Marketer VIETSTARMAX - TVC Quảng Cáo
VIETSTARMAX - TVC Quảng Cáo

Nhà sản xuất Phim quảng cáo @ Vietstarmax

Công thức tạo nên phim doanh nghiệp thành công chỉ với 5 bước 

Phim doanh nghiệp đang là một phần trong chiến dịch marketing quảng cáo mà nhiều đơn vị công ty, tổ chức hướng tới. Tuy nhiên, không phải ai cũng làm thành công mà đòi hỏi cần có sự đầu tư đúng cũng như nắm chắc kỹ thuật, công thức thực hiện dạng phim này.

1. Thời điểm sản xuất phim doanh nghiệp là bao giờ?

Nguồn ảnh: Vietstarmax

Hãy nghĩ tới việc sản xuất loại phim doanh nghiệp khi:

  • Doanh nghiệp muốn truyền thông về tiềm lực của đơn vị trên nhiều nền tảng khác nhau.

  • Doanh nghiệp cần quảng bá hình ảnh ở một sự kiện, gian hàng.

  • Doanh nghiệp muốn làm phim để kỉ niệm ngày thành lập đơn vị.

  • Doanh nghiệp muốn dùng phim doanh nghiệp để quảng bá thương hiệu ra phạm vi rộng hơn, hướng tới thị trường quốc tế.

  • Doanh nghiệp muốn thực hiện tái định vị thương hiệu.

  • Doanh nghiệp muốn giới thiệu dây chuyền sản xuất mới khi tiến hành nâng cấp công nghệ.

  • Doanh nghiệp làm phim để ghi nhớ sự kiện vinh dự được nhận những loại chứng chỉ chất lượng do cơ quan có thẩm quyền cấp

  • Doanh nghiệp làm phim giới thiệu phục vụ mục đích tuyển dụng.

2. Công thức tạo nên phim doanh nghiệp cho viral tốt

Làm bất cứ điều gì cũng cần có hướng dẫn, công thức để áp dụng thực hiện. Phim doanh nghiệp cũng vậy, để tạo ra một bộ phim hoàn chỉnh thì theo chuyên gia, cần nắm chắc 5 điều:

2.1. Xác định những người cụ thể tham gia làm phim

Trước hết, cần xác định được những người tham gia làm phim gồm những ai, nên danh sách cụ thể như Đạo diễn, diễn viên, tổ sản xuất...Lưu ý là, người được chọn tham gia đều phải có trình độ chuyên môn cũng như kinh nghiệm chế tạo phim tốt.

2.2. Tiếp nhận yêu cầu từ phía khách hàng

Đơn vị sản xuất phim và khách hàng cần ngồi cùng nhau bàn bạc để lắng nghe yêu cầu, thảo luận cách làm phim sao cho có nội dung thích hợp và đảm bảo tính thẩm mỹ ở mức cao nhất. Để từ đó, tạo ra sản phẩm viral có tính hữu dụng, đem lại giá trị và được số đông người xem ủng hộ.

Tiếp nhận yêu cầu từ khách hàng

Nguồn ảnh: Freepik

2.3. Lên kịch bản, bối cảnh quay giả lập và chỉnh sửa

Muốn phim doanh nghiệp có độ viral cao thì kịch bản phải tốt. Hãy lên kịch bản chi tiết rồi quay thử để có thể chỉnh sửa, cắt lọc sao cho khi quay chính thức, nội dung được hoàn chỉnh và logic, có tính sáng tạo nhất.

2.4. Thực hiện quay chính thức

Sau khi đã lên kịch bản hoàn chỉnh, được sự thống nhất của khách hàng. Việc chọn diễn viên cũng đã xong xuôi thì bắt tay vào quay chính thức. Cần chú ý rằng, để có những thước phim đẹp, đòi hỏi người diễn viên cần bộc lộ biểu cảm chuẩn. Đồng thời, góc máy thợ lia tới cần chọn chính xác.

2.5. Tiến hành dựng phim và hoàn tất quá trình

Cuối cùng, sau khi quay, cần chỉnh sửa, chọn ra những cảnh đắt giá để dựng thành phim doanh nghiệp hoàn chỉnh. Nó phải đảm bảo có sự thống nhất về nội dung, liền mạch từ đầu đến cuối video.

3. Nơi đăng phim doanh nghiệp - Yếu tố quyết định tới thành công của phim

Phim doanh nghiệp không phải muốn chạy ở đâu cũng được. Và, không phải cứ đăng ở kênh nào cũng thu hút sự chú ý từ khách hàng. Theo nghiên cứu, có 4 vị trí hay được chọn làm nơi đăng phim doanh nghiệp:

3.1. Tại các gian hàng hội trợ

Nếu các doanh nghiệp tham gia các diễn đàn, hội trợ thì việc đăng phim doanh nghiệp để giới thiệu, quảng bá thương hiệu là cực kỳ hợp lý. Từ đây, những hình ảnh về đơn vị sẽ được phát trên hệ thống màn hình lớn ở triển lãm gian hàng đó. Như vậy, khả năng tiếp cận khách hàng vì thế mà cao hơn hẳn.

