Chiến lược tăng lượng tải app được Brand lớn áp dụng

Theo Jmango360, các ứng dụng dành cho thiết bị di động (Mobile Apps) có khả năng giữ chân khách hàng nhiều gấp đôi và nhiều chuyển đổi hơn ba lần so với các trang web dành cho thiết bị di động. Đây là lý do mà các thương hiệu ưu tiên hàng đầu cho việc chuyển đổi từ website sang ứng dụng (App).

Để thu hút sự quan tâm của người dùng, những thương hiệu tạo ra nhiều chiến lược tiếp thị mạnh mẽ như phát triển các ứng dụng thiết kế (app designs) vô cùng hấp dẫn để tránh một số lỗi (bugs) xảy ra. Mặc dù một ứng dụng được thiết kế chuyên nghiệp là yếu tố quan trọng đối với danh tiếng của một thương hiệu, tuy nhiên nó chưa đủ để giành được sự tín nhiệm, lòng trung thành từ khách hàng. Như vậy làm thế nào để đảm bảo rằng người tiêu dùng sẽ trung thành với thương hiệu và sử dụng ứng dụng di động (mobile application) của thương hiệu đó? Bài viết này đưa ra ba chiến lược giúp chúng ta giải đáp thắc mắc trên.

Chiến lược đầu tiên: Phần thưởng dành cho người dùng có sự tương tác với ứng dụng của doanh nghiệp

Chiến lược này bao gồm thưởng cho người dùng khi họ có tương tác cao với ứng dụng của doanh nghiệp và đây cũng chính là cách tuyệt vời để xây dựng lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu của bạn dựa trên những thành tích và sự cạnh tranh. Chẳng hạn như, tích điểm cho khách hàng thông qua ứng dụng dành cho thiết bị di động (mobile app) góp phần thúc đẩy lòng trung thành của họ đối với dịch vụ hay sản phẩm của doanh nghiệp. Với những số điểm được tích luỹ, khách hàng có thể quy đổi thành những phần thưởng cá nhân mà họ mong muốn. Để minh hoạ rõ hơn, ví dụ sau đây đưa ra những thương hiệu đã áp dụng thành công chiến lược trên (loyalty program)

Starbucks

Starbucks quy đổi điểm thưởng bằng những ngôi sao. Sau khi thu thập đủ những ngôi sao, họ có thể đổi sao để lấy nước miễn phí. Muốn kiếm được sao, người dùng phải thanh toán bằng thẻ cứng Starbucks đã đăng ký hoặc bằng thẻ Starbucks đã đăng ký trong ứng dụng Starbucks dành cho thiết bị di động. Bằng cách tạo phần thưởng cho khách hàng thường xuyên và cho phép người dùng gửi quà tặng điện tử (eGifts) cho bạn bè qua email, ứng dụng khách hàng thân thiết của Starbucks trên điện thoại di động (Starbucks mobile loyalty app) đã cung cấp dịch vụ tuyệt vời đến khách hàng. Trong quý 2 năm 2019, số lượng thành viên sử dụng ứng dụng Starbucks nâng lên nửa triệu (tăng 13%), với con số ấn tượng- 16,8 triệu người dùng ứng dụng phần thưởng (“mobile app rewards”)

The Starbucks Loyalty App

ASOS

Đây là nhà bán lẻ trực tuyến (online retail market) có trụ sở tại Anh. ASOS đã tạo một chương trình khách hàng thân thiết hạng A trực tuyến, cho phép họ nhận được các phần thưởng như giảm giá vào ngày sinh nhật khách hàng, quyền truy cập sớm vào những chương trình giảm giá, ưu đãi đặc biệt và sự kiện. Nhưng vào năm 2018, ASOS đã loại bỏ kế hoạch này và bắt đầu cung cấp dịch vụ Giao hàng cao cấp dựa trên số lượng khách hàng đăng ký. Theo Marketing Week, số lượng khách hàng Premier trả tiền cho giao hàng không giới hạn ngày hôm sau (unlimited next-day delivery) là 1,3 triệu vào tháng 8 năm 2018 và tăng 53% trong năm sau.

