Những chỉ số giúp đánh giá tính hiệu quả của Content Marketing

Trước đây, việc đo lường thành công của Content Marketing là một thách thức lớn vì nó dựa trên các giả định và kết luận chưa được kiểm chứng. Sự ra đời của thế giới kỹ thuật số đã thay đổi điều đó, giúp nhiều khía cạnh trong Content Marketing được theo dõi và đo lường. Nhưng sự phát triển nhanh chóng này lại tạo ra một vấn đề mới: có quá nhiều thứ có thể đo lường được, khiến những người trong ngành tranh cãi về tầm quan trọng của mỗi con số.

Nhưng vẫn có những chỉ số đo lường thông dụng, có thể áp dụng cho hầu hết các chiến lược Content Marketing.

1. Traffic (Lưu lượng truy cập)

Lưu lượng truy cập (traffic) được xem như huyết mạch của nội dung trực tuyến. Nếu không có ai truy cập vào trang web của bạn, thì dù blog có hay đến đâu cũng không còn quan trọng vì không có ai đọc chúng.

Lưu lượng truy cập có thể được chia thành các loại khác nhau. Một số chỉ số cơ bản về lưu lượng truy cập mà bạn có thể theo dõi trong Google Analytics là:

  • Users: tổng số khách truy cập vào trang của bạn
  • Pageviews: tổng số lần một trang trên website của bạn đã được xem
  • Unique Pageviews: Số lượng user xem trang web của bạn (Không quan trọng user xem bao nhiêu lần, mỗi user xem trang sẽ chỉ được tính là một lượt xem).

Bảng số liệu lưu lượng truy cập sơ bộ đến các trang riêng lẻ (Nguồn ảnh: marketinginsidergroup.com)
Bảng số liệu lưu lượng truy cập sơ bộ đến các trang riêng lẻ (Nguồn ảnh: marketinginsidergroup.com)

Ngoài ra, bạn cũng có thể xem xét bảng số liệu lưu lượng truy cập sơ bộ đến các trang riêng lẻ trên trang web của bạn. Bạn cũng có thể phân tích dữ liệu sâu hơn để xem lưu lượng truy cập của bạn đến từ đâu và loại thiết bị họ sử dụng để xem trang web của bạn. Thông tin này có thể hữu ích cho chiến lược nội dung trong tương lai của bạn. Ví dụ: nếu bạn nhắm mục tiêu đến khách hàng Hoa Kỳ nhưng bạn đang nhận được một lượng truy cập đáng kể Anh, bạn có thể điều chỉnh nội dung trong tương lai cho phù hợp với khách truy cập đến từ Anh của mình. Hoặc nếu một phần lớn lưu lượng truy cập đến từ một trong các kênh truyền thông xã hội của bạn, bạn có thể điều chỉnh nội dung của mình dựa trên dữ liệu của những người theo dõi trên mạng xã hội.

2. Conversions (Chuyển đổi)

Bạn đang có lưu lượng truy cập tuyệt vời, nhưng họ chỉ dừng lại ở việc đọc Blog? Hay họ có nhấp vào liên kết khác và đọc thêm các bài viết khác? Họ có đăng ký nhận newsletter của bạn không? Hay họ có thực hiện bất cứ giao dịch nào giúp bạn có thêm doanh thu?

Đối với các doanh nghiệp, chỉ số chuyển đổi (conversions) mới chính là con số đáng mong đợi nhất. Tùy thuộc và mục tiêu mà nội dung hướng đến mà bạn có thể xác định điều gì được xem là chuyển đổi. Nếu mục tiêu chỉ là nâng cao nhận thức về thương hiệu thì có thể bạn muốn tập trung nhiều hơn vào các chỉ số như lượt chia sẻ trên mạng xã hội và mức độ tương tác. Tuy nhiên, nếu blog của bạn chủ yếu là một công cụ bán hàng, bạn sẽ muốn theo dõi số lượng bán hàng mà nó tạo ra.

3. Engagement (Mức độ tham gia)

Nội dung của bạn có đủ hiệu quả và tạo hứng thú cho người đọc? Để thực sự tìm hiểu xem mọi người có đang tương tác với nội dung của bạn hay không, bạn sẽ cần theo dõi thời gian họ lưu lại trên trang web của bạn và số lượng trang họ truy cập trong mỗi phiên hoạt động. Những chỉ số này tựu chung lại gọi là chỉ số Engagement – giúp đo lường mức độ tham gia của user. Rõ ràng, mục tiêu cuối cùng của bạn là giữ họ trên trang web càng lâu càng tốt để họ có thể đọc nhiều nội dung của bạn hơn (ngoại trừ trường hợp bạn muốn điều hướng họ đến trang bán hàng càng nhanh càng tốt). Để biết được chỉ số Engagement, bạn có thể xem tại trang tổng quan về đối tượng trong Google Analytics. Tại đây, ngoài việc xem tổng số phiên và lượng khách truy cập, bạn cũng có thể biết được số trang trung bình mỗi phiên, thời lượng phiên trung bình và tỷ lệ thoát trang.

