10 giai đoạn thử nghiệm Mobile App cần được chú ý trong năm 2021

Thế giới Mobile App hiện đang phát triển với tốc độ rất nhanh và thâm nhập vào mọi lĩnh vực có khả năng thu được lợi nhuận thông qua công nghệ kỹ thuật số. Công nghệ Mobile App đang phát triển từng ngày, cung cấp những cách thức chính xác và dễ tiếp cận hơn nhằm tạo ra doanh thu.

Các ứng dụng dành cho doanh nghiệp đã chiếm lĩnh thị trường. Hiện nay, hầu hết mọi doanh nghiệp đều phải sở hữu một ứng dụng hoạt động tốt mới có thể đạt được vị thế cạnh tranh trên thị trường.

Những hành động gần đây của Google và Apple đã chứng minh rằng, các ứng dụng của họ đang gặp phải một số lỗi, xuất hiện tình trạng tốc độ tải chậm và hiệu suất kém. Vì vậy, việc kiểm tra một ứng dụng đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Việc kiểm tra ứng dụng một cách đáng tin cậy và kỹ lưỡng phải được thực hiện để đảm bảo tất cả các chức năng và hiệu suất tối ưu hoạt động liền mạch. Thử nghiệm mobile app phức tạp hơn nhiều so với thử nghiệm ứng dụng Web, vì có nhiều chức năng hơn và cần được thử nghiệm trên các nền tảng khác nhau. Quá trình này đòi hỏi nhiều nỗ lực vì nó không chỉ phụ thuộc vào các nền tảng và còn rất nhiều những yếu tố khác cũng cần được xem xét.

Điểm danh 10 giai đoạn thử nghiệm nhằm đảm bảo ứng dụng hoạt động tốt

Dưới đây là các giai đoạn khác nhau của vòng đời phát triển ứng dụng khi nói đến quy trình thử nghiệm:

1. Kiểm tra cài đặt

Quá trình thử nghiệm này được bắt đầu khi ứng dụng được tạo và sẵn sàng cho việc thử nghiệm. Người thử nghiệm cần kiểm tra ứng dụng và đảm bảo rằng ứng dụng có thể được cài đặt và gỡ cài đặt trong thiết bị một cách dễ dàng mà không gặp bất kỳ sự cố nào.

Ngoài ra, cũng cần phải đảm bảo rằng tất cả dữ liệu phải được xóa sau khi gỡ cài đặt ứng dụng. Đồng thời, không xuất hiện lỗi trong quá trình cập nhật từ phiên bản cũ hơn sang phiên bản mới và cung cấp trải nghiệm liền mạch cho người dùng.

2. Kiểm tra hệ điều hành và thiết bị

Người kiểm tra cần đảm bảo ứng dụng hoạt động chính xác cho các thiết bị được nhắm mục tiêu cùng với hệ điều hành tương ứng. Người thử nghiệm có thể sử dụng thiết bị di động thực và trình mô phỏng thử nghiệm thiết bị để điều chỉnh và kiểm tra các chức năng cơ bản của App.

Người thử nghiệm cần kiểm tra ứng dụng trên tất cả các hệ điều hành chính để đảm bảo mobile app hoạt động liền mạch.

3. Kiểm tra giao diện người dùng và trải nghiệm người dùng

Ở giai đoạn này, người thử nghiệm cần phải suy nghĩ từ góc độ người dùng và đánh giá tất cả các thiết kế, cũng như các tính năng. Thử nghiệm được thực hiện để đảm bảo rằng thiết kế và giao diện ứng dụng được thiết lập hoàn hảo, dễ sử dụng và dễ truy cập.

Quá trình này cũng liên quan đến việc kiểm tra các chức năng như dịch ngôn ngữ, biểu tượng, nút trang chủ và tất cả các chức năng đều được đồng bộ hóa với thao tác của người dùng.

4. Kiểm tra chức năng

Giai đoạn này có thể được coi là quá trình cốt lõi trong quy trình thử nghiệm. Tester cần đảm bảo rằng tất cả các chức năng cần thiết của ứng dụng đang hoạt động đồng bộ với thiết kế.

