Xu Hướng Ứng Dụng Năm 2021: Những Điều Một Marketer Cần Biết (P2)

XU HƯỚNG ỨNG DỤNG NĂM 2021: “SIÊU ỨNG DỤNG”, THƯƠNG MẠI XÃ HỘI VÀ ỨNG DỤNG LỢI NHUẬN

Chuyển UA ra khỏi app store khi các app store bắt đầu thể hiện quyền lực của họ

Trong năm 2020, chúng ta đã chứng kiến sức mạnh ngày càng tăng trưởng của chủ sở hữu các app store trên iOS và Android trong việc thu hút người dùng về với các ứng dụng. Google thông báo loại bỏ các cookies các bên thứ ba trên Chrome trong năm 2022, thiết kế lại Google Pay và làm cho Play Console trở nên thân thiện với các nhà phát triển ứng dụng hơn. Apple khiến App Store Connect nhìn xinh đẹp hơn, chơi đùa với IDFA cùng lúc dấn thân vào trận chiến với Epic Games bởi tỷ lệ hoa hồng của nó.

Để minh họa, chúng ta hãy so sánh phí của một nhà cung cấp dịch vụ thanh toán như Stripe và một app store như Apple, tỷ lệ hoa hồng lần lượt là 3% và 30%. Vậy nên rõ ràng rằng việc thu hút người dùng từ bên ngoài app store, ví dụ như một website, là cách lợi nhuận hơn rõ rệt. Sự khác biệt này có thể đem đến thành công cũng như phá hủy app của bạn. Năm 2015, Spotify đã yêu cầu người dùng của họ dừng thanh toán qua App Store của Apple. Và mặc dù họ vẫn xuất hiện trên các app store, họ tập trung vào việc thúc đẩy người dùng bắt đầu đăng ký tài khoản Spotify theo tháng trên trang web của họ.

Sự trỗi dậy của thương mại mạng xã hội

Trong môi trường giãn cách xã hội, mọi người không chỉ dành nhiều thời gian mua sắm online hơn mà còn dành nhiều thời gian trên mạng xã hội hơn. Mặc dù thương mại di động không phải thứ gì mới, thương mại mạng xã hội đã chậm rãi phát triển. Nhưng nó đã trở nên dễ dàng hơn khi những tay chơi lớn nhảy vào trong năm 2020: Facebook Shops (Tháng năm 2020), Instagram Shop tab (Tháng Mười một năm 2020), TikTok hợp với với Shopify (Tháng Mười năm 2020). Và ứng dụng nhắn tin WhatsApp cũng đưa nút mua sắm vào nền tảng của mình.

Tất cả các nền tảng lớn này đều đi kèm với các cơ hội marketing và xây dựng cộng đồng hiện có cùng với các quảng cáo có thể mua được, điều này sẽ tiếp tục thúc đẩy thương mại xã hội vào năm 2021. Chúng ta cũng hy vọng Snap sẽ tham gia vào để cung cấp cho những người sáng tạo của họ nhiều cơ hội để tạo ra doanh thu hơn. Các cơ hội kiếm tiền sẽ là lý do chính để người sử dụng gắn bó với một ứng dụng hoặc chuyển sang ứng dụng khác.

Sự tăng trưởng của Siêu ứng dụng hay còn gọi là mô hình “một ứng dụng cho tất cả”

Xu hướng này gần như xuất phát từ các nước châu Á. Ở châu Âu và Mỹ, người tiêu dùng có xu hướng sử dụng một ứng dụng cho mạng xã hội, một ứng dụng khác để nhắn tin, ứng dụng thứ ba để chuyển tiền, ứng dụng thứ tư để đặt đồ ăn, ứng dụng thứ năm để gọi xe, … Ở Trung Quốc, một người tiêu dùng phổ thông sử dụng một ứng dụng đa chức năng - ví dụ như WeChat - cung cấp tất cả các tiện ích trên.

Những “siêu ứng dụng” này đang định nghĩa trải nghiệm của người dùng ứng dụng. Trải nghiệm liền mạnh không chỉ tạo nên sự tương tác ứng dụng cao hơn mà còn tối ưu hóa marketing của các app publisher và chi phí bán hàng. Theo như nghiên cứu của Morgan Stanley, những siêu ứng dụng này có khả năng thống trị ở phần còn lại của Đông Nam Á, với dự kiến ​​sẽ tạo ra cơ hội doanh thu 23 tỷ USD cho mô hình “một ứng dụng cho tất cả” vào năm 2025.

XU HƯỚNG PHÂN TÍCH, THEO DÕI, PHÂN BỔ ỨNG DỤNG

App marketing trong năm 2021 sẽ tiếp tục bao gồm thu thập dữ liệu, sát, phân tích và báo cáo dữ liệu với hy vọng những công đoạn này sẽ dần được tự động hóa. Là một app marketer, bạn cần cân nhắc trải nghiệm toàn diện của người dùng từ nguồn cảm hứng cho tới hành động mua hàng thực sự. Nắm rõ điều này phụ thuộc vào việc thu thập dữ liệu để phân tích, đồng nghĩa với việc theo dõi người dùng ứng dụng của bạn.

