AppROI Marketing: Tips tăng tốc để xây dựng và phát triển Mobile App

Hiện nay, tốc độ phát triển của Mobile App luôn là mối quan tâm của các chủ doanh nghiệp, đặc biệt là startup. Điều đó đồng nghĩa với việc, thời gian là yếu tố cốt lõi mà nhà phát hành ứng dụng di động nên lưu ý, vì phải khởi chạy ứng dụng một cách nhanh và hiệu quả hơn so với đối thủ cạnh tranh.

Nếu mất thêm vài tháng nữa, có thể sẽ xuất hiện một ứng dụng tương tự Netflix do những người sáng lập khác phát hành. Trường hợp tương tự cũng có thể xảy ra với bất kỳ một ứng dụng nào khác, như Uber, Airbnb… Đó là lý do tại sao việc tìm cách để tăng khả năng phát triển và khởi chạy app nhanh hơn lại trở nên cần thiết đối với các startup, cũng như các công ty phát triển Mobile App. Dưới đây là một số mẹo để tăng tốc và phát triển ứng dụng trên smartphone.

1. Phát triển ứng dụng đa nền tảng (Cross-platform App)

Hầu hết các startup hoặc nhà phát hành Mobile App hiện đang tìm kiếm các ứng dụng có thể chạy được trên cả hệ điều hành Android và iOS. Tuy nhiên, trong thực tế, việc xây dựng hai ứng dụng di động gốc khác nhau đòi hỏi khá nhiều thời gian và chi phí. Điều đó cũng chính là sự khởi đầu thuận lợi của hàng loạt khung phát triển ứng dụng đa nền tảng.

Những lợi ích mà khung phát triển ứng dụng đa nền tảng mang lại cho nhà phát hành Mobile App:

  • Sử dụng lại mã để tạo hai ứng dụng khác nhau, giúp giảm thời gian viết mã mới. Đó là lý do tại sao nhiều nhà phát hành Mobile App hiện nay được khuyên tận dụng phát triển đa nền tảng, thay vì ứng dụng gốc với những lợi thế như tăng tốc độ phát triển, thử nghiệm và triển khai.
  • Hai khung phát triển ứng dụng đa nền tảng đang được các nhà phát triển yêu thích hiện nay là Flutter và React Native, vì đáp ứng và phù hợp với đa số các yêu cầu phát triển ứng dụng cơ bản.

Nguồn: Softech Corporation

2. Xây dựng chiến lược phát triển ứng dụng phù hợp

Trước khi chuyển sang phát triển ứng dụng, chủ doanh nghiệp nên đảm bảo rằng đã có sẵn chiến lược phát triển Mobile App hiệu quả trong thời gian nhất định. Xây dựng chiến lược nghĩa là định hướng được sự phát triển cụ thể, chi tiết và những yếu tố có thể giúp doanh nghiệp thành công.

  • Kiếm tiền từ ứng dụng: Một kế hoạch hay chiến lược phát triển Mobile App sẽ bao gồm cách hiệu quả để tạo ra doanh thu. Khi biết mục đích và cách muốn kiếm tiền từ nó là gì, nhà phát triển có thể lập kế hoạch tạo ra doanh thu từ các tính năng chính của ứng dụng một cách hợp lý.
  • Marketing App: Chiến lược phát triển ứng dụng cũng giúp nhà phát hành hiểu đối tượng mục tiêu của mình là ai, từ đó có thể thực hiện nhắn tin trên ứng dụng, gửi email… và tạo cho kênh chuyển đổi phù hợp.
  • Sự cạnh tranh của ứng dụng: Với thị trường Mobile App đang cạnh tranh không ngừng, nhà phát hành không chỉ xây dựng một ứng dụng để khởi chạy, mà còn cần đảm bảo các chiến lược tiếp thị và kiếm tiền từ ứng dụng được xây dựng chi tiết, hiệu quả. Mục đích của việc này là nhận được nhiều lượt cài đặt, đánh giá và xếp hạng tốt hơn…

Vì vậy, có một chiến lược phát triển Mobile App phù hợp sẽ giúp nhà phát hành tiết kiệm thời gian và chi phí xây dựng.

Nguồn: Envato

3. Xây dựng Minimum Viable Product (MVP)

MVP (Sản phẩm khả thi tối thiểu) là phiên bản nhỏ của sản phẩm, bao gồm các tính năng cần thiết nhất để thử nghiệm sản phẩm trên thị trường và thu hút khách hàng sớm nhất có thể. Việc xây dựng một MVP chỉ với các tính năng thiết yếu sẽ mất ít thời gian hơn so với việc xây dựng một Mobile App hoàn thiện. Đây là một cách để tăng tốc việc phát triển Mobile App.

