Ngành du lịch nên làm Digital Marketing hay PR báo chí

Digital Marketing và PR đều là các hoạt động Marketing.

Mình nghĩ khác, các hoạt động Digital và PR đều có thế mạnh riêng, dù xu hướng phát triển thế nào. Về bản chất, Digital Marketing là Marketing trên nền tảng Digital thôi. Vẫn khách hàng, vẫn đối thủ, vẫn sản phẩm với giá cả cụ thể. Có khác thì chỉ khác cách thức phân phối và kênh truyền thông. Trước bán tour trên văn phòng phố cổ, giờ bán trên website thôi.

PR báo chí giờ cũng đa dạng. Trước thì báo giấy, giờ thì báo điện tử. Online hết rồi, báo nào chẳng có traffic, có user, có click từ báo vào website mình. Có phải hoạt động truyền thông bây giờ bị neo vào những Touch points truyền thống như trước đâu.

Điểm mạnh và điểm yếu mỗi loại hoạt động

Với ngành du lịch, Digital Marketing có vài kênh chính như SEO bền vững, Paid Ads nhanh, Email tương tác chặt chẽ với khách và Website hiệu năng cao, convert tốt. Thực sự những kênh này quá hay và vẫn tiếp tục là xu thế bởi chi phí triển khai linh hoạt, ít cũng chạy được. Số liệu rõ ràng, bao người xem, bao người click, mất thêm 1 xu cũng biết.

Digital Marketing là gì? Cần gì để trở thành một Digital Marketer?

Ảnh: Cao dang FPT

Các được bồi đắp hàng ngày sẽ không khác gì một đội ngũ sale tự động 24/7 không ngừng nghỉ. Rất nhiều case du lịch mình đã làm, thực sự khi đã cài đặt chuẩn thì để yên vài tháng khách vẫn tự động về, chỉ bằng hoặc tăng. Nhất là với sản phẩm thanh toán online được, nhân viên nghỉ lễ thêm mấy ngày thì traffic vẫn đều, tiền vẫn về như thường.

Nhược điểm các kênh này là phải có người biết triển khai, bằng không thì thành mớ hỗn độn. Nhân sự chỉ chăm thôi vẫn xa xôi lắm, cần cù không bù nổi thông minh.

Làm PR cũng vậy, dân mình trước mù mờ lắm. Báo lớn đánh mass hơn, báo ngành du lịch mình thấy branding người trong ngành với nhau.

Giờ báo chí cũng số hóa hết. Mình book agency nước ngoài sẽ thấy số liệu để đo lường đối tượng đang nhắm tới, tính mức hiệu quả trên từng đồng bỏ ra. Tất nhiên so với kênh báo giấy, hoặc báo độc giả quá ít, doanh nghiệp chủ quan (hoăc không biết luôn) khiến kết quả mờ mịt.

PR vẫn tốt, phải nói là rất tốt bởi sự tin tưởng cao và khả năng lan tỏa lớn. Thay vì doanh nghiệp tự nói về mình, chọn được báo PR phù hợp giống như được người khác nói tốt cho mình. Đây là một vị thế khác, sự tín nhiệm của báo chí như Vnexpress, Dantri, Zing … và gần đây như Cafebiz, Theleader … trong mắt người Việt Nam thực sự cao hơn mình nghĩ. Ở Việt Nam, các công ty du lịch, chủ yếu là nhóm nghỉ dưỡng như khách sạn, resort và một số nhà hàng sử dụng kênh này nhiều để tăng nhận diện. Với thị trường quốc tế, kênh này thực sự quá tốn kém và khó để đo đếm. Kể cả những đại gia siêu lớn ngành du lịch, việc làm PR quốc tế thực sự còn rất nhiều hạn chế và sai cách.

The Modern Day Publicist: Traditional Public Relations (PR) Vs. Digital PR

Ảnh: RDW Group

Khi nào cần dùng và cách dùng cho đúng

Cả các hoạt động Digital và PR đều cần, tùy doanh nghiệp và giai đoạn. Quan trọng doanh nghiệp muốn TĂNG NHẬN DIỆN hay TĂNG DOANH SỐ. Digital thì thiên về doanh số, lead, request tiềm năng hơn còn PR thì thiên về tăng nhận diện, branding hơn. Hơn thôi chứ cả 2 hướng đều làm 2 nhiệm vụ được nhé. Viết báo tốt, khách quay ra search, traffic lên thì sale cũng ầm ầm.

PR hay hoạt động Marketing truyền thống du lịch làm phần nhiều tốn nhiều tiền đó. Có budget thì thuê agency lớn book bài. Trừ khi cao tay hơn, biết khai thác nội dung hợp lý thì chính các bạn bên báo sẽ hỗ trợ bạn. Như trước mình quảng cáo phi cơ mà budget không có mấy, tính phương án content rất kỹ nên budget ít vẫn lên bài ầm ầm.

Mỗi báo lại có lượng độc giả nhất định. Độc giả có đủ nhiều không, độc giả thuộc phân khúc nào thì doanh nghiệp cần hiểu và ước lượng được trước khi hợp tác. Rất nhiều người cứ thấy báo online là thích đăng, nhưng nhiều báo tên miền lộn xộn, chẳng biết có độc giả không, website cũ, Facebook ít hoạt động. Vài ví dụ kiểu baodansinh, baogialai, vietq … và hàng ti tỉ các báo vô danh khác. Báo nước ngoài cũng vậy. Các báo này thường để hội làm SEO mua backlink với gói đăng vài triệu cho vài chục báo liền 1 lúc để bot đọc thôi chứ nhiều khi không phải cho người đọc nha. Có lần, mình thấy doanh nghiệp book báo du lịch nhưng traffic thực vào xem toàn vào mấy bài về Gay, không liên quan luôn.

Digital Marketing như một dạng tài sản số. Khi đã đầu tư đúng, nó sẽ sinh lời đều đặn không khác gì bất động sản. Ngày xưa bạn có cửa hàng ở vị trí đẹp, nhiều người đi qua đỗ lại xem. Giờ đây bạn có website nhiều người vào xem rồi mua hàng, vậy thôi. Nhiều website lớn trong ngành du lịch với traffic từ vài trăm nghìn đến vài triệu người vào một tháng như Viẹtnamairline, Vietjetair, Abay, Vietjet.net với hàng không, Booking.com, Ivivu, Traveloka, Vntrip, Mytour, Chudu24 với đặt phòng khách sạn, Saigontourist, Dulichviet hay travel.com.vn của Vietravel với mảng lữ hành. Với nhóm quốc tế, vietnamonline, Vietnam-guide, Tripadvisor, Lonely Plannet hay các website travel blogger thế giới chắc vẫn còn là tượng đài lâu lắm. Dạo gần đây có Asiawaytravel, với Vietnam.travel của TAB cũng ngoi lên nhanh phết.

Còn đợt dịch này thì sao? Cái gì chi phí ít mà ra được tiền thì xài thôi.