Marketer SEONGON Google Marketing Agency
SEONGON Google Marketing Agency

HR @ SEONGON - Google Marketing Agency

6 lý do phổ biến cho việc doanh nghiệp tự triển khai Google Ads không hiệu quả

Quảng cáo quá đắt, không sinh ra được chuyển đổi, không tăng được doanh thu, không đạt được đủ lượng click mong muốn, v..v

Những vấn đề trên đang hiện hữu tại rất nhiều doanh nghiệp khi tự triển khai hoạt động quảng cáo Google.

Vậy lý do cho những vấn đề trên cùng giải pháp cho chúng là gì?

Hãy cùng SEONGON tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau nhé.

1. Không am hiểu công cụ

Doanh nghiệp luôn nghĩ rằng việc tự triển khai Google Ads sẽ luôn tiết kiệm hơn khi thuê ngoài.

Điều đấy hoàn toàn đúng.

Nhưng chỉ khi doanh nghiệp có đủ khả năng và kiến thức để vận dụng thành thục công cụ quảng cáo của Google và đa có nhiều kinh nghiệm triển khai. Tuy vậy, SEONGON lại thường thấy một số trường hợp sau:

– Tự học về triển khai: cách này được nhiều doanh nghiệp nhỏ áp dụng. Điều này hoàn toàn khả thi khi hiện nay không hề thiếu những lớp học dạy chuyên sâu về Google Ads uy tín. Tuy nhiên, do thiếu hụt về kinh nghiệm cũng như phân tán thời gian cho các công việc khác, doanh nghiệp sẽ cần rất nhiều thời gian tiền bạc để có thể làm hiệu quả, tối ưu về chi phí.

– Thuê người về làm: Khả thi hơn nhưng vẫn có hạn chế khi doanh nghiệp thường chỉ tuyển được các bạn executive có kinh nghiệm 1 – 2 năm, thiếu kinh nghiệm về ngành hàng, sản phẩm cũng như kỹ năng tối ưu chuyên sâu. Các nhân sự giỏi hơn sẽ tốn nhiều chi phí hơn và khó tuyển.

Chính vì thế, các chiến dịch Google Ads của doanh nghiệp khi được SEONGON tiếp nhận và tư vấn thường gặp rất nhiều lỗi kỹ thuật sau:

Không sử dụng từ khóa phủ định

Khá nhiều doanh nghiệp khi được kiểm tra tài khoản vẫn đang gặp lỗi này.

Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp có làm bước này nhưng không triệt để, chỉ áp key phủ định 1 lần lúc setup tài khoản sau đó không thêm nữa.

Việc thêm các key phủ định phải được thêm và kiểm tra gần như hàng ngày.

Lý do chính bởi vì, theo thống kê của Google, 15% truy vấn tìm kiếm hàng ngày trên Google là những từ hoàn toàn mới chưa được tìm kiếm bao giờ.

Hơn nữa không ai có thể chắc được là người dùng sẽ search chính xác cụm từ nào, nên sẽ có rất nhiều truy vấn không mong muốn cắn tiền quảng cáo của bạn, khiến bạn tốn thêm nhiều chi phí.

Thiếu tiện ích mở rộng.

Theo 1 thống kê, có tiện ích mở rộng trong quảng cáo sẽ tăng đến 15% tỷ lệ click vào kết quả quảng cáo, một con số không hề nhỏ.

Thiếu hoặc thiết lập sai tiện ích mở rộng sẽ làm giảm hiệu quả của quảng cáo, giảm điểm chất lượng, gia tăng chi phí.

Thông điệp quảng cáo không phù hợp.

Ví dụ khách hàng search“máy lọc không khí cũ” (như hình dưới đây) nhưng nội dung quảng cáo của bạn chỉ có thể trả về với nội dung chung chung như “Máy lọc không khí chính hãng, giá hợp lý” thì vẫn không thể hiệu quả bằng nội dung quảng cáo nhắm đúng đến nhu cầu mua một chiếc máy lọc không khí đã qua sử dụng của người dùng.

Thông điệp quảng cáo không phù hợp

Hơn nữa, việc không nắm được insight của khách hàng và của từng nhóm từ khóa sẽ khiến doanh nghiệp làm ra những mẫu quảng cáo chung chung, từ đấy là giảm đi hiệu quả trong việc chạy quảng cáo.