Ngày nay, do đại dịch COVID-19, Premier Delivery đang trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Theo tờ Mirror báo cáo, nhờ Premier Delivery mà ASOS đã vượt qua doanh thu 1 tỷ bảng Anh trong thời gian lockdown.

Chick-fil-A

Chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh của Mỹ này đã áp dụng ứng dụng tích điểm dành cho khách hàng, thông qua đó họ có thể đổi điểm để lấy phần thưởng như đồ ăn miễn phí và quà tặng. Để tham gia chương trình, khách hàng cần download ứng dụng di động Chick-fil-A hoặc tạo tài khoản trực tuyến.

Khách hàng có thể kiếm điểm bằng cách mua hàng tại cửa hàng, trong ứng dụng hoặc dịch vụ ăn uống từ Chick-fil-A. Có ba cấp độ thành viên dựa trên số điểm kiếm được: Thành viên, Thành viên Bạc và Thành viên Đỏ. Khách hàng trở thành Thành viên Đỏ khi họ kiếm được 5.000 điểm trong vòng một năm, cho phép họ nhận được những phần thưởng tốt nhất như vé tham dự các sự kiện VIP.

Làm thế nào để triển khai “chiến lược phần thưởng” (rewards strategy)?

Để triển khai chiến lược phần thưởng trong ứng dụng của bạn, trước tiên bạn cần chọn một hệ thống phần thưởng. Dưới đây là danh mục được đánh giá cao trong việc áp dụng chương trình phần thưởng:

Số điểm (Points): Các chương trình tích điểm khách hàng thân thiết (customer loyalty) cho phép khách hàng tích lũy điểm mà họ có thể đổi lấy các sản phẩm / dịch vụ miễn phí. Các chương trình như vậy rất dễ thiết lập. Do đó đây là loại chương trình customer loyalty phổ biến nhất.

Cấp bậc (Tiers): Các công ty như Arteza và Sephora sử dụng cấp bậc khách hàng (tiers) để tạo ra các chương trình khách hàng thân thiết. Tiers là một cách tuyệt vời để các doanh nghiệp thu hút khách hàng của họ tương tác nhiều hơn, với cách áp dụng chương trình này sẽ giúp doanh nghiệp trở nên độc quyền. Tuỳ vào những cấp bậc khác nhau, khách hàng sẽ nhận được những phần thưởng khác nhau. Để lên cấp tiếp theo, khách hàng phải vượt qua một cột mốc quan trọng. Các mốc quan trọng có thể đến từ việc chi tiêu một số tiền nhất định trong một tháng hay số lần mua nhất định.

Các chương trình khách hàng thân thiết trả phí (Paid loyalty program): Khách hàng phải trả một khoản phí để đăng ký chương trình này. Các chương trình như vậy mang lại lợi nhuận nhanh chóng từ phí mà thành viên đã trả và cho phép các doanh nghiệp tập trung vào những khách hàng gắn bó nhất của họ. Khách hàng trả tiền cho các chương trình khách hàng thân thiết được đầu tư ngay từ đầu và tiếp tục đầu tư vào thương hiệu. Chẳng hạn như Restoration Hardware tính phí 100 đô la/ năm cho quyền truy cập vào chiết khấu và tư vấn thiết kế.

Đạt chỉ tiêu chi tiêu (Reaching spending targets): Khi khách hàng chi một số tiền nhất định, họ có thể được giảm 10% cho lần mua hàng tiếp theo. Hãy nhớ rằng ưu đãi (giới hạn thời gian) có khả năng khuyến khích mua hàng nhanh chóng.

Số lượng mua hàng mục tiêu (Reaching a target number of purchases): Khi khách hàng thực hiện một số lần mua nhất định, họ có thể đủ điều kiện nhận một mặt hàng miễn phí làm quà tặng hoặc được chiết khấu khi trở thành hội viên tại một phòng tập gym,...

