Product/Market Fit Canvas - Mô Hình Hiệu Quả Nhằm Xây Dựng App Development

Hiện tại, nhiều Brand offline trong các ngành hàng nổi bật như F&B, Fashion và Education đã có động thái “rục rịch" làm App để đưa thương hiệu mình lên platform Digital nhằm tăng Engagement và tạo Brand Loyalty. Tuy nhiên, trong hơn 100,000 Apps trên kệ App Store và CH play mỗi tháng, chỉ có 0.01% trong số đó là App thành công về mặt thương mại! Tuy nhiên không vì thế mà Brand của bạn không nên thử làm App bởi vì có một Tool vô cùng hữu ích để làm công việc Branding này, chính là Product/ Market Fit Canvas.

Product/ Market Fit Canvas là gì? Và tại sao Canvas này lại cần thiết?

Product/Market Fit là khái niệm thường xuyên được nhắc tới với các startup ở early stage. Paul Graham, founder của Y Combinator định nghĩa khi một startup đạt được Product/Market Fit là thời điểm họ làm ra một sản phẩm mà khách hàng muốn.

Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều điều khó hiểu về Product/Market Fit, nhưng có thể hiểu đơn giản Canvas này thực chất là một bảng gồm hai cột: khách hàng và sản phẩm (Hình minh hoạ bên dưới). Cột khách hàng giúp phân tích đối tượng mục tiêu App của bạn. Bên còn lại, cột sản phẩm giúp phân tích App của bạn sau khi hoạt động. Hiểu đơn giản chính là việc xem xét liệu App có Fit với Market bạn chọn hay không

Product/Market Fit Canvas là gì?

Product/Market Fit Canvas là gì?

Nếu xây dựng được chiến lược Product/Market Fit Canvas phù hợp, bạn có thể:

  • Tập trung vào tìm kiếm giải pháp độc nhất bằng việc hiểu Product của mình kĩ càng.

  • Đưa App từ một khái niệm thô trên Plan giấy tờ đến việc trở thành cơ hội kinh doanh thực sự và ra Sales

  • Phác thảo những điểm mạnh và điểm yếu của App thực tế và có thể rút kinh nghiệm nâng cao App sau này.

  • Xác định Metrics quan trọng nhất cho App để xem mức độ đáp ứng App với nhu cầu của khách hàng

Thời điểm thích hợp để sử dụng Product/Market Fit Canvas?

Nếu biết cách xác định Product/Market Fit Canvas trong ngành của mình, bạn sẽ biết cách tạo một ứng dụng thành công. Đó là lý do tại sao nên sử dụng canvas ở giai đoạn trước khi ra mắt (Pre-launch) và trong quá trình thử nghiệm beta. Vậy đâu là cách áp dụng Product/Market Fit Canvas ở mỗi giai đoạn.

PRE-LAUNCH

Trong giai đoạn trước khi ra mắt, bạn có thể sử dụng canvas để xây dựng tính cách người dùng (Users Persona) cho App: Người dùng của bạn là ai? Group Users dựa vào tiêu chí nào? Làm thế nào ứng dụng của bạn có thể giải quyết vấn đề của họ?

Ở giai đoạn này, bạn cũng có thể phân tích tất cả các Reactions của khách hàng với ứng dụng để khám phá Competitive Advantage của App.

Ví dụ, hãy tưởng tượng bạn đang build 1 App để kéo khách hàng cho Travel Agency tại thị trường Việt nam. Trong trường hợp này, bắt đầu bằng việc sử dụng Product/Market Fit Canvas sẽ tương tự bảng sau, bao gồm:

  1. Characteristics: 21 - 37 tuổi, thường hay dùng iPhone, và có nhu cầu du lịch thường xuyên

  2. Alternatives: -

  3. Problem and Needs: Muốn tìm ưu đãi du lịch tốt nhất và các Last-minute Deals

  4. Key Features: App đặt tour, kiếm ưu đãi

  5. Channel: Apple App Store

  6. Value Propositions: App cung cấp những ưu đãi mới nhất và tốt nhất bằng hình thức Push Notifications người dùng

  7. User Experience: -

  8. Key Metrics: -

Ở giai đoạn Pre-Launch, có thể đưa ra các giả định các Framework này. Nhưng để có được thông tin thực tế để phân tích sâu, cần phải chạy Beta Testing.

BETA TESTING

Khi ứng dụng của bạn đã có mặt trên App Store, đến lúc sử dụng P/M Fit canvas để:

  • Phân tích các tính năng ứng dụng và đưa ra ý tưởng để cải thiện App

  • Tìm ra đối thủ chính của App và chiến lược chiến thắng đối thủ

Hãy suy nghĩ về các cải tiến theo Canvas này: mọi đặc tính của sản phẩm của bạn sẽ đáp ứng nhu cầu hoặc giải quyết một khía cạnh cụ thể của vấn đề mà người dùng của bạn gặp phải.