3.2. Từ email gửi khách hàng

Nghe có vẻ không tưởng nhưng là thật, nhiều doanh nghiệp đã gửi phim giới thiệu về đơn vị qua mail cho các đối tượng khách hàng tiềm năng. Và thật ngạc nhiên, nhiều doanh nghiệp đã thực sự “chốt đơn”, ký hợp đồng thành công nhờ đăng, chuyển video chỉ bằng mail.

3.3. Đăng trên báo đài truyền hình

Phim doanh nghiệp cũng có thể đăng trên các phương tiện truyền hình như đài địa phương, quốc gia nhằm đưa tên tuổi doanh nghiệp tới nhiều đối tượng khách hàng hơn nữa.

Đăng tải lên các kênh truyền hình và truyền thông

Nguồn ảnh: Freepik

3.4. Đăng trên nền tảng online

Youtube, Facebook hay website công ty chính là những nền tảng online có thể dùng để đăng phim giới thiệu doanh nghiệp. Kênh truyền thông này cực kỳ hiệu quả, giúp thu hút sự chú ý, quan tâm của khách hàng nhiều hơn so với các nền tảng khác.

4. Một số yếu tố ảnh hưởng tới giá trị phim và lời khuyên hữu ích

4.1. Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng phim

Một bộ phim doanh nghiệp có thành công trong việc quảng bá thương hiệu hay không còn chịu ảnh hưởng từ những yếu tố khác nhau. Khi bạn áp dụng công thức làm chuẩn 100% thì cũng không có nghĩa, video đấy sẽ thành công. Đó là vì:

  • Chất lượng nội dung không tốt: Nội dung chứa trong video chưa thực sự chất lượng, chưa bao quát được tổng thể về doanh nghiệp. Hay nói cách khác, clip chưa thực sự tạo được dấu ấn cho người xem.

  • Nền tảng trình chiếu: Doanh nghiệp xác định nền tảng trình chiếu không chính xác dẫn tới bộ phim không tạo được độ viral, sự lan tỏa trong cộng đồng.

  • Thời lượng phim phân bố chưa thực sự hợp lý: Việc làm phim doanh nghiệp quá dài hay quá ngắn cũng có thể là nguyên nhân khiến phim không được đón nhận. Mọi người chưa hiểu hết về đơn vị do thời lượng chiếu ít. Hoặc video lê thê, không cho thấy trọng tâm nói tới doanh nghiệp là gì? Từ đó, phim không có sức hút, không khiến khách hàng muốn xem thông tin về đơn vị nữa.

4.2. Lời khuyên khi làm phim doanh nghiệp

Với những đơn vị mới bắt đầu những bước đầu tiên trong quá trình làm phim doanh nghiệp. Các chuyên gia nhấn mạnh cần nhớ ba điều:

- Thời lượng phim phải đảm bảo vừa đủ, không ngắn cũng không quá dài để thu hút người xem nhất.

- Hãy chọn nền tảng đăng phim thích hợp, nhắm đích đúng đối tượng (xét về lứa tuổi, sở thích, sự quan tâm).

- Tối ưu hóa dung lượng phim nhằm truyền tải file được tốt, không bị gián đoạn.

5. Làm phim doanh nghiệp - Mất thời gian nhưng xứng đáng

Nguồn ảnh: Internet

Thường thì, khi các doanh nghiệp tiến hành làm phim, họ sẽ xây dựng kịch bản dựa trên một bộ phim nào đấy. Sau đó, tìm tới những nhà sản xuất phim chuyên nghiệp để tiến hành quay dựng.

Quy trình sản xuất lại gồm rất nhiều bước như: Xây dựng kịch bản (3-5 ngày), sản xuất tiền kỳ (5 ngày), thực hiện quay (3 ngày), sản xuất hậu kỳ (nhiều nhất 10 ngày).

Như vậy, thời gian để hoàn thành một bộ phim hoàn chỉnh sẽ vào mất khoảng 20-30 ngày. Tuy hơi lâu nhưng thành quả sẽ là những thước phim đẹp, chất lượng nhất, thỏa đáng cho cả quá trình làm việc không ngừng.

6. Chi phí làm phim doanh nghiệp - “Đắt nhưng xắt ra miếng”

Chi phí để làm ra một bộ phim doanh nghiệp chất lượng còn phụ thuộc nhiều yếu tố như: Thiết bị quay, đồ họa, kỹ xảo, đạo cụ, diễn viên, điểm ghi hình...Do đó, giá trung bình cho một bộ phim sẽ dao động từ 100 triệu đến tiền tỉ, tùy vào quỹ đầu tư mà doanh nghiệp có. Nhìn chung, báo giá khá cao nhưng là xứng đáng với chất lượng phim tốt, có thể thu hề lượng viral cao.

Có thể nói, công thức tạo nên phim doanh nghiệp thành công không khó. Tuy nhiên, cần áp dụng một cách hợp lý, khéo léo và với tình thần nghiêm túc, cẩn thận mới có thể làm ra video chất lượng, thu hút người xem. Nhờ đó, việc quảng bá hình ảnh đơn vị, công ty mới hiệu quả.

Nguồn: VietstarMax