Đưa ra phản hồi về hàng hóa hoặc dịch vụ sau khi dùng thử miễn phí (Giving feedback about goods or services after a free trial): Yêu cầu người tiêu dùng cung cấp phản hồi về một sản phẩm mới trước khi bạn tung ra sản phẩm đó mang lại cho họ cảm giác được sở hữu, điều này có thể thúc đẩy doanh số bán hàng và dẫn đến hiệu ứng “truyền miệng” của mọi người.

Giới thiệu cho bạn bè (Recommendations to friends):Thông qua giảm giá và tặng quà cho khách hàng của bạn để đổi lại mỗi khách hàng mới mà họ mang lại cho bạn.

Hệ thống phần thưởng (rewards system): chỉ là trong những chiến lược có thể xây dựng thành công lòng trung thành với thương hiệu của bạn.

Những chương trình khác: Cho phép khách hàng tích điểm bằng nhiều cách khác nhau. Chẳng hạn như xem video sản phẩm, sử dụng ứng dụng dành cho thiết bị di động của bạn (loyalty app) , theo dõi và chia sẻ nội dung của bạn trên các phương tiện xã hội và blog. Bạn cũng nên có những phần thưởng cho khách hàng nếu như họ tương tác với thương hiệu của bạn, điều này sẽ khiến cho khách hàng trở nên trung thành hơn.

Tiếp theo, hãy chuyển sang chiến lược tiếp theo và tìm hiểu thêm về các công nghệ hiện đại.

Chiến lược số 2: Sử dụng các công nghệ tiên tiến (cutting-edge technologies) để nâng cao trải nghiệm của khách hàng

Hiện nay, nhiều thương hiệu tương tác với khách hàng của họ thông qua những công cụ cải tiến như thực tế ảo (VR), thực tế tăng cường (AR), điện toán đám mây (cloud computing) và gọi điện video thời gian thực (real-time video calling). Các tiềm năng công nghệ này sẽ nổi bật hơn so với các đối thủ cạnh tranh và có nhiều cơ hội giành được lòng trung thành của khách hàng. Hãy cùng xem một vài ví dụ về các ứng dụng sử dụng công nghệ hiện đại và có thể đóng vai trò là nguồn cảm hứng.

Ứng dụng thực tế ảo tăng cường của L'Oreal

L'Oreal đã cho ra nhiều ứng dụng về làm đẹp. Ví dụ như “Style My Hair” giúp người dùng thử nhiều kiểu tóc khác nhau. Vào năm 2018, L'Oreal đã mua lại Modiface - một công ty đã góp phần xây dựng nhiều ứng dụng làm đẹp AR tùy chỉnh. 70 nhà phát triển và kỹ sư của họ đã chính thức gia nhập vào “ông lớn” trong nền công nghiệp mỹ phẩm có trụ sở tại Paris- L’Oreal.

Style My Hair App

Việc mua lại này đã cho phép đế chế L'Oreal makeup quảng bá bộ sưu tập thương hiệu khổng lồ của mình theo hướng công nghệ cao. Bằng cách cho phép khách hàng dùng thử sản phẩm của họ, L'Oreal giúp khách hàng không lãng phí tiền bạc vào những mỹ phẩm không phù hợp, củng cố lòng trung thành của khách hàng.

IKEA

IKEA App

IKEA đã phát triển nhiều ứng dụng để đơn giản hóa việc lựa chọn đồ nội thất cho khách hàng của mình. Với IKEA Store, khách hàng có thể tạo danh sách mua sắm và với các mẹo do ứng dụng IKEA Better Living đưa ra, đồng thời họ cũng có thể tạo dựng thói quen thân thiện với môi trường.

Ngoài ra ứng dụng IKEA Place của IKEA ứng dụng công nghệ AR để người dùng có thể thử bất kỳ món đồ nội thất nào trong nội thất của họ. Nhờ công nghệ này, khách hàng có thể mua những thứ phù hợp với không gian của họ mà không lãng phí thời gian và tiền bạc để trả lại những thứ không phù hợp.