Xem thêm: 5 cách kết hợp giữa Google Ads và Content Marketing giúp tối ưu hiệu quả quảng cáo

Xác định sai vị trí địa lý quảng cáo

Tưởng chừng khó có thể sai nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn mắc phải lỗi này. Ví dụ như hình dưới đây: Dù doanh nghiệp chỉ cung cấp dịch vụ lắp mạng ở Hà Nội nhưng quảng cáo vấn xuất hiện với truy vấn địa lý “Thái Bình”

Sai vị trí địa lý quảng cáo

Tối ưu quảng cáo cho thiết bị di động

Hơn 63% chi tiêu cho quảng cáo nằm trên thiết bị di động (nguồn: webfx), cộng với hơn 45% người dân Việt Nam sở hữu smartphone, tối ưu quảng cáo cho các thiết bị mobile là điều bắt buộc. Tuy nhiên chưa nhiều doanh nghiệp để ý điều này.

Với thiết bị di động, doanh nghiệp cần tối ưu quảng cáo cho 3 yếu tố cơ bản sau:

  • Nội dung quảng cáo hiển thị đầy đủ trên màn hình điện thoại.
  • Có tiện ích mở rộng phù hợp, đặc biệt là tiện ích cuộc gọi.
  • Landing page thân thiện với các thiết bị di động.

Landing page chưa phù hợp

Landing page là một phần quan trọng để trong việc tính điểm chất lượng của quảng cáo.

Không ít trường hợp, khi đi tư vấn cho khách hàng, SEONGON đã gặp tình trạng landing page được thiết kế vô cùng sơ sài, thiếu thông tin sản phẩm, giá thành, và đặc biệt là CTA.

Landing page cho quảng cáo cần đảm bảo được một số tiêu chí cơ bản sau:

  • Giải quyết được insight người dùng
  • Có lời kêu gọi hành động hợp lý

Lấy ví dụ như hình dưới đây, khi search:“mua nhà ở Hà Nội”, quảng cáo thứ 3 đã trỏ về landing page với nội dung liên quan đến việc mua nhà nghỉ dưỡng ở tận… Phú Quốc.

quảng cáo sai landing page

Không thực hiện A/B Testing

Bản thân Google đã khuyến cáo khi làm Google Ads, doanh nghiệp nên có từ 3 – 5 mẫu quảng cáo khác nhau để kiểm tra xem mẫu nào đạt hiệu quả cao nhất.

Tuy nhiên, nếu làm quảng cáo Google Ads bài bản, nội dung quảng cáo không phải thứ duy nhất bạn cần phải test.

Từ việc setup từ khóa, mục tiêu ngắm chọn, vị trí địa lý, landing page, v.v đều cần có sự đánh giá, và thử nghiệm.

Nếu doanh nghiệp chỉ dừng lại với những nhận định ban đầu thì khó có thể tối ưu quảng cáo một cách hiệu quả.

* Hiểu rõ để chạy một chiến dịch Google Ads hiệu quả, kiến thức về công cụ và kinh nghiệm thực chạy là những yếu tố tiên quyết, tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào mới bắt đầu cùng có cả 2 yếu tố đó.

Chính vì thể SEONGON đã phát triển một phần mềm ứng dụng ADSNGON, giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu suất của tài khoản, giảm lãng phí và gia tăng chuyển đổi khi thực hiện các chiến dịch Google Ads.

Adsngon

2. Không có mục tiêu rõ ràng cho chiến dịch của mình

Thực hiện quảng cáo với mục tiêu tăng nhận diện thương hiệu sẽ có sự khác biệt lớn so với việc tăng lead, tăng chuyển đổi hay sale.

Tuy nhiên trong quá trình triển khai tư vấn thực tế, SEONGON nhận thấy nhiều doanh nghiệp đang thiếu 1 mục tiêu rõ ràng ngay từ khi bắt đầu

Đa số doanh nghiệp chỉ hy vọng quảng cáo sẽ giúp họ tăng doanh thu, lợi nhuận ngay lập tức. Điều này hoàn toàn dễ hiểu khi đó là mong muốn của mọi doanh nghiệp.

Dù vậy, trong từng giai đoạn cụ thể và với từng sản phẩm, ngành hàng cụ thể, doanh nghiệp cần có một mục tiêu khác nhau.

Lấy ví dụ: sản phẩm A là một sản phẩm hoàn toàn mới trên thị trường, vậy việc đầu tiên doanh nghiệp cần làm là thực hiện các chiến dịch tăng nhận diện thương hiệu, giáo dục thì tường với GDN, Youtube trong giai đoạn đầu nhằm gia tăng uy tín cho sản phẩm, dịch vụ.

