Marketer MediaZ Agency
MediaZ Agency

CMO @ MediaZ - Digital Marketing Agency

Một bài viết dài liệu có thực sự khả thi?

Bài viết dài thực ra không phải quá mới đối với đại đa số. Thực tế, các phóng viên (đặc biệt là các phóng viên điều tra) và các tác giả đã làm quen với hình thức này trước cả khi hình thức viết blog ra đời. Vậy nhưng trong thời gian gần đây chúng đang dần trở thành một hìện tượng viết lách nổi bật. Cùng MediaZ khám phá những khía cạnh của khái niệm long-content này nhé.

1. Định nghĩa

Ví dụ về nội-dung-nhiều-chữ có thể giống như những bài viết thỉnh thoảng bạn bắt gặp trên tờ New Yorker hoặc The Economist, đôi khi cần đến hàng chục trang để đọc, vài ngày để hiểu hết và vài tháng để người cầm bút nghiên cứu và viết ra. Blog dài thường không thu hút cho lắm và có độ dài tầm 3500 chữ. Nội dung có thể về các tips, về hình ảnh hay một câu chuyện dài.

2. Tính phổ biến

Động chạm đến câu hỏi này lại phát sinh thêm hai câu hỏi khác: "Tại sao viết bài viết dài lại là một trào lưu ? Tại sao đọc bài viết dài lại phổ biến như vậy ?"

Về câu hỏi tại sao hình thức long-form-content lại làm mưa làm gió trong cộng đồng blogger, có hai lí do chính sau:

  • Hướng dẫn SEO bằng Google: Google đã chỉ ra rằng nội dung hữu ích chính là chìa khóa cho thứ hạng cao. Bao gồm các công cụ, videos và các bài viết đa dạng thông tin và tập trung giải quyết được nhiều vấn đề được đặt ra trong bài. Và nhiều chuyên gia SEO khẳng định nội dung dài sẽ có lợi hơn cho việc xếp hạng.
  • Lời khuyên từ các blog nổi tiếng: Nhiều blogger đình đám như Neil Patel hay Brian Clark đều khẳng định tầm quan trọng của bài viết dài. Chỉ một số ít các blogger khác, trong đó có tôi thì không theo đuổi ý kiến đó. Ngoài ra cũng có những “lời khuyên gián tiếp” từ các blog fake với nhiều bài viết dài.

3. Những khía cạnh xấu

3.1. Ý tưởng tồi

Ở điểm này, cần phải làm rõ là cả Neil Patel hay Brian Clark đều không bao giờ ủng hộ bài viết dài chỉ để pr, mà họ luôn gắn chất lượng và mục đích kèm theo của chúng .

3.2. Dẫn đến áp lực.

Khi nhìn vào các bài viết to tát từ blog của các blogger nổi tiếng, hẳn bạn sẽ tự nhủ đó chính là lí do dẫn đến thành công của họ. Vậy đã bao giờ bạn đặt ra câu hỏi thế này: Tại sao mình đã thử viết một vài nội dung dài khủng khiếp nhưng vẫn chưa nhận lại được sự ủng hộ tích cực của người xem ?

  • Điều gì khiến khách hàng phản ứng lại?

Một số người không chỉ ưa chuộng mỗi bài viết dài mà họ còn chuộng cả BuzzFeed – một loại bài viết sử dụng các clip hình động hoặc vài câu thoại dài, làm cho người xem chỉ cần lướt nhanh và chuyển sang nội dung khác. BuzzFeed đã hoàn toàn thành công và rất nhanh chiếm lĩnh được thị trường.

  • Kĩ năng viết lách của bạn có thực sự tốt?

Đây là vấn đề tương đối nhạy cảm nhưng nhiều blogger không hề có kĩ năng viết một bài khoảng 5000 từ với nội dung hấp dẫn.

  • Chủ đề bạn chọn có đảm bảo đầy đủ và chi tiết?

Không phải chủ đề nào cũng cần quá nhiều chi tiết. Nhiều tin tức hàng ngày chỉ yêu cầu một bức ảnh và một ít lời bình luận để thu hút người xem, chứ chẳng có thời gian hay không gian cho một bài phân tích dài ngoằng.

4. Tận dụng tối đa bài viết long content.

a. Giải quyết các vấn đề nhưng không phải tất cả.

Một blogger có tiếng từng chia sẻ rằng: Vài năm trước anh ta tình cờ ghé thăm một blog có đề cập đến mình, trong một bài viết mà nội dung là khen ngợi các bài viết của chính anh, nhưng lại không có bất kì bình luận nào phía dưới bởi người đọc cho rằng bài viết không có tính tranh luận.

Anh thực sự được khai sáng kể từ câu chuyện trên. Từ đó trở đi, anh đã luyện tập viết nhiều bài viết với cái kết mở hoặc chưa được giải quyết và thật sự điều này đã tạo nên hiệu ứng tuyệt vời. Kết luận ở đây là: Người xem thường học được nhiều điều ở các bình luận dưới bài viết hơn cả chính nội dung bài viết đó truyền tải.

b. Nghiên cứu kĩ lưỡng.