Ứng dụng Just Eat và chatbot thông minh

Just Eat là công ty đặt hàng và giao đồ ăn kết nối khách hàng và nhà hàng, đồng thời hợp tác với một số lượng lớn các nhà hàng trên 23 quốc gia. Để giúp khách hàng dễ dàng tìm thấy nhà hàng và món ăn họ muốn, vào năm 2016, Just Eat đã ra mắt tính năng chatbot thông minh trong ứng dụng. Trò chuyện trong ứng dụng này được cung cấp bởi Facebook Messenger và hoạt động giống như một cố vấn ảo.

Just Eat App

Chatbot giúp khách hàng chọn nhà hàng, quyết định gọi món và theo dõi trạng thái đơn đặt hàng của họ. Kể từ khi ra mắt, chatbot đã giúp Just Eat tăng 266% về tỉ lệ chuyển đổi (conversions) và giành được khách hàng trung thành.

Làm thế nào để thực hiện một chiến lược công nghệ

Thực hiện một chiến lược với công nghệ hiện đại có vẻ khó khăn. Nhưng với cách tiếp cận phát triển phù hợp và đội ngũ phát triển giàu kinh nghiệm, bạn có thể xây dựng một ứng dụng đáp ứng các yêu cầu chức năng của mình. Những mẹo sau có thể đơn giản hóa quy trình triển khai công nghệ.

Khám phá điểm bán hàng độc nhất (USP) của thương hiệu bạn

Khi quyết định triển khai bất kỳ công nghệ nào vào ứng dụng di động của mình, bạn cần xác định công nghệ đó sẽ thực hiện nhiệm vụ gì. Ví dụ: công nghệ AR của Sephora giúp khách hàng thử các sản phẩm trang điểm, nếu ưng ý họ có thể mua chúng. Điều này giúp khách hàng tránh lãng phí tiền vào những sản phẩm không phù hợp với họ đồng thời góp phần xây dựng danh tiếng của Sephora- một thương hiệu trung thực và trung thành.

Vì vậy, trước khi quyết định rằng công nghệ là chiến lược phù hợp để cải thiện lòng trung thành của khách hàng, bạn nên phân tích hoạt động kinh doanh của mình và xác định điểm bán hàng độc nhất hay còn gọi là USP. Để làm điều này, hãy phân tích đối thủ cạnh tranh của bạn, nghiên cứu các ứng dụng hiện có tương tự như ứng dụng của bạn và xác định lợi thế của bạn có thể được, từ đó chuyển đổi thành công nghệ.

Khám phá nhiều phương án công nghệ khác nhau

Sau khi bạn xác định USP của mình, bạn cần tìm hiểu rõ hơn về công nghệ và hiểu được công nghệ nào phù hợp với bạn. COVID-19 đã mang đến những thách thức lớn và khiến nhiều doanh nghiệp phải suy nghĩ lại về chiến lược của mình. Ví dụ, nhiều doanh nghiệp đã phải giảm liên lạc cá nhân. Đó là lý do tại sao nhiều thương hiệu đã thêm tư vấn video trực tuyến vào ứng dụng của họ. Credo Beauty là một trong những đơn vị đã triển khai công nghệ video tư vấn khi thương hiệu này phải đóng cửa tất cả các cửa hàng trong bối cảnh đại dịch COVID-19.

Tìm hiểu nhiều phương án công nghệ khác nhau

Credo Beauty đã mang đến cho khách hàng những buổi tư vấn trực tuyến với các chuyên gia giúp họ lựa chọn mỹ phẩm phù hợp để chăm sóc da và trang điểm. Việc tư vấn qua video không chỉ giúp thương hiệu tiết kiệm được công việc của tất cả nhân viên mà còn tăng tỷ lệ chuyển đổi lên đến 32%. Tư vấn qua video cũng đã tạo ra những thay đổi trong lĩnh vực y học và nhiều phòng khám đã bắt đầu cung cấp dịch vụ tư vấn trực tuyến. Bạn có thể tham khảo thêm về telehealth và những chức năng bạn cần xem xét để tạo nền tảng telehealth.