Một cách hiệu quả khác để đo lường mức độ tương tác của nội dung là xem nội dung đó hoạt động tốt như thế nào trên mạng xã hội. Bên cạnh các chỉ số như lượt thích, lượt bình luận, điều quan trọng nhất vẫn là số lần nội dung của bạn đã được chia sẻ trên các mạng xã hội khác nhau. Mỗi lượt chia sẻ đều cho thấy người xem đó đang thực sự cảm nhận nội dung của bạn có giá trị.

Buzzsumo là công cụ theo dõi lượt chia sẻ trên mạng xã hội, giúp bạn nhanh chóng xác định nội dung nào hoạt động tốt nhất trên trang web (Nguồn ảnh: marketinginsidergroup.com)
Buzzsumo là công cụ theo dõi lượt chia sẻ trên mạng xã hội, giúp bạn nhanh chóng xác định nội dung nào hoạt động tốt nhất trên trang web (Nguồn ảnh: marketinginsidergroup.com)

4. SEO Performance (Hiệu suất SEO)

Không phải tất cả traffic của bạn đều đến từ mạng xã hội. Traffic đến từ kênh tìm kiếm cũng vô cùng quan trọng. Bạn có thể theo dõi tỷ lệ traffic đến từ kênh tìm kiếm thông qua Google Analytics, tuy nhiên cách này sẽ không cung cấp cho bạn nhiều thông tin chi tiết về việc liệu trang web của bạn có hoạt động tốt trên các công cụ tìm kiếm hay không.

Thay vào đó, bạn sẽ cần phải đo lường hiệu suất SEO của mình. Có một vài số liệu khác nhau mà bạn có thể theo dõi. Trong đó, xếp hạng SERP có lẽ là thứ quan trọng nhất – đây chính là vị trí trang của bạn trong kết quả tìm kiếm cho một cụm từ khóa cụ thể. Bạn có thể sử dụng Google Search Console để xác định xem từ khóa nào của bạn đang được xếp hạng cũng như xếp hạng từ khóa thay đổi ra sao theo thời gian.

SEO tốt hơn sẽ dẫn đến lưu lượng truy cập cao hơn, nhiều khách hàng tiềm năng hơn và cũng sẽ mang đến nhiều doanh thu và chuyển đổi hơn.

5. Authority (Độ tin cậy)

Chỉ số Authority không hoàn toàn dễ đo lường như hầu hết các chỉ số khác, nhưng chỉ số này lại đóng vai trò quan trọng giúp nâng cao toàn bộ hiệu quả chiến lược content marketing trong dài hạn. Authority cao không chỉ giúp cải thiện SEO của bạn mà còn giúp bạn xây dựng thương hiệu, tăng độ tin cậy và cải thiện tỷ lệ chuyển đổi của bạn.

Moz có các chỉ số mà bạn có thể dùng để tham khảo xem Google đang đánh giá trang của bạn uy tín đến đâu. Điểm DA (Domain authority) và PA (Page authority) được chấm điểm từ 1-100, với điểm số càng cao thì mức độ tin cậy của trang càng cao.

Không có câu trả lời chắc chắn DA và PA đạt bao nhiêu điểm là “tốt” – về cơ bản bạn chỉ cần có điểm số cao hơn đối thủ cạnh tranh của mình là đã được xem như thành công.

Kết luận

Hiểu hành vi của người dùng và thuyết phục họ là một công việc không hề dễ dàng. Nhưng với sự trợ giúp từ các chỉ số đánh giá, bạn sẽ có được cái nhìn thực tế hơn và đi đúng hướng. Việc xem xét lại các chỉ số liên tục nhằm mục đích giải thích vì sao một phần nội dung được chia sẻ là điều bắt buộc nếu một doanh nghiệp muốn tồn tại trong thế giới cạnh tranh.

Chin Corp
Số 28, Đường B2, Khu đô thị Sala, Quận 2, TP. HCM
Email: [email protected]
Phone: 0939 269 326