Dưới đây là quy trình được xem là quy chuẩn khi viết.

LÊN Ý TƯỞNG > HÌNH THÀNH TƯ DUY > NOTE LẠI VÀO BẤT CỨ ĐÂU > NGHĨ RA TIÊU ĐỀ CHO ĐOẠN NOTE > BẮT TAY VÀO VIẾT BÀI > CHỈNH SỬA VÀ ĐỌC LẠI LẦN CUỐI > ĐĂNG BÀI.

Bạn nên có thói quen bỏ ra 1 tiếng để nghiên cứu về tiêu đề cho bản viết nháp của mình và dần quan tâm hơn đến keyword, lương traffic, cạnh tranh gay gắt giữa các công cụ tìm kiếm, những loại bài viết nào đã được xếp hạng, những chủ đề mà các blogger đối thủ đã từng làm,… Có rất nhiều công cụ có thể sử dụng để tìm kiếm và bạn có thể tìm thấy hầu hết ở Toolbox.

c. Đừng viết bài chỉ vì lợi ích bản thân.

Các blogger thường quá lạm dụng long-form-content khi họ viết quá nhiều và viết về các chủ đề mà bản thân họ không thật sự tin tưởng. Nếu muốn người đọc thật sự thấy thích thú với bài viết của mình bạn nên đảm bảo rằng bản thân bạn cũng thấy thích thú.

long-form-content-examples.jpg (600×300)

d. Tìm hiểu các blogger đối thủ.

Bạn nên ghé thăm một số blog có lối viết tương tự và học hỏi xem cách các blogger triển khai bài viết long content rồi thử trả lời vài câu hỏi như:

  • Họ đã viết bài viết long content như thế nào?
  • Bài viết của họ có thu hút không? Nếu bạn viết một bài viết dài, nên sắp xếp bố cục bài viết theo một format dễ đọc và dễ nhìn. Mỗi đoạn đều phải theo dòng nội dung từ đoạn trước đó và phải bao gồm câu chữ, biểu đồ, nguồn và video.
  • Bài viết đó nói về cái gì? Bạn không thể cứ túm cả đống idea lại thành một túm rồi ngồi đó chờ mọi người đọc và hiểu được. Kể cả các phóng viên cũng đều thêm ý kiến cá nhân của họ vào các bài viết. Đừng để câu chuyện quá xa vời với bản thân và người đọc.
  • Họ chào bán hàng như thế nào?

e. Luyện viết thật nhiều như thể bạn đang nói chuyện với ai đó.

Phương pháp viết tốt nhất dành cho bạn đó là hãy viết như thể bạn đang đồng hành cùng người đọc, chứ không phải thuyết giáo họ. Hãy làm sao để khi họ đọc, họ cảm thấy như đang nói chuyện cùng bạn về nội dung bài viết, chứ không phải bạn đang dạy họ về bài viết đó.

Giọng văn của bạn càng gần gũi, độc giả càng muốn hợp tác cùng bạn. Nhờ đó mà số lượng khách ghé thăm trở thành người theo dõi trang web của bạn sẽ tăng lên.

Vậy, chỗ đứng nào cho bài viết dài?

Hiện nay giới blogger đang rỉ tai nhau về cái kết không xa của bài viết với nội dung dài. Chẳng còn mấy người bỏ thời gian ra “đọc”. Các thiết bị di động đang đóng vai trò chuyển hóa bài viết càng ngắn gọn càng tốt. Video đang dần trở thành hiện tượng. Và nếu như trước kia ý kiến về long-form-content là khác nhau, thì giờ đi đâu cũng bắt gặp một định nghĩa chung về chúng.

Tuy vậy, ở một khía cạnh nào đó long form content vẫn còn đất dụng võ. Bạn có thể kết hợp video, các tính năng của thiết bị di động và nhiều format viết bài khác để tạo thành một bài viết độc đáo.

Nhưng đừng bao giờ quên, bài viết dài sẽ chẳng thể sống sót nếu chúng ta bỏ qua chất lượng bài viết.

Mốt làm blog bằng video cũng được lăng xê nhiệt tình bởi một số vlogger đình đám VSauce, SourceFed hay Ryan Higa qua những vlog cực chất, nhắm thẳng vào thị trường mục tiêu.

Hãy nhớ: Yếu tố thành công của bài viết long form nằm ở uy tín của tác giả, chất lượng, nội dung nghiên cứu, tính đặc trưng của chủ đề chứ không phải ở format của bài viết đâu.

Biên tập bởi: MediaZ Corp

* Vui lòng trích dẫn nguồn đầy đủ nếu sử dụng bất cứ nội dung trong bài đăng này.