Chọn nhóm phát triển công nghệ phù hợp

Nếu công nghệ được triển khai kém hoặc người dùng không hiểu cách sử dụng nó, thì điều đó sẽ không mang lại lợi ích cho thương hiệu của bạn. Để ứng dụng của bạn hoạt động suôn sẻ, bạn cần chọn những chuyên gia giỏi nhất, những người sẽ giúp bạn thực hiện các kế hoạch của mình. Để thực hiện việc này, hãy khám phá các nền tảng xếp hạng và đánh giá như Clutch và GoodFirms để tham khảo danh sách các công ty phát triển phần mềm hàng đầu và đọc các bài đánh giá từ các khách hàng thực đã làm việc với những công ty đó

Bạn cũng có thể truy cập mạng xã hội của các công ty mà bạn yêu thích nhất. Điều này sẽ giúp bạn biết cách các công ty giao tiếp với khách hàng của họ như thế nào. Ngoài ra, bạn cũng nên nghiên cứu các trang web của những công ty phát triển ứng dụng, kiểm tra các dịch vụ mà họ cung cấp và làm quen với các case studies của họ.

Bất kỳ một công nghệ nào cũng có thể rất tốn kém khi thực hiện. Tuy nhiên , việc đầu tư vào đội ngũ chuyên gia gồm các developers, thử nghiệm (testing) và công nghệ chất lượng cao sẽ mang lại lợi ích cho những khách hàng trung thành. Ngoài chiến lược ứng dụng công nghệ đã đề cập như trên thì vẫn còn một chiến lược khác.

Chiến lược 3. Cá nhân hóa ứng dụng của bạn

Hãy tưởng tượng, khi bạn đến một quán cà phê và gọi một ly latte với sữa hạnh nhân và lớp phủ caramel, đó là sự tuỳ chỉnh. Còn khi bạn bước vào một quán cà phê và nhân viên pha chế sẵn sàng giao cho bạn loại cà phê bạn thích, đó là sự cá nhân hóa. Cá nhân hóa là một cách tuyệt vời để tăng lòng trung thành với thương hiệu. Gần đây, Forbes Insights cùng với Arm Treasure Data đã khảo sát 200 marketing leaders và 40% trong số họ xác nhận rằng cá nhân hóa có tác động tích cực đến tăng trưởng doanh số bán hàng.

Cá nhân hóa ứng dụng dành cho thiết bị di động có thể bao gồm thông báo đẩy, đề xuất, mẹo, giảm giá và ưu đãi đặc biệt. Nhiều ứng dụng thương hiệu cung cấp trải nghiệm được cá nhân hóa và có rất nhiều tính năng bạn có thể cân nhắc đưa vào ứng dụng của riêng mình.

Spotify

Spotify dẫn đầu về trải nghiệm kỹ thuật số được cá nhân hóa. Dịch vụ phát nhạc trực tuyến sử dụng thông tin về hành vi và sở thích của người nghe để giới thiệu cho người dùng danh sách phát được cá nhân hóa có tiêu đề và mô tả. Điều này giúp người dùng hiểu tại sao những thể loại nhạc này được đề xuất cho họ.

Chưa dừng lại ở đó, Spotify đã đi xa hơn: Vào tháng 1 năm 2021, có thông tin cho rằng công ty đã mua bằng sáng chế cho một công nghệ mới sẽ đưa trải nghiệm được cá nhân hóa lên một tầm cao mới. Bằng sáng chế này sẽ cho phép Spotify quan sát về môi trường và cảm xúc của người dùng bằng công nghệ nhận dạng giọng nói từ đó có thể phát nhạc nhằm phản ánh tâm trạng, độ tuổi, giới tính hoặc môi trường xã hội xung quanh của người dùng.

Spotify - đề xuất nghe nhạc theo sở thích cá nhân

Mallzee

Mallzee là thị trường dành cho các nhãn hiệu thời trang nổi tiếng. Khách hàng có thể chọn mọi thứ theo danh mục và giá cả và mua chúng giống như trên một thị trường thông thường. Nhưng để thu hút người dùng sử dụng ứng dụng di động Mallzee, công ty đã phát triển một ứng dụng hoạt động giống như Tinder - một ứng dụng dành cho hẹn hò. Người dùng có thể vuốt sang trái hoặc phải để chọn lọc các mục quần áo, điều này cho phép ứng dụng thu thập dữ liệu về sở thích của người dùng và gửi lựa chọn hình ảnh và sản phẩm được cá nhân hóa. Ứng dụng này cũng đề cập đến giá cả.