Mặt khác, Tester cũng cần kiểm tra xem thiết bị có gặp sự cố không và có thể thực hiện đa tác vụ khi truy cập ứng dụng hay không. Kiểm tra chức năng là một nhiệm vụ khá toàn diện; người thử nghiệm có thể tích hợp thử nghiệm tự động hóa để thực hiện giai đoạn này một cách hiệu quả.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

5. Kiểm tra gián đoạn

Khi sử dụng app, người dùng có thể bị gián đoạn bởi cuộc gọi, SMS, thông báo, lỗi mạng, sự cố pin…, và một mobile app phải có khả năng phản ứng tốt với những tình huống này. Để đảm bảo rằng ứng dụng có thể xử lý tốt những gián đoạn này, quá trình kiểm tra gián đoạn sẽ được thực hiện.

Tester có thể sử dụng những công cụ có sẵn và tạo ra các tình huống gián đoạn thường xuyên, nhằm kiểm tra cách mobile app hoạt động ở mức độ khó hơn.

6. Kiểm tra mạng dữ liệu

Một ứng dụng sẽ cung cấp chức năng cho người dùng dựa vào kết nối mạng. Quá trình kiểm tra mạng dữ liệu sẽ giúp khắc phục mọi vấn đề về dữ liệu, xác nhận được băng thông (Bandwidth) mà ứng dụng phản hồi tốt cho người dùng. Mặt khác, giai đoạn này cũng giúp cho Tester biết được đây có phải là một ứng dụng có khả năng xử lý việc chuyển mạng dễ dàng hay không.

7. Kiểm tra phần cứng

Để hoạt động một cách hiệu quả, ứng dụng cần phải được đồng bộ hóa với các cảm biến và phần cứng khác nhau của thiết bị. Cần phải có các cảm biến như cảm biến khoảng cách, cảm biến con quay hồi chuyển, cảm biến vị trí, cảm biến ánh sáng xung quanh,... và một số phần cứng như máy ảnh, micro, màn hình...

Người thử nghiệm cần kiểm tra ứng dụng với môi trường cụ thể của cảm biến và phần cứng cụ thể để tạo ra hiệu suất tốt nhất bằng cách loại bỏ bất kỳ cản trở nào.

8. Kiểm tra hiệu suất

Giai đoạn thử nghiệm này liên quan đến việc kiểm tra hiệu suất tổng thể của ứng dụng. Quá trình này bao gồm: quan sát các chức năng, thời gian phản hồi của ứng dụng, rò rỉ bộ nhớ, hỗ trợ vùng phủ sóng, điều kiện tải và hành vi trong khi hoạt động. Mục đích của thử nghiệm là đảm bảo ứng dụng luôn hoạt động tối ưu theo yêu cầu của người dùng và kỳ vọng của developer.

9. Kiểm tra quá trình tải App

Tester cần kiểm tra hiệu suất ứng dụng dưới lưu lượng truy cập cao và tốc độ tải một cách nghiêm ngặt. Ứng dụng không được gặp sự cố hoặc mất tiêu chuẩn hoạt động trong trường hợp có quá nhiều người sử dụng cùng một lúc. Thử nghiệm này được thực hiện để kiểm tra khả năng mang lại hiệu suất của ứng dụng cho nhiều người dùng.

10. Kiểm tra an ninh

Kiểm tra bảo mật được thực hiện để đảm bảo tất cả các chức năng và thuộc tính của ứng dụng được bảo mật. Thông tin được thu thập bằng cách nghiên cứu toàn diện nhằm tìm ra tất cả các mối đe dọa có thể xảy ra đối với ứng dụng. Ngoài ra, Tester cũng cần phải đảm bảo rằng ứng dụng không vi phạm hoặc phá vỡ bất kỳ nguyên tắc riêng của hệ điều hành.

Thử nghiệm ứng dụng dành cho mobile app là một quá trình phức tạp, có nhiều giai đoạn cần được thiết kế và lên kế hoạch trước. Các kế hoạch định hướng mục tiêu này sau đó được thực hiện với các hành động chính xác nhằm thu được kết quả tốt nhất. 10 công đoạn kiểm tra trong bài viết là những nhiệm vụ cần thiết để bất kỳ ứng dụng nào trở thành một sản phẩm hoàn hảo nhất.

Xin Chân Thành Cảm Ơn,
AppROI Marketing Team.