Beta Testing sẽ giúp điền vào các chỗ trống và kiểm tra các giả định trong ví dụ trên. Cụ thể, theo kết quả phân tích thị trường bằng BETA Testing, bạn sẽ nhận được một bảng như thế này.

  1. Characteristics: 21 - 37 tuổi, thường hay dùng iPhone, và có nhu cầu du lịch thường xuyên

  2. Alternatives: Airbnb, Booking.com, TurnKey

  3. Problem and Needs: Muốn tìm ưu đãi du lịch tốt nhất và các Last-minute Deals

  4. Key Features: Đặt tour du lịch giá rẻ, ưu đãi Last-minute, thanh toán trong ứng dụng

  5. Channel: Apple App Store

  6. Value Propositions: người dùng có thể khám phá danh sách các tour du lịch giá rẻ và phút cuối để dễ dàng đặt và thanh toán

  7. User Experience: tìm ưu đãi tour du lịch và giao dịch vào phút cuối; đặt tour du lịch và chia sẻ chúng với bạn bè hoặc gia đình; thanh toán trực tiếp trong ứng dụng và chia thanh toán với gia đình và bạn bè; lên lịch trình tham quan và đồng bộ hóa với lịch của họ

  8. Key Metrics: CPA; Retention, Referral; Giá bán tour; Sự hài lòng của khách hàng

Product/ Market Fit Canvas đã được tổng hợp ở hình bên dưới

Bảng tổng hợp sau giai đoạn Beta Testing Product/Fit Canvas

3 Cách để Check liệu App đã có Product/Market Fit không?

P/M Fit Canvas có thể dùng cho cả B2C và B2B, thế nên cần check Market Segmentation và Business Specifics trước hết để xem việc chọn Khách Hàng và Ngành hàng đã phù hợp chưa. Sau đó, có 3 cách để check P/M Fit cho App

Promoter Net Score

Cách đầu tiên và dễ nhất để biết App của bạn có Fit với Product/Market Canvas hay không là từ yêu cầu phản hồi của người dùng. Có 1 cách phổ biến nhất để lấy Feedback khách hàng là từ khảo sát qua email. Tuy nhiên, phổ biến hơn cả là sử dụng Net Promoter Score (NPS).

NPS được thu từ một khảo sát yêu cầu người dùng xếp hạng ứng dụng theo thang điểm từ 0 đến 10, trong đó 0 có nghĩa là họ sẽ không bao giờ giới thiệu ứng dụng này cho gia đình và bạn bè và 10 có nghĩa là họ chắc chắn sẽ giới thiệu ứng dụng cho gia đình và bạn bè. Bạn có thể thêm một số câu hỏi thêm vào một cuộc khảo sát như vậy để cho phép người dùng giải thích những gì họ thích và không thích về ứng dụng.

Nguyên tắc 40%

Sean Ellis, người sáng lập GrowthHackers, đề nghị sử dụng quy tắc 40 phần trăm để giúp bạn tìm hiểu xem người dùng có thực sự thích và cần ứng dụng của bạn hay không. Ý tưởng là hỏi mọi người họ sẽ cảm thấy thế nào nếu họ không thể sử dụng ứng dụng của bạn nữa. Câu trả lời bao gồm: Thật sự thất vọng; Hơi thất vọng; Không thất vọng; Không sử dụng ứng dụng

Nếu 40% hoặc nhiều người dùng được khảo sát nói rằng họ thật sự thất vọng, thì App đã Fit với Market. Để có kết quả chính xác nhất, Sean cũng đề nghị chỉ khảo sát những người dùng đã trải nghiệm Core Value của sản phẩm (như đặt tour trong ví dụ trên)

Active Users

Andrew Chen, cựu Marketing Managers của Uber nói rằng nên dựa vào tỷ lệ Active Users (người dùng hoạt động hàng ngày DAU và hoạt động hàng tháng MAU) để đánh giá mức độ thành công của ứng dụng. Ông tin rằng các ứng dụng mà 20% người dùng là người dùng hoạt động hàng ngày / hàng tháng có thể được gọi là thành công, trong khi các ứng dụng có từ 50% trở lên là Super App.

Cuối cùng, mặc dù việc tìm kiếm sự phù hợp giữa App với thị trường là rất quan trọng, nhưng nên nhớ rằng nó chỉ là một điểm trung gian cho sự phát triển. Khi bạn đã phù hợp với sản phẩm / thị trường, sau đó cần phải đương đầu với những thách thức khác như tìm kiếm nhà đầu tư, tìm kênh phân phối cho ứng dụng của mình và phát triển chiến lược tiếp thị và sản phẩm.

Cám ơn các bạn đã dành thời gian theo dõi bài chia sẻ trên.