Và kết quả thật đáng kinh ngạc: Người dùng nhận được các đề xuất nhanh chóng, cực kỳ chính xác và được cá nhân hóa hoàn toàn cho quần áo mà họ muốn mặc. Hơn hết, những bộ quần áo này luôn nằm trong mức giá cho phép mà người dùng có thể mua được.

Mallzee, Mobile App - thị trường mua bán quần áo

Flo

Ứng dụng Flo theo dõi sức khỏe của phụ nữ. Trong quá trình giới thiệu, nó sẽ hỏi người dùng xem họ có muốn theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của mình hay họ đang có kế hoạch mang thai và muốn theo dõi sự rụng trứng. Để phân tích chính xác dữ liệu nhận được, Flo sử dụng trí tuệ nhân tạo. Với công nghệ AI này, Flo đưa ra lời khuyên được cá nhân hóa và thông báo hữu ích về sức khỏe của phụ nữ.

Hơn nữa, bằng cách phân tích chu kỳ và các triệu chứng, Flo có thể xác định các bệnh liên quan đến sức khỏe của phụ nữ. Cision PR Newswire báo cáo rằng 9.000 phụ nữ theo dõi sức khỏe của họ bằng ứng dụng Flo, dựa trên các khuyến nghị của ứng dụng sau đó đã đến gặp bác sĩ phụ khoa và gần 1.500 người trong số họ được chẩn đoán mắc bệnh lạc nội mạc tử cung, u nang buồng trứng hoặc bệnh tuyến giáp.

Làm thế nào để triển khai chiến lược cá nhân hoá?

Bài viết này đưa ra ba gợi ý có thể giúp bạn triển khai thành công quá trình cá nhân hóa trong ứng dụng dành cho thiết bị di động để góp phần tăng lòng trung thành với thương hiệu của bạn.

Khách hàng của bạn cảm thấy như thế nào?

Bạn không thể cá nhân hóa nếu không biết người dùng mục tiêu của bạn là ai. Để thực hiện chiến lược cá nhân hóa, bạn cần tập trung vào khách hàng của mình và xác định pain points của họ. Có hai kỹ thuật phổ biến để giúp bạn làm điều này:

Tạo ra một chân dung khách hàng (persona)

Một đại diện cho một phân khúc khách hàng chính của bạn. Để tạo ra một persona, cần phải tiến hành phân tích định lượng (thu thập thông tin về nhân khẩu học, nơi làm việc và địa vị xã hội của người dùng tiềm năng) và phân tích định tính (thực hiện một loạt các cuộc phỏng vấn). Dữ liệu thu được sẽ giúp bạn phân khúc khách hàng và tạo ra một cá tính riêng.

Áp dụng cách tiếp cận “việc cần làm” (obs-to-be-done)

Việc cần làm là một kỹ thuật tương đối mới nhằm trả lời câu hỏi “Khách hàng sử dụng ứng dụng của bạn với mục đích” gì? Để đưa ra câu trả lời việc cần làm là khảo sát thực địa và phỏng vấn. Phương pháp tiếp cận việc cần làm cho phép bạn chú trọng vào trải nghiệm cá nhân của người dùng và giúp bạn tạo ra sản phẩm hiệu quả nhằm giải quyết được các vấn đề của khách hàng.

Chọn ra “tùy chọn cá nhân hóa” tốt nhất cho ứng dụng của bạn

Như đã đề cập ở trên, có nhiều cách để cung cấp cá nhân hóa, nhưng mấu chốt ở đây là chọn cách tiếp cận phù hợp nhất với nhu cầu kinh doanh của bạn. Ví dụ: Starbucks sử dụng tính năng cá nhân hóa dựa trên dữ liệu GPS của người dùng.

