Finance Apps: Thang Điểm Đánh Giá Thành Công Trong Năm 2021

Hiện nay, các App tài chính nói chung không bị ảnh hưởng bởi sự biiến động của thị trường năm 2020. Người dùng đã sử dụng các App Tài chính cho các mục đích khác nhau, mặc dù DAU (người dùng hàng ngày) tăng đột biến khi mọi người sử dụng thiết bị di động làm điểm truy cập chính vào ngân hàng và quản lý tài chính cá nhân.

Các App Tài chính được tách thành ba danh mục phụ: Fintech (điểm tín dụng, thế chấp, cổ phiếu và trái phiếu, hợp nhất khoản vay,...), Ngân hàng (ngân hàng và các tổ chức tín dụng) và Bảo hiểm (ô tô, nhà, cuộc sống, người cho thuê,...). Người tiêu dùng trong mỗi danh mục phụ có động cơ và cách sử dụng rất khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu thang điểm đánh giá sự thành công các App Tài Chính trong năm 2021 qua bài viết sau đây.

Xếp hạng và đánh giá (Ratings và Reviews)

Các App tài chính thường có ít xếp hạng và đánh giá hơn, nguyên nhân bắt nguồn từ cơ sở khách hàng của họ nhỏ hơn so với các lĩnh vực khác. App Finance iOS trung bình có 28.891 xếp hạng, nhận được xếp hạng 4,63* và có 104 đánh giá trên Appstore. Các App Android có ít xếp hạng hơn ở mức 6.133, nhận được xếp hạng trung bình 4,22* và có 960 đánh giá trên GooglePlay.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Tương tự như những năm trước, các App trên hệ điều hành iOS một lần nữa được đánh giá tổng thể cao hơn. Tuy nhiên, Android đã thu hẹp khoảng cách giữa cả hai vào năm 2020, nguyên nhân có thể là do hệ thống trọng số mới mà Google đã sử dụng vào cuối năm 2019.

Bài học lớn đối với App Finance là mặc dù bạn không thể giảm thiểu mọi đánh giá hoặc nhận xét tiêu cực, nhưng việc có một kế hoạch để tiếp nhận trực tiếp phản hồi tiêu cực sẽ giúp bạn cải thiện con số của mình.

Sự duy trì

Các App tài chính thường có tỷ lệ duy trì cao, đặc biệt là trong danh mục Ngân hàng vì người tiêu dùng có xu hướng chỉ sử dụng một ngân hàng tại một thời điểm và hiếm khi có sự thay đổi. Các App ngân hàng có tỷ lệ giữ chân người dùng trong 90 ngày là 76% (con số trung bình 48%), với App Bảo hiểm theo sát ở mức 54%. Ngoài ra, Fintech giảm nhẹ dưới mức trung bình ở mức 37%.

Nhìn vào tỷ lệ giữ chân hàng năm (trung bình là 35%), các App Ngân hàng tiếp tục giữ vững vị trí duy trì ở mức 57%, trong khi Bảo hiểm (32%) và Fintech (16%) giảm xuống dưới mức trung bình.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Bất chấp sự khác biệt giữa các danh mục của App tài chính, Love Dialog đã có tác động tích cực đến tất cả các nhóm người tiêu dùng. Khi tương tác với Love Dialog, tỷ lệ giữ chân trong 90 ngày đã tăng lên 41% trong Fintech, 84% trong Bảo hiểm và con số khổng lồ 92% trong Ngân hàng - nói một cách khác, hầu như tất cả người tiêu dùng Ngân hàng đều được giữ chân trong ba tháng sau khi họ tham gia với Love Dialog.

Cảm xúc của người dùng

Có lẽ điểm dữ liệu độc đáo nhất trong các App Tài chính đến từ cảm xúc thay đổi. Các App tài chính cho thấy con số -8% (so với mức trung bình là 4%) người dùng chuyển đổi cảm xúc từ tiêu cực sang tích cực và ngược lại.

Tỷ lệ tương tác

Đại dịch hầu như không có tác động đáng chú ý đến các App Finance về tỷ lệ tương tác và phản hồi hàng tháng. Các nhóm Fintech, Ngân hàng và Bảo hiểm đã tiếp tục nhịp độ tương tác thường xuyên với khách hàng của họ trong suốt cả năm. Tỷ lệ tương tác cũng luôn duy trì ở mức cao và giảm tại mức trung bình là 94% trong cả ba hạng mục.

Khảo sát

Tỷ lệ phản hồi khảo sát trung bình cho các App Finance là 15%, tương đương với mức trung bình là 16%. Fintech giảm xuống dưới mức trung bình này ở mức 9% và Bảo hiểm ở trên mức 18%.

Tuy nhiên, không phải tất cả các cuộc khảo sát đều được phân phối theo cùng một cách và khi người tiêu dùng được lựa chọn tham gia hoặc không tham gia, tỷ lệ phản hồi sẽ cải thiện. Khi các cuộc khảo sát được giới thiệu với một Ghi chú cụ thể, chi tiết thì ta sẽ có tỷ lệ phản hồi của họ tăng lên con số rất lớn 76%.

Sự phổ biến

Khi chúng tôi phân tích cảm xúc của người dùng, bạn có thể thấy sự khác biệt giữa cảm xúc tiêu cực, trung tính và tích cực trên các bài đánh giá của Appstore và Google Play. Danh mục App Tài chính đặc biệt dễ bị cảm giác tiêu cực thông qua các bài đánh giá do tính chất kinh doanh của họ. Từ đó, người tiêu dùng dễ dàng để lại phản hồi thất vọng ngay lập tức và thậm chí họ còn dễ dàng quên đi những trải nghiệm tích cực trước đó.

Trong khi các App Tài chính trải qua năm 2020 một cách tương đối bình yên, thì thị trường mobile app vẫn đang cạnh tranh khốc liệt. Như dữ liệu cho chúng ta thấy, lòng trung thành của người tiêu dùng trong lĩnh vực Tài chính còn bền vững và cơ hội cho các nhà phát hành, vận hành app là lớn hơn bao giờ hết.

Xin Chân Thành Cảm Ơn,
AppROI Marketing Team.