Top 10 Tính Năng Cần Có Khi Phát Triển Ứng Dụng Chăm Sóc Sức Khỏe Người Dùng 2021

Theo thống kê của Statista, có đến gần 88.000 ứng dụng sức khỏe được phát triển dành cho cho cả smartphone sử dụng hệ điều hành iOS và Android. Hiện nay, hầu hết các lĩnh vực đều áp dụng chuyển đổi kỹ thuật số, đặc biệt là trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, trong tình hình thế giới đang đối mặt với năm thứ 2 của Covid-19. Với sự trợ giúp của công nghệ, bạn có thể thực hiện mọi thứ chỉ với một vài cú nhấp chuột đơn giản. Chăm sóc sức khỏe là một lĩnh vực chắc chắn được hưởng lợi từ những đổi mới trong công nghệ. Bài viết ngày hôm nay sẽ đem đến cho bạn những ý tưởng phát triển ứng dụng Healthcare nhất định không thể bỏ qua trong năm 2021.

Có thể là hình ảnh về văn bản

1. Có những loại ứng dụng chăm sóc sức khỏe nào?

Khi sự phát triển công nghệ vẫn tiếp tục trên đà phát triển, thói quen sử dụng Mobile App đang tiếp tục xâm nhập sâu vào hầu hết các khía cạnh của hệ thống kinh tế, và ngành chăm sóc sức khỏe cũng không ngoại lệ.

Thị trường ứng dụng sức khỏe di động toàn cầu (mHealth) dự kiến ​​sẽ tăng từ 28,320 tỷ USD vào năm 2018 lên con số khổng lồ 102,35 tỷ USD vào năm 2023 với tốc độ tăng trưởng hàng năm tổng hợp (CAGR) là 29,30%.

75% người tiêu dùng Hoa Kỳ xem công nghệ là yếu tố quan trọng trong việc quản lý sức khỏe của họ vào năm 2018 (Accenture). Ngoài ra, gần một nửa (48%) người tiêu dùng đang sử dụng các ứng dụng Healthcare dành cho thiết bị di động hoặc máy tính bảng.

Người tiêu dùng ngày càng chuyển sang sử dụng các giải pháp kỹ thuật số khi nói đến các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Hơn thế nữa, 50% người dùng cho biết rằng họ sẽ chuyển sang một nhà cung cấp hứa hẹn những công nghệ Digital tốt hơn.

Với sự gia tăng nhu cầu sử dụng các loại ứng dụng chăm sóc sức khỏe chất lượng, hiệu suất cao, nhiều doanh nhân đã có thể nhìn thấy cơ hội lớn để phát triển các ứng dụng tuyệt vời đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người tiêu dùng và tận dụng tối đa thị trường tiềm năng cao này.

1.1. Ứng dụng chữa bệnh từ xa

Thị trường y tế từ xa đã có sự tăng trưởng đáng kể trong vài năm qua, đặc biệt là trong thời kỳ Covid-19, khi mọi người có xu hướng ở nhà nhiều hơn. Năm 2019, thị trường y tế từ xa toàn cầu được định giá 45 tỷ đô la. Đến năm 2026, con số này được dự kiến ​​sẽ đạt hơn 175 tỷ USD.

Có thể là hình ảnh về ‎màn hình, điện thoại và ‎văn bản cho biết '‎ပم Overview Digitize Healthcare the Mobile Way 82% စ Diabetes 89> ዶ Cancer 30>‎'‎‎

1.2. Ứng dụng EHR/EMR/PHRs

Hồ sơ sức khỏe điện tử (Electronic health records - EHRs) hoặc phần mềm hồ sơ sức khỏe cá nhân (Personal health records - PHRs) có khả năng lưu trữ dữ liệu liên quan đến bệnh nhân. Trong khi đó, hồ sơ y tế điện tử (Electronic medical records - EMR) cũng có khả năng cung cấp thông tin chính thức cho các bệnh viện và nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Mặt khác, EMR còn có khả năng lưu trữ dữ liệu về các tình trạng cụ thể và đóng vai trò như một bản sao điện tử của lịch sử bệnh. Nhờ EHR, các bệnh viện có thể truy cập dữ liệu sức khỏe của bệnh nhân khi đang di chuyển và chuẩn bị mọi thứ một cách nhanh chóng.

1.3. Ứng dụng Healthy Lifestyle & Fitness

Các ứng dụng chăm sóc sức khỏe này tập trung vào việc duy trì lối sống lành mạnh. Chúng được trang bị các tính năng theo dõi chế độ ăn uống, theo dõi chất béo, protein, carbs đã ăn như (Samsung Health hoặc Apple Health). Ngoài ra, còn có các ứng dụng và thông tin dành riêng cho giới tính như dữ liệu theo dõi phụ nữ mang thai, lịch hẹn với bác sĩ...

Mặt khác, ứng dụng Fitness có thể theo dõi tiến trình tập luyện của bạn. Vào năm 2019, Savvycom đã xây dựng một ứng dụng có cùng tên cho Wanna Train - một nền tảng hàng đầu dành cho những người đam mê và huấn luyện thể dục. Nền tảng Wanna Train giúp người dùng kết nối với các thành viên đồng nghiệp trong phòng tập, bạn bè và những người khác trên kênh xã hội Wanna Train.

1.4. Ứng dụng Emergency (Cấp cứu)

Các loại Emergency App này sẽ được sử dụng trong những trường hợp khẩn cấp. Khi người dùng gặp phải tình trạng bệnh nguy hiểm và nguy cấp, họ có thể khởi động ứng dụng ngay lập tức, nhấn vào nút Trợ giúp, gửi yêu cầu đến bệnh viện với vị trí chính xác của người dùng ứng dụng.