Tuy nhiên, mọi người không thích việc bị theo dõi. Đặc biệt trong năm 2020, bảo mật riêng tư đã là một chủ đề nóng hổi. Từ phía chính phủ, GDPR của Liên minh Châu Âu cũng như Đạo luật về Quyền riêng tư của Người tiêu dùng California năm 2018 của Hoa Kỳ đã có hiệu lực. Đối với các app store, Apple đã giới thiệu IDFA của mình. Ngoài ra, TikTok và Facebook phải đối mặt với nhiều cáo buộc, đánh giá bảo mật và lệnh cấm, nhưng vẫn giữ được sự phát triển của họ.

Xu hướng phân tích ứng dụng: tách rời khỏi việc theo dõi cấp độ người dùng

Những tiêu chuẩn và quy tắc như IDFA và GDPR hạ thấp lượng dữ liệu người dùng chúng ta có thể truy cập. Những thay đổi trong việc thu thập dữ liệu tạo áp lực cho app marketer phải phân tích dữ liệu một cách khác đi và nghĩ ra những phương pháp mới để trả lời những câu hỏi cần thiết.

“Một công cụ để kiểm soát mọi thứ”

Là một marketer, chúng ta tiếp tục cố gắng để cải thiện hiểu biết của chúng ta và con đường mà người dùng ứng dụng đang có để gia tăng tương tác người dùng, cũng như tăng mức độ thu hút người dùng của mình. Điều này có nghĩa là cần cố gắng hết sức để tích hợp tất cả các nền tảng marketing chúng ta dùng vào một trải nghiệm liền mạch. Vì vậy, hi vọng rằng các công cụ app marketing cũng sẽ tập trung vào việc kết hợp càng nhiều dữ liệu càng tốt vào với nhau để các app marketer có thể có một nguồn đáng tin cậy trong năm 2021.

Cụ thể, chứng kiến lượt tải ứng dụng giảm xuống là một chuyện. Nhưng hiểu lý do người dùng làm vậy để bạn có thể thực sự hành động để giải quyết nó mới là chìa khóa. Có bất cứ sự liên quan nào giữa tỷ lệ lỗi ứng dụng với cập nhật app store gần đây bạn đã thực hiện không? Hay đối thủ của bạn đã có lợi thế với việc hiển thị trong app store? Những câu hỏi này có thể dễ hình dung và trả lời hơn khi bạn có các nguồn dữ liệu đa dạng được tổng hợp chung tại một bảng.

Đảm bảo có chính sách bảo mật rõ ràng và minh bạch

Mọi người liên tục muốn biết ứng dụng của bạn thu thập dữ liệu của họ như thế nào và dữ liệu của họ sẽ được sử dụng như thế nào. Vậy nên, là một app marketer, việc minh bạch và giải thích những dữ liệu nào bạn lưu trữ với người dùng và cách họ có thể xóa dữ liệu của họ là rất quan trọng.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

XU HƯỚNG CHO QUẢNG CÁO ỨNG DỤNG DI ĐỘNG

Nếu muốn tăng lượt hiển thị và tăng lượt nhấp chuột cho danh sách app store, các app marketer không thể xoay sở việc chuyển đổi người dùng trả phí, nghĩa là chạy quảng cáo trên nhiều kênh khác nhau. Và áp lực để đạt được KPI app marketing như ROAS và CPA cũng sẽ không rời bỏ chúng ta trong năm 2021. Mặc dù, khi mà nhiều doanh nghiệp tận dụng lợi thế quảng cáo trên ứng dụng điện thoại hơn, tối ưu hóa ROAS cũng trở nên khó hơn.

Quảng cáo tốt hơn, nhiều quảng cáo hơn, mức độ tương tác quảng cáo cao hơn

Tương tác quảng cáo di động tăng trưởng 15% trong làn sóng Covid-19 đầu tiên. Khi khách hàng tương tới với quảng cáo nhiều hơn, sự hiệu quả của quảng cáo trong app và quảng cáo app store như quảng cáo Apple Search và Google UAC vẫn được duy trì. Sự gia tăng tương tác và việc người dùng dành nhiều thời gian trên thiết bị di động hơn mang tới nhiều tiền cho quảng cáo di động.

Thêm vào đó, khi quảng cáo cải tiến, chi tiêu cho quảng cáo tập trung theo vị trí được dự báo sẽ ra tăng. Điều tương tự xảy ra với quảng cáo trong game, thường được chuyển cho bên phát triển game để có thể duy trì việc game không mất phí của họ.

Tự động nhiều hơn - quảng cáo lập trình trên thiết bị di động phát triển

Quảng cáo lập trình là một cách tự động cho các app marketer để mua và tối ưu các chiến dịch quảng cáo số. Cơ bản thì, nó cho bạn những thông tin cấp cao về chi tiêu dự kiến của bạn. Nó tăng tiềm năng mục tiêu bằng cách đem kết quả hoạt động của đa dạng các quảng cáo trên đa dạng các thiết bị và kênh vào một bản phân tích.