Những nhà phát hành Mobile App tiềm năng sẽ ý thức được việc xây dựng MVP sớm mang lại hiệu quả vượt trội, vì sự chậm trễ có thể khiến doanh nghiệp mất hàng tỉ đồng (đến từ nguồn khách hàng tiềm năng và tiền tài trợ).

Nguồn: Post Journal

4. Rút ngắn chu kỳ phát hành Mobile App

Chu kỳ phát hành là khoảng thời gian mà một tính năng của ứng dụng sẽ được triển khai. Thời điểm nhà phát hành xây dựng một tính năng, doanh nghiệp nên gửi nó cho khách hàng để nhận phản hồi. Phương thức này có thể giúp tiết kiệm thời gian phát hành các tính năng.

Dựa trên phản hồi, nhà phát hành có thể thực hiện các thay đổi về tính năng. Các chu kỳ phát hành ngắn hơn sẽ nhận được phản hồi liên tục về ứng dụng, cải thiện ứng dụng một cách nhất quán và triển khai nhanh hơn. Có thể nói đây là cách tuyệt vời để tăng tốc quá trình phát triển ứng dụng.

Nguồn: Freelyformd

5. Tập trung vào Agile Development

Agile Development là một phương pháp luận liên quan đến việc lặp đi lặp lại liên tục quá trình phát triển và thử nghiệm trong suốt chu kỳ phát triển. Phương pháp này giúp nhà phát triển ứng dụng xây dựng và thử nghiệm các chức năng một cách đồng thời.

Đây không phải là cách mà hầu hết các nhà phát triển đều sử dụng, vì có những công ty vẫn lựa chọn các phương pháp truyền thống. Cụ thế, các chức năng được phát triển đầy đủ và sau đó mới thực hiện kiểm tra. Hầu hết các lỗi mới được tìm thấy tại thời điểm này. Các lỗi được gửi lại cho nhóm phát triển để giải quyết. Người phụ trách phải kiểm tra và xác nhận lại một lần nữa. Nếu lỗi được gửi trong thời gian đang phát triển, developer có thể nhanh chóng giải quyết chúng. Ngược lại, họ sẽ mất rất nhiều thời gian để nhập mã và sửa lỗi.

Nguồn: Medium

6. Tạo Lo-fi Wireframe

Một cách khác để tăng tốc độ phát triển Mobile App là tạo Low-fidelity Wireframe. Wireframe là đại diện trực quan cho bản thiết kế của Mobile App. Các nhà phát triển ứng dụng tạo ra chúng để hiểu cách sắp xếp ứng dụng, đảm bảo nó phục vụ mục đích của doanh nghiệp. Wireframe là một bản thiết kế sơ đồ theo tỷ lệ đơn giản của trang web hoặc ứng dụng tập trung hoàn toàn vào nội dung và các yếu tố cấu trúc của bố cục.

Lo-fi Wireframe có hai loại chính: Low-fidelity và High-fidelity. Tạo Low-fidelity Wireframe mất ít thời gian hơn so với High-fidelity Wireframe. Tuy nhiên, các nhà phát triển nên hiểu chi tiết về bố cục để xây dựng một wireframe phù hợp.

Nguồn: InVision

7. Tự động hoá thử nghiệm

Một cách khác để tăng tốc quá trình phát triển app là thông qua tự động hoá thử nghiệm Mobile App. Đôi khi, một số chức năng của ứng dụng khá phức tạp và việc kiểm tra sẽ mất hàng giờ đồng hồ để tìm ra lỗi theo cách truyền thống. Vì vậy, việc tận dụng phương thức tự động hoá thử nghiệm sẽ giúp nhanh chóng tìm ra lỗi và gửi chúng đến nhóm phát triển cải thiện thêm.

8. Kiểm tra và thực hiện QA đồng thời

Theo truyền thống, các bản Mobile App đầu tiên được gửi đến người dùng thử nghiệm. Sau khi các nhà phát triển giải quyết các lỗi do người thử nghiệm chia sẻ, ứng dụng được gửi đến nhóm QA. Vào thời điểm đó, các câu hỏi thường gặp thường không có khả năng giải quyết những lỗi trải nghiệm này. Vì vậy, nhà phát hành nên yêu những người thử nghiệm và QA đồng thời kiểm tra chất lượng của ứng dụng để có thể tăng tốc các cải tiến cần thiết và triển khai ứng dụng nhanh hơn.

9. Có một đội ngũ tận tâm

Đối với mọi dự án phát triển app, doanh nghiệp nên có một nhóm chuyên nghiệp gồm các chiến lược gia, nhà thiết kế, nhà phát triển, người kiểm tra và QA. Đội ngũ này sẽ giúp triển khai các ứng dụng chất lượng trong tiến trình dự kiến.

* Nguồn: AppROI Marketing Team