Ứng dụng Công nghệ bản đồ vào trong phát triển sản phẩm

Có thể là hình ảnh về văn bản cho biết 'TOPDev Việc àm Đầu 5 MÀ MỌI DEVELOPER CẦN NẮM ĐIỀU Cơ BẢN VỀ MAP PLATFORM tips lựa chọn nền tảng phù hợp từ CEO của BusMap)'

CÔNG NGHỆ BẢN ĐỒ VÀ 2 TIPS ĐỂ LỰA CHỌN NỀN TẢNG PHÙ HỢP CHO PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM


Qua bài viết, hãy cùng tìm hiểu về:

  • 3 Components chính của một Map Platform
  • So sánh 2 loại base map đang được sử dụng nhiều nhất (ưu & nhược)
  • Khái quát một số Map Platform phổ biến hiện nay
  • Tips lựa chọn Map Platform theo từng giai đoạn


Với hơn 7 năm nghiên cứu và phát triển công nghệ bản đồ & thuật toán tìm đường, anh Lê Yên Thanh - CEO @BusMap chia sẻ những khái niệm cơ bản cùng kinh nghiệm lựa chọn một Map Platform phù hợp cho sản phẩm theo bối cảnh của từng doanh nghiệp.

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ BẢN ĐỒ TẠI VIỆT NAM LIỆU CÓ ĐƠN GIẢN?

Là một ứng dụng chuyên về tìm kiếm lộ trình xe bus, BusMap đã giải quyết vấn đề về giao thông công cộng cho hơn 400.000 MAU (Monthly Active User).

Với những đúc kết trong quá trình nghiên cứu trong hơn 7 năm qua và kinh nghiệm triển khai thành công công nghệ bản đồ tại Việt Nam, anh Lê Yên Thanh - CEO @BusMap đã chia sẻ những điều căn bản trên thực tế mà mọi Nhà phát triển cần nắm rõ trước khi lựa chọn ứng dụng công nghệ bản đồ vào trong sản phẩm của mình.

Hãy ghi nhớ, một Map Platform sẽ gồm có 3 components chính:

  1. Base map SDK (là những UX/UI liên quan đến bản đồ nền)
  2. Geocoding API (liên quan đến việc bản đồ xác định vị trí của bạn)
  3. Routing API (liên quan đến việc làm việc với những vấn đề về logistics)

Ngoài ra còn có những tính năng nâng cao hơn mà map platform cung cấp như phân tích dữ liệu về AI, big data,…

Hiện nay base map được chia thành 2 loại là Vector Map và Raster Map. Đây cũng là 2 công nghệ bản đồ được sử dụng nhiều nhất ở thời điểm hiện tại.


Chúng ta có thể so sánh Vector Map và Raster Map như 2 file ảnh png và file ảnh svg. Bằng cách so sánh này bạn sẽ không chỉ phân biệt được 2 base map mà còn biết được nắm được cả tính chất của 2 loại map này.

Ngoài ra, còn có những loại base map khác, được xem là hybrid của 2 loại này, như Google Map,…

𝗚𝗼𝗼𝗴𝗹𝗲 𝗠𝗮𝗽

  • Với Dynamic Maps, Google cho phép người dùng sử dụng miễn phí trên mobile hoặc tốn 7 USD cho website có trên 1000 request.
  • Chi phí sẽ tương đối cao cho các công ty nhưng API liên quan đến Geocoding và Direction của Google Map được đánh giá là một trong những nguồn tốt nhất hiện nay nên đây vẫn là lựa chọn của nhiều công ty.

𝗠𝗮𝗽𝗕𝗼𝘅

  • Nền tảng này hỗ trợ Map SDK trên mobile và web.
  • Không hỗ trợ nhiều về Geocoding hay Routine.
  • Chi phí khi sử dụng MapBox sẽ rẻ hơn Google Map với mức giá rơi vào khoảng 250 USD mỗi tháng.
  • Đặc điểm nổi trội của MapBox là dev có thể tùy biến, customize về kiểu bản đồ tương ứng với định hướng của công ty mình.

𝗢𝗽𝗲𝗻𝗦𝘁𝗿𝗲𝗲𝘁𝗠𝗮𝗽

  • Mọi thứ đều có trên OpenStreetMap và đều là open source nên bạn cần dành thời gian để xem xét kỹ hơn về những giải pháp mà mình có thể sử dụng để đảm bảo chất lượng tốt nhất.

𝗞𝗵𝗮́𝗰

  • Hiện tại cũng có khá nhiều Map Platform khác trên thị trường như 𝐴𝑝𝑝𝑙𝑒 𝑀𝑎𝑝, 𝐻𝑒𝑟𝑒 𝑀𝑎𝑝, 𝑉𝑖𝑒𝑡𝑏𝑎𝑛𝑑𝑜, 𝑉𝑖𝑒𝑡𝑚𝑎𝑝, 𝑏𝑀𝑎𝑝,… Trong đó 𝗯𝗠𝗮𝗽 là công nghệ bản đồ đang được xây dựng trực tiếp bởi BusMap. bMap cũng dựa trên một phần dữ liệu từ OpenStreetMap và phát triển nó lên để có những platform ở giữa như customize dữ liệu để có thể tùy chỉnh hóa dữ liệu đó.

Nếu sản phẩm của bạn đang ở giai đoạn test thì nên cân nhắc sử dụng Google Map nhưng để tối ưu hóa chi phí tốt nhất thì OpenStreetMap cũng sẽ là một sự lựa chọn phù hợp; Hoặc bạn cũng có thể cân nhắc bMap.

Đọc phần phân tích chi tiết cách lựa chọn map platform phù hợp theo từng giai đoạn tại https://topdev.vn/blog/map-platform/


**Nội dung được biên tập từ topic “Map platform for product development” tại sự kiện Vietnam Web Summit 2020 LIVE được tổ chức bởi TopDev.