Sau một thời gian, khi khách hàng mục tiêu đã biết đến thương hiệu, những chiến dịch chuyển đổi, bán hàng mới có hiệu quả.

Ngoài ra, không có mục tiêu rõ ràng, doanh nghiệp sẽ không có bộ KPI phù hợp để đo đếm được sự hiệu quả, từ đó không thể tối ưu hiệu quả quảng cáo.

Có thể bạn quan tâm: Case Study – Tạo ra 80% doanh thu từ nguồn Google Ads

3. Phân tích từ khóa chưa kỹ

Từ khóa là trọng tâm trong mọi chiến dịch quảng cáo tìm kiếm.

Việc phân tích và nghiên cứu từ khóa không kỹ sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng của chiến dịch quảng cáo của bạn sau này.

Ví dụ: Khách hàng muốn tìm kiếm sản phẩm:“Iphone 7 plus màu đỏ 128GB” nhưng bạn lại làm nội dung quảng cáo cho sản phẩm“Iphone 7 plus” nhưng không cụ thể màu sắc và dung lượng.

Tiếp đó, landing page trả về là“Iphone 7plus màu đỏ”hoặc“Iphone 7 plus 128GB”. Cả hai kết quả này đều không phù hợp với nhu cầu khách hàng đang tìm kiếm dẫn đến việc họ nhiều khả năng sẽ có hành động back trở lại khi không tìm được điều mình cần.

Vậy nên.việc phân tích từ khóa cần đảm bảo được 2 yếu tố:

  • Phân tích hết được các nhu cầu tìm kiếm của khách hàng
  • Phân loại thành những từ khóa chuyển đổi và từ khóa thông tin

Tuy nhiên để biết chính xác từ khóa nào có khả năng chuyển đổi, bạn vẫn cần phải test quảng cáo thử một thời gian với mẫu số đủ lớn. Nhiều khi các từ khóa thông tin, truy vấn hỏi đáp vẫn có thể mang lại chuyển đổi.

Việc phân tích tư khóa chưa kỹ sẽ thường dẫn đến những lỗi sau khiến chiến dịch quảng cáo của doanh nghiệp không hiệu quả:

  • Chỉ quảng cáo cho các từ khóa thương hiệu, hotkey
  • Quảng cáo cho quá nhiều từ khóa

Chỉ quảng cáo cho các từ khóa thương hiệu, hotkey

Việc chỉ quảng cáo cho các từ khóa thương hiệu, hotkey sẽ khiến doanh nghiệp bỏ lỡ những key có tính chuyển đổi cao.

Như case study dưới đây, các truy vấn bao gồm các từ như“chia sẻ cách lắp đặt…” , “cách lắp đặt…”vẫn có thể tạo ra chuyển đổi mặc cho đây chỉ là các từ khóa thông tin.

Các từ khóa có khả năng sinh ra chuyển đổi khác

Điều này cho thấy hành vi của khách hàng rất phức tạp và chuyển đổi có thể đến từ bất kỳ loại truy vấn tìm kiếm nào.

Vậy nên nghiên cứu từ khóa cùng thiết lập đúng cách là rất quan trọng để tối ưu hiệu quả quảng cáo.

Quảng cáo cho quá nhiều từ khóa không phù hợp

Ngoài phân tích từ khóa chưa kỹ, sử dụng đối sánh rộng, không thường xuyên theo dõi phủ định từ khóa không phù hợp là nguyên nhân chính cho việc vấn đề này.

Việc này khiến doanh nghiệp đang phung phí tiền quảng cáo cho nhiều từ khóa không liên quan, từ khóa sản phẩm không thuộc doanh nghiệp, từ khóa không có khả năng chuyển đổi, v.v

Ví dụ nếu bạn chỉ bán “điều hòa toshiba” thì không nên phí tiền quảng cáo cho các truy vấn như “điều hòa panasonic”, “điều hòa daikin” được.

Doanh nghiệp nên sử dụng chức năng phủ định từ khóa để loại bỏ những từ khóa không phù hợp.

Hướng dẫn tạo chiến dịch quảng cáo Google từ A - Z

4. Không có các chiến dịch remarketing

Remarketing, hay tiếp thị lại là một hình thức quảng cáo phù hợp cho mọi mục tiêu của doanh nghiệp cho dù đó là tăng nhận diện thương hiệu, tăng uy tín cho sản phẩm dịch vụ hay tăng chuyển đổi, tăng sale.

