4 xu hướng marketing trong “trạng thái bình thường mới”

Đại dịch xuất hiện ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp. Đối với lĩnh vực Marketing, Marketer lúc này đang đang chuẩn bị các kế hoạch để giữ vững tên tuổi của thị trường. Khi giãn cách xã hội bắt đầu được nới lỏng và những thách thức kinh tế trở nên rõ ràng hơn, các doanh nghiệp sẽ cần thực hiện các điều chỉnh để phù hợp với những gì họ đã lên kế hoạch vào đầu năm 2020. Dưới đây là một số xu hướng marketing chính mà chúng ta có thể nhìn ra trong giai đoạn đặc biệt này.

Các thương hiệu đang cắt giảm chi tiêu quảng cáo cho năm 2020

Những ẩn ý trong những con số về chi tiêu quảng cáo vào tháng 4/2020 cho thấy rằng các doanh nghiệp đang cắt giảm phần lớn chi tiêu cho quảng cáo. Ước tính chi phí dành cho quảng cáo dao động trong khoảng 50 tỷ $ trên toàn cầu vào năm 2020, giảm 8.1% so với năm 2019.

Báo cáo xu hướng quảng cáo toàn cầu mới nhất của WARC, dự báo triển vọng chi tiêu trong năm 2020 đã vẽ ra bức tranh từng theo danh mục. Hầu hết các danh mục sản phẩm ghi nhận có sự sụt giảm đầu tư vào quảng cáo trong năm nay. Các ngành du lịch giảm mạnh nhất sẽ được ghi nhận (-31,2%), giải trí (-28,7%), dịch vụ tài chính (-18,2%), bán lẻ (-15,2%) và ô tô (-11,4%).

Đối với một số thương hiệu, sự sụt giảm này đến từ các lệnh đóng cửa và giãn cách xã hội. Điều này khiến thời gian vận hành, kinh doanh giảm và kết quả đạt được không đúng như mong đợi. Mặc dù các thương hiệu nên tiếp tục chi tiêu cho quảng cáo qua thời kỳ khó khăn để có thể phục hồi khi người tiêu dùng bắt đầu chi tiêu trở lại, cuộc suy thoái bởi đại dịch buộc các thương hiệu phải đưa ra những lựa chọn khó khăn hơn trước.

Các phương tiện truyền thông truyền thống sẽ bị ảnh hưởng nặng nề hơn so với quảng cáo online. Đầu tư dự kiến ​​giảm 16,3% (- 51,4 tỷ đô la) trong năm nay, với sự sụt giảm được ghi nhận trên các rạp chiếu phim (-31,6%), OOH (-21,7%), báo in (-20,1%), radio (-16,2%) và TV (- 13,8%).

Các thương hiệu đang cắt giảm chi tiêu cho quảng cáo (Nguồn ảnh: marketingweek.com)

Các thương hiệu đang quay lại những điều cơ bản: dịch vụ và sự tin tưởng

Nhiều thương hiệu đang quay trở lại với những điều căn bản của marketing: thể hiện mục đích cốt lõi, phục vụ khách hàng tốt nhất để tăng sự hài lòng và đem lại giá trị, lợi ích cho khách hàng. Sự tin tưởng của khách hàng là điều rất quan trọng trong thời gian này.

Tesco, nhà bán lẻ hàng đầu ở Anh Quốc, đã thực hiện một ‘phương pháp tiếp cận dịch vụ công cộng’ tập trung vào quảng cáo TV mới theo những cách thiết thực, nhằm giúp người mua hàng được an toàn trong những cửa hàng của họ trong suốt đại dịch. Đây là khoảng thời gian cần thiết, và nếu bạn không thay đổi chiến lược, kế hoạch đã đặt ra, rất có thể bạn sẽ đánh mất khách hàng hiện tại, khách hàng tiềm năng.