Thay vì quan sát xem từng người dùng ứng dụng tới từ đâu, bạn có thể phân tích cách phân bổ ngân sách truyền thông tác động đến chuyển đổi người dùng ứng dụng tổng thể của bạn.

XU HƯỚNG CHO ỨNG DỤNG TÌM KIẾM TRONG NĂM 2021

Việc hiểu các phương pháp tìm kiếm của người dùng ứng dụng rất có liên quan nhiều đến việc app marketing của bạn, bao gồm chiến lược keyword cho sáng tạo nội dung (SEO & ASO). Là một app marketer, bạn nên cân nhắc ba phương pháp tìm kiếm cho người dùng:

  • Viết (điền vào ô tìm kiếm)

  • Nói (tìm kiếm giọng nói qua Alexa, trợ lý tìm kiếm văn bản, …)

  • Trực quan (scan hình ảnh)

Vậy bạn có biết cách các người dùng sẽ tìm kiếm ứng dụng của bạn trong năm 2021 không? Ví dụ, những tìm kiếm trên thiết bị di động cho “tốt nhất hiện nay” (ví dụ: ứng dụng đang chạy tốt nhất hiện nay) đã tăng gấp đôi trong vài năm gần đây. Và cũng bởi vì Covid-19, tìm kiếm nhà cung cấp địa phương để hỗ trợ hệ thống địa phương cũng đã gia tăng.

Tìm kiếm bằng giọng nói có liên quan như thế nào đối với các ứng dụng?

Ngày càng có nhiều người sử dụng giọng nói cho danh sách mua sắm và mua hàng của họ. Hiện nay, một phần ba dân số Mỹ sử dụng tìm kiếm bằng giọng nói.

Thách thức chính đối với các app marketer là các cụm từ tìm kiếm mà mọi người sử dụng để nhập và nói thường không giống nhau. Nếu tập trung vào việc viết nội dung cho tìm kiếm bằng giọng nói, các marketer cần chú ý tới văn phong khi nói.

Hơn nữa, xét về sự lây lan của Covid-19, điện thoại thông minh có thể được coi là một trong những nguồn lây lan vi khuẩn chính. Bạn thường làm sạch điện thoại di động của mình như thế nào? Người ta có thể ước tính rằng mọi người sẽ cố gắng chạm vào điện thoại của họ ít thường xuyên hơn và do đó sử dụng tìm kiếm bằng giọng nói để thay thế là lựa chọn hợp lý.

Tìm kiếm trực quan cho ứng dụng quan trọng như thế nào?

Tìm kiếm trực quan dựa trên nhận dạng hình ảnh đang ngày càng phổ biến hơn. Khi người dùng thực hiện tìm kiếm trực quan, họ sẽ tìm kiếm sản phẩm qua các bức ảnh thực hoặc ảnh chụp màn hình, thay vì sử dụng các từ khóa như tìm kiếm bằng văn bản hoặc bằng giọng nói. Ví dụ: các công cụ tìm kiếm trực quan là Google Images (ra mắt năm 2001), Pinterest Lens (2017), Bing Visual Search (2017) và Google Lens (2017).

Các thương hiệu như Asos và Amazon đang liên tục thử nghiệm tìm kiếm trực quan trên ứng dụng của họ. Công nghệ nhận dạng hình ảnh càng phát triển, chúng ta càng mong đợi các thương hiệu và nhà quảng cáo tìm ra những cách thức mới để marketing di động và quảng cáo tập trung vào tìm kiếm trực quan.

TRỞ THÀNH MỘT APP MARKETER “SIÊU NHÂN”

Để tổng kết lại cái nhìn tổng quan về xu hướng app trong năm 2021, hãy hỏi bản thân một câu hỏi liên quan nhất như một app marketer: Vai trò của app marketer trong năm 2021 là gì? Sự thật là, công việc này đang ngày càng đòi hỏi trách nhiệm, và kỳ vọng ở chúng ta nhiều hơn.

Như Thomas Petit đã thảo luận trong Hội nghị Quảng cáo Ứng dụng 2020, một quản lý UA ứng dụng được hi vọng sẽ cùng một lúc, là một người kể chuyện sáng tạo và là một nhà phân tích dữ liệu. Người đó cần lập kế hoạch và thực hiện đa kênh và đa chức năng, cũng như thực hiện cả việc UA tự nhiên và trả phí.

Tóm lại, một app marketer thành công trong năm 2021 sẽ cần:

  • Thu hút người dùng ứng dụng trả tiền và tự nhiên

  • Xây dựng độ nhận diện thương hiệu

  • Giới thiệu ứng dụng và kiếm tiền từ ứng dụng

Và với những khó khăn này, sẽ tùy thuộc vào chúng ta lựa chọn để biến nó thành thách thức và cơ hội trong một năm mới phía trước!