, các bạn có thể tìm hiểu sâu hơn về wordpress thông qua những bài viết trên google.

Bước 6: Cấu hình SEO Onpage

Các bạn cần cấu hình SEO onpage, việc cấu hình SEO onpage sẽ giúp cho web của bạn chuẩn SEO hơn, ví dụ các bạn sẽ phải tối ưu những cái từ khóa cho danh mục sản phẩm hoặc danh mục bài viết, các bạn cần phải bố trí những từ khóa làm sao cho hợp lý. Các bạn cần kiểm tra audit website của mình xem có đầy đủ những thẻ như meta tittle, meta desprition hay là những thể h1,h2 ở trong website xem có đúng vị trí hay chưa. Các bạn cần kiểm tra xem tốc độ load trang của mình có nhanh hay không và giao diện website của bạn có thân thiện với mobile hay không. Mình sẽ có một video chi tiết về phân tích onpage SEO cho website. Từ đó nó sẽ giúp cho việc SEO của bạn hiệu quả hơn.

Bước 7: Gắn code analytics & google search console vào website

Việc các bạn cần làm là chèn code analytic và google search console vào website để giúp quản lý website của mình và index website lên google. Đối với google analytics thì các bạn có thể kiểm tra được lượng traffic vào website hằng ngày và kiểm tra được nguồn traffic vào website của bạn thông qua những kênh nào.

Đối với google search console thì bạn có thể theo dỗi được tình trạng website của mình, ví dụ như là website của bạn có bị lổi hay không hay là website của bạn đang gặp vấn đề gì thì trong gsc nó sẽ hiển thị báo cáo các bạn có thể kiểm tra và fix những lổi đó.