Các thương hiệu đang quay lại với những căn bản của một thương hiệu – niềm tin (Nguồn ảnh: consumervaluecreation.com)

Các thương hiệu đầu tư vào lộ trình mua hàng online nhằm thu lợi nhuận

Trong suốt đại dịch, những nhà bán lẻ lớn và nhỏ đang tìm kiếm những kế hoạch, chiến lược tốt nhất để tăng sự hiện diện online của mình. Những thương hiệu này là những doanh nghiệp đã dành một vài năm để đầu tư vào lộ trình khách hàng online của họ thông qua website, app hoặc những công hệ mới như livestream – hiện đang nhận được lại những gì họ đã bỏ ra. Khi những cửa hàng bán lẻ tìm được sự cân bằng mới giữa những cửa hàng thật hay trên sàn thương mại điện tử, họ hy vọng một sự tăng trưởng vượt bậc trong số lượng lượt nhấp chuột và thêm vào giỏ hàng.

Sainsbury’s, nhà bán lẻ hàng hóa tại Anh là một ví dụ điển hình. Công ty đã đầu tư vào việc nâng cấp app điện thoại nhằm tạo ra trải nghiệm e-commerce trong vài năm gần đây trước Covid-19, đóng góp vào khoảng 8% doanh thu bán hàng của các cửa hàng. Và hiện giờ con số đó đã lên tới 15%, gần gấp đôi trong chỉ vài tuần. App Smartshop của cửa hàng cho phép thanh toán không tiếp xúc đã chiếm tới 1/3 của tổng các giao dịch.

Những công ty chưa đầu tư vào mảng này có thể sẽ khó vượt qua những thách thức của đại dịch. Primark, một trong những nhà bán lẻ thời trang lớn nhất Anh Quốc không có bất kỳ sự hiện diện online. Doanh thu bán hàng của công ty này giảm từ 650 triệu bảng Anh một tháng xuống còn 0 bảng sau khi lệnh giãn cách xã hội áp dụng, khiến những cửa hàng của họ buộc phải đóng cửa.

Các thương hiệu cần hiểu con đường mua hàng của khách hàng đã bị ảnh hưởng thế nào bởi đại dịch Covid-19 để có thể tìm ra cách hồi phục tình hình kinh doanh sau cuộc khủng hoảng. Tạo ra trải nghiệm mua sắm online tốt đóng vai trò khá quan trọng hiện nay. Nếu những thương hiệu không làm được điều đó, chắc chắn sẽ gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh.

Nền tảng mua sắm online là thứ buộc phải có đối với các doanh nghiệp trong giai đoạn này (Nguồn ảnh: homebussinessmag.com)

Sáng tạo, đổi mới và thích nghi là điều cần thiết

Marketing team cần thích nghi với sự thay đổi, sự đổi mới và sáng tạo khi mỗi ngày đều mang tới cho họ những thử thách mới. Các thương hiệu đang tìm cách để hoạt động tốt hơn, phân tích các con số và đưa ra những quyết định nhanh chóng trong những tổ chức lớn.

Chẳng hạn Mastercard đã có sự thay đổi về nền tảng để tăng trải nghiệm người dùng.. Unilever đã theo dõi nhanh việc ra mắt một sản phẩm làm sạch mới ở Trung Quốc, dựa trên xu hướng mới nổi của người tiêu dùng trong thời gian đại dịch xuất hiện. Có thể nói những bài học mà các thương hiệu đang học bây giờ sẽ tạo ra cách thức hoạt động mới cho toàn ngành trong những tháng tới.

Chin Media – Một digital marketing agency đầy nhiệt huyết, cung cấp các giải pháp kỹ thuật số tích hợp. Được thành lập năm 2015, Chin đã giúp đỡ rất nhiều doanh nghiệp thành công với công việc kinh doanh của họ bằng các giải pháp kỹ thuật số tích hợp. Kể từ đó, với khao khát trở thành một trong những digital agency dẫn đầu tại Việt Nam, Chin Media đã không ngừng đi lên và đạt được nhiều thành tựu đáng kể, đem lại những giá trị tích cực.

Chin Corp
Số 28, Đường B2, Khu đô thị Sala, Quận 2, TP. HCM
Email: [email protected]
Phone: 0939 269 326