Mời tham dự sự kiện ‘Disruption in Retail Industry’ ngày 7/1: Đột phá trong dòng chảy công nghệ

“Disruption” là gì? Tại sao khi nói về những cuộc cách mạng công nghệ, nói về startup, người ta lại hay nói đến disruption? Cùng khám phá qua bài viết sau.

1. Những khái niệm đầu về disruption

Theo từ điển, “disruption” nghĩa là sự gián đoạn, thay thế. Có thể hiểu là những hành vi, xu hướng và niềm tin mới khiến cho những hành vi, xu hướng và niềm tin cũ trở nên lỗi thời.

Theo Hayden Hill – Phó Chủ tịch của Viện Clayton Christensen: “Disruption là quá trình mà những sản phẩm hoặc dịch vụ đơn giản, giá cả phải chăng hơn ban đầu bén rễ ở đáy thị trường và sau đó không ngừng vươn lên, cuối cùng thay thế các đối thủ cạnh tranh đã có tên tuổi”.

Ảnh: Forbes

2. Câu chuyện của Apple

Chúng ta thường nghĩ rằng disruption là một hiện tượng mới, nhưng thực ra điều này đã xảy ra từ nhiều thế kỷ trước. Có thể coi Apple là một ví dụ điển hình cho disruption. Nhắc đến Apple, nhiều người cho rằng “Apple không thực sự sáng tạo ra thứ gì mới”, rằng chỉ có “fan cuồng” mới tin rằng Apple là cha đẻ của một loại thiết bị nào đó.

Ngạc nhiên thay, Apple lại được cả Google, IBM và NASA tin dùng. Hãy hỏi những kẻ quan sát thị trường, không một ai phủ nhận sức ảnh hưởng của Apple lên thế giới công nghệ. Apple chẳng cần là kẻ đi đầu, Apple là “disruptor”.

Apple chẳng bao giờ sáng tạo ra thứ gì thực sự mới cả! Máy nghe nhạc mp3 đến từ Hàn Quốc, smartphone đến từ Nokia và BlackBerry, tablet đến từ Microsoft, smartwatch đến từ Seiko...

Thế nhưng, bước chân đầu tiên của Apple luôn khuynh đảo các thị trường truyền thống. Hãy xét đến trường hợp của iPhone. Khái niệm điện thoại thông minh (smartphone) vốn đã thuộc về Nokia và BlackBerry từ lâu. Kể từ khi iPhone ra đời, người tiêu dùng bắt đầu mang một khái niệm khác hẳn về những chiếc điện thoại trong mơ. Sau đó, Motorola, Nokia và BlackBerry lần lượt đi vào chỗ khó khăn. Điện thoại phổ thông (feature phone) càng ngày càng biến mất khỏi danh mục của các hãng lớn.

Người ta nói rằng Apple đã “disrupt” thị trường di động. Disruption ở đây là “sự đột phá”. Nhưng nếu hiểu theo nghĩa “gián đoạn” cũng hợp lý: Apple đã chấm dứt thị trường cũ và mở ra thị trường mới: smartphone.

3. Câu chuyện của Amazon

Amazon, thành lập bởi Jeff Bezos, được đánh giá là một trong những công ty sáng tạo nhất thế giới (top 5 Forbes năm 2018).

Mục tiêu ban đầu của Amazon là trở thành một doanh nghiệp thương mại điện tử về sách. Họ hiện thực hoá điều này bằng cách cung cấp hàng triệu đầu sách và các tài liệu bằng giấy tới mọi người một cách thuận tiện với một chi phí hợp lý. Đến nay, Amazon đã trở thành một “disruptor khó chịu” đối với các chuỗi đại lý hay cửa hàng sách trên toàn thế giới. Và kết quả của việc này không nằm ngoài dự đoán của nhiều người. Giá cổ phiếu của Amazon đã tăng tới 5.000% trong vòng chưa đầy hai năm sau khi công ty phát hành cổ phiếu lần đầu (IPO) năm 1997.

Sau đó, Amazon đã dần lấn sang các lĩnh vực mới. Không dừng lại là một công ty logistics, Bezos và nhóm của ông đã “disrupt” thành công những đế chế có tên tuổi như Sony, Apple và Samsung ở hai hạng mục lớn là máy đọc sách điện tử và máy tính bảng. Amazon bắt đầu bán đĩa CD ca nhạc vào năm 1998 – đánh dấu việc mở rộng các mặt hàng kinh doanh ngoài sách và khởi đầu cho hành trình trở thành cửa hiệu bán mọi thứ. Đây là một trong những điểm mạnh nhất của “gã khổng lồ” này khi người tiêu dùng gần như có thể mua mọi thứ trên Amazon chỉ với vài cú click chuột.

Cuối 2016, Amazon đã công bố ý định “disrupt” các cửa hàng tạp hoá truyền thống. Bằng cách tung ra 2.200 cửa hàng tạp hóa Amazon tích hợp công nghệ cao, trải nghiệm mua sắm của khách hàng trở nên hiệu quả và thú vị hơn. Kết quả của việc này dẫn tới công ty đã mua trọn chuỗi Whole Foods vào giữa năm 2017.

Amazon và Jeff Bezos thành công trong disruption đến mức khi sự việc với Whole Foods chưa lắng xuống được bao lâu thì công ty đã công bố với một kế hoạch lớn và táo bạo hơn. Jeff sẽ hợp tác với JPMorgan và Berkshire Hathaway để disrupt và chuyển đổi một trong những ngành công nghiệp đang giữ vai trò then chốt tại Hoa Kỳ: Hệ thống chăm sóc sức khoẻ.

Trải qua hơn 20 năm hoạt động, “cửa hàng sách trực tuyến” Amazon giờ đã trở thành doanh nghiệp bán lẻ trực tuyến lớn nhất hành tinh. Đây là kết quả của việc sáng tạo và thay đổi không ngừng của toàn bộ công ty. Việc chọn trở thành “disruptor” của Amazon đã giúp doanh nghiệp giải được bài toán cải tiến mô hình kinh doanh để làm hài lòng khách hàng.

Để nắm giữ chiếc chìa khoá vàng “disruption”, hãy đăng ký tham gia sự kiện Disruption in Retail Industry – Virtual Matchmaking của BambuUP để có cơ hội được pitching trực tiếp với các tập đoàn bán lẻ lớn tại Việt Nam.