Hơn nữa một lợi thế của việc kết hợp Remarketing đồng thời với các chiến dịch Search hay GDN khác là việctối ưu về mặt chi phí.

Như hình dưới đây, một case SEONGON thực hiện cho khách hàng, bạn có thể thấy rõ chi phí/ mỗi lượt chuyển đổi cho chiến dịch remarketing tốt hơn gấp 30 lần so với các chiến dịch khác.

Chi phí trên lượt chuyển đổi Remarketing

Không chỉ kết hợp với các quảng cáo của Google Ads, Remarketing nên được kết hợp với mọi chiến dịch quảng cáo khác để không bỏ phí traffic về site (kể cả nguồn traffic từ SEO)

Tìm hiểu thêm: Thực hành quảng cáo GDN & ReMarketing – SEONGON Academy

5. Không đo lường chuyển đổi, nhận định sai mục tiêu chuyển đổi

Doanh nghiệp bạn đang đánh giá hiệu quả của quảng cáo bằng cách nào? Lượt click, lượt hiển thị, chi phí trên mỗi lượt click? hay sâu hơn với thời trên trang, bounce rate?

Tuy nhiên tất cả những thông số trên đều không thể hiện rõ ràng được hiệu quả thật sự của quảng cáo.

Hiệu quả của quảng cáo cần phải được đo đếm bằng những hành động có giá trị với doanh nghiệp, thông qua cài đặt chuyển đổi.

Ví dụ như quảng cáo về trang sản phẩm có thể được đo đếm bằng lượt mua hàng. Đối với sản phẩm, dịch vụ cần tư vấn thì đó là lượt điền form, gọi hotline, chat với nhân viên tư vấn, v.v

Những hành động đó đều đóng góp trực tiếp vào hoạt động kinh doanh tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp, chính vì thế doanh nghiệp sẽ tính được các chỉ số như ROI (tỷ suất lợi nhuận trên đầu tư) hay ROAS (Tỷ suất lợi nhuận trên chi tiêu quảng cáo). Từ đó hiểu được rõ ràng quảng cáo có đang hiệu quả và mang lại lợi ích cho doanh nghiệp không.

Không đo lường chuyển đổi cũng như việc đi trong sương mù mà không cầm đèn vậy, bạn sẽ không biết phía trước là gì, nên đi tiếp, dừng lại hay quay đầu tìm hướng khác. Mù mờ trong việc xác định hiệu quả sẽ dẫn tới quyết định sai lầm.

6. Chỉ tập trung đến vị trí TOP 1

Điều doanh nghiệp thật sự cần tập trung là tối ưu được hiệu suất ROI, ROAS, chứ không phải vị trí Top 1

Top 1 có thể đem lại cho bạn nhiều traffic hơn nhưng chưa chắc nhiều chuyển đổi hơn.(Xem thêm lý do tại bài viết sau)

Và theo kinh nghiệm của SEONGON, dù xác định thứ tự quảng cáo không hoàn toàn phụ thuộc vào giá thầu, nhưng nếu bạn muốn có vị trí cao hơn, doanh nghiệp thường sẽ phải trả nhiều chi phí hơn.

Chi phí nhiều hơn, tỷ lệ chuyển đổi chưa chắc cao hơn khiến rất nhiều trường hợp doanh nghiệp cố gắng được hiển thị ở Top đầu nhiều nhất có thể nhưng lợi nhuận thu về lại thua kém khi quảng cáo ở vị trí Top 3,4.

Theo 1 thống kê của Hallam, hơn 50.000 lượt hiển thị quảng cáo của họ thì vị trí trung binh 3 – 4 lại tạo ra nhiều lợi nhuận lớn nhất. Càng gần vị trí 1,2 lợi nhuận doanh nghiệp có được càng giảm.

Lợi nhuận và vị trí quảng cáo

Lời kết

SEONGON hiểu để làm quảng cáo hiệu quả, tối ưu về chi phí và mang lại lợi ích cho doanh nghiệp không hề dễ.

Trên đây mới chỉ là những lý do cơ bản và phổ biến nhất cho việc triển khai quảng cáo Google Ads chưa tốt tại doanh nghiệp

Hy vọng sau bài viết trên, bạn có thể phần nào cải thiện được hiệu quả của các chiến dịch mình đang triển khai.

Nếu doanh nghiệp đang cần sự tư vấn chuyên nghiệp về quảng cáo Google Ads, hãy liên hệ với SEONGON để được giải đáp nhiệt tình nhé.