1.5. Ứng dụng Reminder/Medication

Các ứng dụng chăm sóc sức khỏe này sẽ giúp bệnh nhân theo dõi liều lượng và lịch uống thuốc. Các ứng dụng này cũng cho phép bác sĩ gửi đơn thuốc cho bệnh nhân.

1.6. Ứng dụng theo dõi điều trị và theo dõi bệnh nhân

Các chương trình này được sử dụng để thu hút bệnh nhân tham gia điều trị, cung cấp cho họ thông tin, lời khuyên về căn bệnh và theo dõi tiến triển của quá trình chữa trị.

Có thể là hình ảnh về điện thoại, màn hình và văn bản cho biết 'Overview Diabetes 89 Cancer 30 Cardiovascular Lung'

2. Các tính năng cần có của ứng dụng chăm sóc sức khỏe

Hầu hết các ý tưởng ứng dụng sức khỏe phổ biến đều có khá nhiều điểm chung. Khi phân tích các tính năng cốt lõi của chúng, các chuyên gia có thể phát triển một danh sách khá chi tiết về những tính năng cần thiết. Cụ thể như sau:

2.1. Real-time Updating (Cập nhật thời gian thực)

Khả năng cung cấp dữ liệu cập nhật là một trong những tính năng quan trọng nhất đối với các ứng dụng y tế. Thông tin cần được cập nhật liên tục, không chỉ cho bệnh nhân mà còn cho bác sĩ để đưa ra những phân tích tốt nhất.

2.2. Khả năng tiếp cận đa nền tảng

Các ứng dụng chăm sóc sức khỏe nên được thiết kế dành cho các thiết bị Android và IOS khác nhau, từ smartphone của bệnh nhân đến máy tính của bác sĩ. Mặt khác, khả năng có thể truy cập từ mọi thiết bị cũng là một trong những điểm thu hút chính của ứng dụng.

2.3. Chế độ ngoại tuyến

Mặc dù chúng ta đang sống trong một thế giới mà mọi người luôn có thể kết nối với nhau, nhưng chế độ chỉ được sử dụng trực tuyến vẫn là một trong những tính năng gây ra cảm giác khó chịu nhất cho người dùng. Ứng dụng chăm sóc sức khỏe tốt nhất không nên lúc nào cũng phụ thuộc vào kết nối Internet, bạn nên tạo ra tính năng truy cập ngoại tuyến và tạo bản sao lưu.

2.4. Giám sát và phân tích

Các phân tích quan trọng về dữ liệu của bệnh nhân rất hữu ích trong quá trình kiểm tra y tế tại bệnh viện hoặc bất kỳ cơ sở y tế nào. Bằng cách này, các chuyên gia y tế có thể dự đoán các mối đe dọa, biến chứng có thể xảy ra...

2.5. Theo dõi tiến độ

Tùy chọn theo dõi nhịp tim, calo, huyết áp, chế độ ăn… đều là những tính năng rất hữu ích để đo tiến trình và theo dõi các chỉ số quan trọng của bệnh nhân.

2.6. Giao tiếp 2 chiều

Bệnh nhân có thể nhận được phản hồi từ bác sĩ và tìm hiểu thêm chi tiết về đơn thuốc và tình trạng của họ. Tính năng này phát triển sự tin tưởng lẫn nhau giữa người dùng ứng dụng chăm sóc sức khỏe và nhà cung cấp, khiến họ cảm thấy rằng mình đang được bác sĩ chăm sóc ngay cả khi không thể đến bệnh viện.

2.7. Push Notifications

Khi có điều gì bất thường xảy ra hoặc muốn cung cấp cho người dùng nhiều lời nhắc khác nhau, thì Push Notifications là một trong những tính năng cần thiết phải có.

2.8. Lên lịch cho các cuộc hẹn

Một số ứng dụng chăm sóc sức khỏe cần có khả năng cung cấp tùy chọn đặt lịch khám với bác sĩ hoặc bác sĩ trực tiếp từ thiết bị di động.

2.9. Tích hợp thanh toán

Tính năng thanh toán cho các dịch vụ y tế trực tuyến là một lựa chọn tuyệt vời, tạo cơ hội cho các cuộc hẹn với bác sĩ và quá trình điều trị tại bệnh viện được kết nối với hóa đơn.

2.10. Hồ sơ bệnh nhân và bác sĩ

Trong hầu hết các trường hợp, các nhà phát triển nên sắp xếp tất cả dữ liệu trong hồ sơ người dùng mà bác sĩ có thể xem được. Ngược lại, hồ sơ của bác sĩ cũng phải bao gồm thông tin về chuyên môn của họ và các thông tin hợp lệ khác, tạo điều kiện cho bệnh nhân lựa chọn bác sĩ dễ dàng hơn.

Extra: Tích hợp bên thứ 3

Google Fit, Samsung Health, Apple Health… hầu hết các ứng dụng chăm sóc sức khỏe đều có thể kết nối với các nền tảng của bên thứ 3 và các thiết bị đo lường khác nhau như đồng hồ thông minh, cân thông minh...

Có thể là hình ảnh về màn hình

Có thể nói rằng, nhu cầu sử dụng các ứng dụng Healthcare và xu hướng quan tâm đến sức khỏe ngày càng tăng lên của người tiêu dùng chính là những yếu tố quan trọng thúc đẩy khả năng phát triển của các ứng dụng chăm sóc sức khỏe. Các nhà phát triển ứng dụng không nên bỏ qua xu hướng này, hãy lên kế hoạch thật chi tiết, triển khai theo từng công đoạn và thử nghiệm để đảm bảo sự thành công và hiệu quả nhất định cho sản phẩm của mình.

Cập Nhật Phát Triển Sản Phẩm Ứng Dụng Healthcare 2021,

AppROI Marketing.