Mobile Commerce Và Tiềm Năng Tăng Trưởng Trên Thị Trường Năm 2021

Mobile-commerce (M-commerce) Thương mại di động là một sự phát triển của lĩnh vực thương mại điện tử trên nền tảng thiết bị di động, bao gồm tất cả những giao dịch mua bán được thiết lập trên smartphone. Đây là một bước tiến của thương mại điện tử, cho phép mọi người mua và bán hàng hóa hoặc dịch vụ từ hầu hết mọi nơi, chỉ cần sử dụng các thiết bị thông minh.

M-commerce bao gồm những loại nào?

Mặc dù thương mại di động bao gồm nhiều loại giao dịch, nhưng có thể được chia thành 3 nhóm chính, bao gồm:
1. Mobile shopping (mua sắm trên di động)
Chủ yếu tương tự như thương mại điện tử, nhưng người dùng có thể truy cập thông tin sản phẩm để mua sắm ngay trên thiết bị di động. Giờ đây, bạn có thể mua sắm trên thiết bị di động thông qua các trang web được tối ưu hóa cho thiết bị di động, các ứng dụng chuyên dụng và thậm chí cả các nền tảng truyền thông xã hội.

2. Mobile banking (giao dịch ngân hàng trên di động)
Không có quá nhiều điểm khác biệt với ngân hàng trực tuyến, tuy rằng có thể nhận thấy một số loại giao dịch bị giới hạn trên thiết bị di động nhưng Mobile Banking giúp một số giao dịch thanh toán hoặc chuyển tiền trở nên nhanh gọn và hiệu quả hơn. Ngày nay một số ngân hàng đã bắt đầu thử nghiệm việc sử dụng chatbot và ứng dụng nhắn tin để tăng tính trải nghiệm cho khách hàng.

3. Mobile payments (thanh toán trên di động)
Với bối cảnh công nghệ hiện đại phát triển như vũ bão, sự thay đổi mạnh mẽ trong cách mà các doanh nghiệp đang kinh doanh trong mọi lĩnh vực chính là sự thúc đẩy chính cho các hình thức thanh toán trên di động được cải tiến mỗi ngày. Khi các dịch vụ tài chính & thanh toán được kết hợp một cách hiệu quả thông qua các ứng dụng, trải nghiệm mua sắm của khách hàng giờ đây được cải thiện ở mức độ tuyệt vời.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa


Ưu điểm M-commerce là gì?

1. Tăng cường trải nghiệm

Với lợi thế cung cấp cho khách hàng cái nhìn tổng quan về một loạt các lựa chọn sản phẩm, giá cả cạnh tranh có thể truy cập được từ bất cứ không gian hay thiết bị nào, M-commerce đã làm cho việc mua sắm trở nên thuận tiện hơn. Ví dụ: Với công nghệ AR, hai thương hiệu Ikea và Sephora trong số các nhà bán lẻ hàng đầu đã bổ sung thêm trải nghiệm cho khách hàng về hoạt động kinh doanh thương mại di động của họ.

2. Xu hướng thịnh hành của kỷ nguyên mới

eMarketer dự kiến doanh số thương mại điện tử toàn cầu sẽ đạt 4,058 nghìn tỷ đô la vào năm 2021, chiếm 15% tổng doanh số bán lẻ. Khi nhiều nhà bán lẻ trực tuyến nhận thấy hơn 50% lưu lượng truy cập đến từ thiết bị di động, điều đó cũng đồng nghĩa với việc M-commerce nên được đầu tư nhiều hơn để cải thiện tỷ lệ chuyển đổi ROI

3. Trải nghiệm đa kênh

Đây chính là lợi thế mở ra cơ hội cho các cửa hàng để mở rộng hoạt động kinh doanh cả trực tuyến và ngoại tuyến, thông qua nhiều kênh trực tuyến (tức là trên Amazon, eBay, Facebook, B2B).

Một số lưu ý khi ứng dụng M-commerce

1. Nhu cầu tối ưu hóa liên tục

Doanh nghiệp nên thường xuyên cập nhật những cải tiến mới nhất trong công nghệ và những thay đổi trong các phương pháp tối ưu hóa tốt nhất để đảm bảo trang web của bạn trên mobile app của bạn luôn cung cấp trải nghiệm vượt trội, nhanh chóng và dễ sử dụng cho người dùng.

2. Cuộc đua về giá cả

Bằng cách tìm hiểu trước một số danh mục sản phẩm và tham khảo qua các quảng cáo trước khi đến cửa hàng mua sắm, khách hàng giờ đây đã rút ngắn thời gian cũng như công sức khi ra quyết định mua hàng. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc nhà phát hành ứng dụng cần có chiến lược giá cả phù hợp để giữ chân được khách hàng.

Marketing AppROI.co

No.28 B2 St, Sala Urban, An Loi Dong Ward, District 2, HCM City.

Hotline: 84 898901480 - Mr.Tuan (Marketing Manager)