Ngôn ngữ trong quảng cáo ngoài trời

Ngoài hình ảnh là phải thiết kế ấn tượng về màu sắc, idea tốt thì việc sử dụng ngôn ngữ trong quảng cáo ngoài trời cũng cực kỳ quan trọng. Rõ ràng một thông điệp một câu nói vừa ngắn gọn, vừa đầy đủ ý nghĩa, vừa phải khiến khán giả hiểu và ghi nhớ nó thì chẳng hề dễ dàng như viết một bài luận dài.

Vậy thì làm sao để ngôn từ quảng cáo ngoài trời vừa đặc sắc, vừa ý nghĩa và có tác động thúc đẩy hành động người dùng?

Ngôn ngữ trong Slogan?

Ngôn ngữ quảng cáo là ngôn từ được sử dụng ngay tại hình thức quảng cáo mà người qua đường có thể nắm bắt và hiểu rõ. Sản phẩm điển hình của ngôn ngữ quảng cáo là biểu ngôn (Slogan). Thuật ngữ Slogan được dịch theo ý nghĩa :

  • Khẩu hiệu (thường dùng trong tuyên truyền xã hội)
  • Biểu ngữ băng rôn (với ngôn từ của các cuộc vận động)
  • Biểu ngôn quảng bá.

Sử dụng ngôn ngữ quảng cáo ngoài trời như thế nào?

Sử dụng triệt để ngôn từ hay ho của tiếng Việt

Tiếng Việt không còn xa lạ bởi độ ‘hay ho”. Có câu phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam mà! Câu cú, ngôn từ của Việt Nam được các cụ từ xưa chơi chữ rất thú vị. Các từ láy hay đồng âm, đồng nghĩa, thanh điệu, vần… còn xét về tính ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa… qua phép nghệ thuật người ta khám phá ra một loạt hàm ngôn, tuy nhiên bạn muốn khách hàng hiểu theo nghĩa tường minh thì có thể sử dụng những ví dụ so sánh tương đồng hay ho tạo hiệu ứng về âm thanh.

Thông qua ngôn ngữ và các phương tiện truyền tải, người quảng cáo sẽ sáng tạo nên những ngôn từ tốt nhất, hiệu quả nhất cho tấm quảng cáo.

Bên cạnh đó còn có diễn ngôn quảng cáo. Các diễn ngôn quảng cáo cũng chứa đựng hành động ngôn ngữ quen thuộc như trần thuật, nghi vấn, cầu khiến,… Hành động ngôn từ bao gồm những hành vi cụ thể (chào mời, khuyến dụ, nghi ngờ, thuyết phục,…) là hành vi có gắn với tâm lý được bao hàm trong hành động. Ngôn từ Việt Nam rất đa dạng về sắc thái cảm xúc. Cho dù là 2 từ đồng nghĩa nhưng mức độ nặng nhẹ và hàm ý nghĩa cũng đã là khác nhau.

Những tiêu chuẩn cơ bản của một thông điệp quảng cáo

Tuy vận dụng tất cả những điểm hay của tiếng Việt nhưng lại không đạt được hiệu quả như mong muốn cũng không có gì kỳ lạ. Bởi rõ ràng đằng sau ngôn từ này phải bao hàm đầy đủ ý nghĩa:

  • Sự đơn giản, ngắn gọn: thông thường một câu sẽ khoảng từ 7-10 từ là phù hợp. Tùy vào diện tích quảng cáo và thời gian ước lượng trung bình khi người dùng tiếp cận quảng cáo này
  • Tiếp đó là phải đảm bảo tính dễ hiểu: ngôn từ quảng cáo ngoài trời tuy ngắn gọn nhưng là nghĩa den hay nghĩa bóng đều phải được khách hàng hiểu và tiếp thus au khoảng thời gian ngắn tiếp cận
  • Sự độc đáo, thu hút và ấn tượng: sau bước tiếp nhận thông tin thì bạn cần làm gì để khách hàng ghi nhớ thông tin bạn truyền tải. Chắc chắn phải có sự ấn tượng và điểm gì đó khác biệt để họ ghi nhớ thậm chí là tò mò.

Sử dụng ngôn ngữ quảng cáo ngoài trời như thế nào?

Sự tự nhiên chính là sự tinh tế cần có của ngôn ngữ quảng cáo ngoài trời. Không cần giật tít mạnh mẽ như quảng cáo trực tuyến chỉ cần câu nói biểu đạt tự nhiên, giản đơn và đáp ứng thị trường, thị hiếu tiêu dùng, đối tượng khách hàng, pháp luật, văn hóa, mức sống…

Không nên cứng nhắc như văn bản hành chính hay bắt buộc phải khoa học , mà thường chỉ là những cụm từ ngắn gọn, có nội dung cô đọng, hàm súc mang một ý tưởng ngắn gọn ví dụ như Omo đã từng sử dụng thông điệp “Tết làm điều hay, vận may nhân khắp” trong quảng cáo sản phẩm “Omo”.

Nguồn: busmediavn.com