Chiến dịch “Giờ hạnh phúc” (The Starbucks Happy Hour) của Starbucks sử dụng dữ liệu vị trí và múi giờ của khách hàng để gửi thông báo đẩy hướng dẫn họ đến cửa hàng Starbucks gần đó để nhận đồ uống miễn phí trong Giờ hạnh phúc. Khi khách hàng nhận được lời mời, họ sẽ làm theo hướng dẫn trên màn hình trong ứng dụng- giải thích về chương trình khuyến mãi, sau đó hướng dẫn họ đến địa điểm Starbucks gần nhất.

Quan tâm đến bảo mật dữ liệu của người dùng

Để thực hiện cá nhân hóa trong ứng dụng của mình, bạn cần thuyết phục người dùng chia sẻ dữ liệu cá nhân của họ. Tuy nhiên, những lo ngại của khách hàng về tính bảo mật và quyền riêng tư của dữ liệu trực tuyến của họ có thể cản trở việc triển khai các việc cá nhân hóa. Nhưng đừng nghĩ rằng cá nhân hóa và quyền riêng tư không tương thích với nhau. Có nhiều cách để vừa cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng của bạn vừa xây dựng lòng trung thành của họ với thương hiệu.

Bảo mật dữ liệu của người dùng

Bảo vệ dữ liệu khách hàng của bạn đúng cách

Tùy thuộc vào đối tượng mà bạn đang phát triển ứng dụng của mình, bạn cần tuân theo các quy tắc và yêu cầu khác nhau để thu thập, lưu trữ và xử lý dữ liệu cá nhân. Điều này tùy thuộc theo từng quốc gia khác nhau. Ví dụ: để bảo vệ dữ liệu cá nhân của cư dân EU, bạn cần tuân theo Quy định chung về bảo vệ dữ liệu (GDPR). Còn đối với cư dân Hoa Kỳ, không có một chuẩn mực nhất định về bảo vệ dữ liệu, vì vậy bạn nên nghiên cứu các quy định của từng tiểu bang.

Thuyết phục người dùng rằng việc chia sẻ dữ liệu cá nhân với doanh nghiệp là có lợi. Hơn 90 phần trăm người dùng trực tuyến lo ngại về quyền riêng tư của họ, điều này không đồng nghĩa là người dùng hoàn toàn không sẵn sàng chia sẻ thông tin với bạn. Có một số cách để thuyết phục họ rằng ứng dụng của bạn an toàn. Ví dụ: khi khởi chạy Medium, nó yêu cầu người dùng chọn các chủ đề họ thích để giúp họ tạo luồng câu chuyện. Trong trường hợp này, người dùng chia sẻ sở thích cá nhân khi biết rằng họ sẽ nhận được các bài viết hữu ích. Hoặc là ứng dụng Twitter yêu cầu người dùng chia sẻ số điện thoại di động của họ để bảo vệ tài khoản của họ bằng xác thực hai yếu tố. Có nhiều cách khác để yêu cầu người dùng chia sẻ dữ liệu một cách suôn sẻ. Bạn cần nghiên cứu chúng và hiểu những kỹ thuật nào sẽ làm tăng lòng trung thành với thương hiệu của bạn.

Trải nghiệm khách hàng được cá nhân hoá phụ thuộc vào việc tạo ra một ứng dụng hữu ích cho người dùng của bạn. Khiến cho họ cảm thấy mình là một thành viên bí ẩn trong hàng triệu người dùng nhưng vẫn có thể góp phần xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với thương hiệu.

Nói tóm lại,

Để đạt được toàn bộ lợi ích của loyalty app (ứng dụng tích điểm) , các doanh nghiệp hướng tới người tiêu dùng phải tạo ra trải nghiệm phù hợp với thương hiệu của bạn và phù hợp với nhu cầu cụ thể của khách hàng. Bất kể là áp dụng chiến lược nào trong số ba chiến lược nêu trên, mong rằng bạn có thể lựa chọn ra phương pháp phù hợp và hiệu quả nhất nhưng vẫn mang dấu ấn riêng cho thương hiệu của bạn.

Hy vọng bài viết sẽ cho bạn nhiều ý tưởng cho việc xây dựng các chiến lược Marketing cho việc kinh doanh của bạn.