Marketer Hà Anh
Hà Anh

Công ty CP Truyền thông Giác quan Thứ Sáu – SIXTH SENSE MEDIA

Những chú ý cần nắm được khi thực hiện quảng cáo ngoài trời

Quảng cáo ngoài trời là một công cụ truyền thông khó đo lường nhất hiện nay do chúng không có số liệu cụ thể. Không giống như quảng cáo online có các chỉ số về lượng trụy cập, tỉ lệ thoát, tỉ lệ chuyển đổi thì quảng cáo ngoài trời dường như khá “mông lung”. Tuy nhiên một tấm biển quảng cáo lớn có thể ngốn ngân sách gấp nhiều lần một chiến dịch quảng cáo online. Vậy những yếu tố nào cần lên kế hoạch trước để đảm bảo cho một chiến dịch thành công? Cùng đọc ngay nhé!

* Lưu ý tất cả đều chỉ mang tính chất tương đối.

1. Loại hình

Hình thức bảng quảng cáo được chia thành: về tầm nhìn gồm bảng tầm cao và tầm thấp. Còn nếu là cấu tạo thì có thể chia thành Pano Billboard và màn hình LED.

Quảng cáo trên phương tiện giao thông thì có thể nhiều hình thức như dán thân xe, cánh cửa xe, bên trong xe có LCD, nội thất banner trong xe, ...

2. Thông số kỹ thuật của OOH bao gồm:

- Kích thước, loại hình

- Chiều cao để quyết định là biển tầm cao hay biển tầm thấp

- Tầm nhìn xa chính là khoảng cách xa nhất có thể thấy rõ quảng cáo.

- Góc nhìn góc nào tiện nhìn để xác định được biển quảng cáo ở mặt nào

3. Giao thông của vị trí quảng cáo ngoài trời

- Lưu lượng giao thông phụ thuộc vào mật độ giao thông cao, trung bình hay thấp, mật độ này được tính dựa vào khu vực/tỉnh thành. Càng đông đúc thì lưu lượng càng lớn

- Tốc độ lưu thông của người dùng ví dụ như quảng cáo tại vị trí đó có gặp ách tắc giao thông thường xuyên khiến tốc độ lưu thông giảm, thời gian lưu thông tăng lên không

- Hướng lưu thông để đảm bảo có thể nhìn thấy được biển: hướng vào thành phố, hướng ra khỏi thành phố…

- Số lượng con đường nhìn thấy được OOH

- Kích cỡ của đường có thể chia thành các loại như đường lớn hai chiều, có làn riêng cho mô tô/xe máy, đường hai chiều, đường một chiều…

- Loại đường giao thông là đang ở nội thành ngoại thành hay khu công nghiệp

- Tình trạng kẹt xe có thể chia thành:

  • Kẹt thường xuyên và lặp lại trong nhiều năm trở lại ví dụ như các thành phố lớn như Hồ Chí Minh thì tình trạng này diễn ra khá thường xuyên
  • Kẹt tạm thời: tính trạng này do các yếu tố khách quan tác động ví dụ như đang có công trường thi công
  • Kẹt theo mùa: ví dụ khu vực đó mùa mưa khiến ách tách hơn bình thường hoặc vào màu du lịch cao điểm khiến cho kẹt xe diễn ra

4. Các yếu tố gây xao lãng, cản trở

Ví dụ như vị trí của OOH có nằm cùng với nhiều OOH khác không. Yếu tố gây cản trở tầm nhìn như các vật cản OOH khiến cho người qua đường khó nhìn thấy rõ ràng biển quảng cáo ngoài trời

5. Đặc điểm khu vực bán kính quanh OOH

- Chúng có gần các địa danh quanh hay danh lam thắng cảnh… trong bánh kính 1km

- Khu vực (Zone): Khu vực OOH được đặt, như: trung tâm, khu dân cư, gần sân bay, khu công nghiệp, các khu vực tham quan

- Đặc điểm của địa hình: Giao lộ lớn, bùng binh, khúc cua, ngã tư… (hơn 4 con đường), khúc cua, ngã tư…

- Tín hiệu/Đèn giao thông có đèn hiệu giao thông hay không.

6. Chiếu sáng quanh OOH

Vị trí OOH có được chiếu sáng đầy đủ, ánh sáng có ảnh hưởng tới người nhìn.

7. Yếu tố thẩm mỹ

Vị trí mới hay cũ, đường điện đi chìm hay nổi, nếu là bảng tầm cao thì một trụ hay ốp tường hay nhiều trụ… OOH đánh giá cao nếu vị trí đó: mới, đường điện chìm, bảng tầm cao thì phải 1 trụ.

Nguồn: Busmediavn.com