E-Commerce Email Marketing - Các công cụ cần chuẩn bị

Chúc mừng bạn đến với phần đầu tiên của chuỗi bài viết E-Commerce Email Marketing! Hãy theo dõi chuỗi bài viết đầy đủ ở các đường dẫn dưới đây:

Trước khi bắt đầu thực thi các hoạt động email marketing, hãy chắc chắn rằng bạn nắm vững các yếu tố tạo nên một chiến dịch email thành công. Các công cụ được đề xuất dưới đây rất cần thiết cho các doanh nghiệp thương mại điện tử để bắt đầu với email marketing.

1. Các yếu tố tạo ra một email hoàn hảo

1.1. Tên người gửi

Tên người gửi là phần xuất hiện bên cạnh địa chỉ email. Nó có hình dạng như dưới đây trong mục inbox:

… và khi email đã được mở:

Ngày nay, một số công ty muốn tạo ra những gì lạ mắt nhất bằng cách sử dụng tên cá nhân trong mục này. Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng việc này sẽ giảm sự chú ý của khách hàng đến email của bạn, trừ khi thương hiệu của bạn xoay quanh một người cụ thể như Oprah, Dr Phil, hay Michaels (như ví dụ trên). Tốt nhất, bạn vẫn nên sử dụng thương hiệu hoặc tên công ty của mình.

1.2. Tiêu đề email

David Ogilvy đã từng nói rằng: “Trung bình, số người đọc tiêu đề nhiều gấp năm lần so với đọc nội dung. Khi bạn viết dòng tiêu đề, bạn đã tiêu hết 80 cent từ 1 đô la của mình."

Lời khuyên của tôi luôn là hãy dành phần lớn thời gian tập trung vào dòng tiêu đề của bạn. Hãy xem ví dụ của dòng tiêu đề dưới đây: "Người sáng lập CrazyEgg đã thu thập dữ liệu của Experian và tạo ra biểu đồ đáng kinh ngạc này"

Graph from CrazyEgg based on Experian data showing that the email subject line has the biggest impact

Để tạo ra một dòng tiêu đề mang lại hiệu quả cao, dưới đây là một số mẹo dành cho bạn:

  • Thực hiện “Bài kiểm tra 4 giây”: Litmus đã chỉ ra rằng bạn chỉ có bốn giây để thu hút sự chú ý của ai đó, khiến họ mở và đọc email của bạn. Vì vậy, khi bạn viết dòng tiêu đề, hãy thử đặt mình vào khách hàng và xem liệu nó có khiến bạn bị thu hút chỉ trong bốn giây hay không. Và tốt nhất, bạn nên rút ngắn thời gian xuống chỉ còn một hoặc hai giây.
  • Tránh các từ bị lạm dụng: Sự hiệu quả của một thông điệp thể hiện ở khả năng gây ra gián đoạn với người nhận. Nếu bạn gửi một email với thông điệp quá phổ thông, sẽ không ai chú ý đến nó. Vì vậy, đừng bao giờ sử dụng những từ mà người khác sử dụng quá nhiều hoặc để bán một thứ gì đó (ví dụ như "miễn phí", "giúp bạn", "giảm giá", ...)
  • Cá nhân hóa những thứ độc đáo hơn: Khi xu hướng cá nhân hóa email mới xuất hiện, việc cá nhân hóa tên người nhận là điều mới mẻ, và thu hút được sự chú ý của mọi người. Nhưng ngày nay, khi việc đó trở nên quen thuộc hơn, tính hiệu quả của nó không còn được cao như trước. Thay vào đó, hãy thử cá nhân hóa với những thông tin mới lạ hơn, như là tên thành phố của họ chẳng hạn.
  • Ngắn và đơn giản luôn tốt: Một nguyên tắc bất dịch đó là hãy luôn giữ dòng tiêu đề không vượt quá 50 ký tự. Hãy giúp người nhận dễ dàng nhận xét liệu có nên mở email hay không. Tuy nhiên, nếu nhất thiết phải đặt dòng tiêu đề dài hơn, hãy đảm bảo rằng 50 ký tự đầu tiên là phần hấp dẫn nhất. Đừng giữ phần quan trọng ở cuối tiêu đề vì hầu hết mọi người có thể bỏ lỡ nó.
  • Đừng vội vàng quảng cáo: Tất nhiên, chúng có thể quảng cáo sản phẩm của mình trong email, nhưng việc sử dụng dòng tiêu đề cho mục đích quảng cáo thường phản cảm và không hiệu quả.
  • Bạn đã thử đặt câu hỏi chưa? Nghiên cứu cho thấy rằng các email với dòng tiêu đề bằng câu hỏi có xu hướng được mở nhiều hơn.
  • Đừng lừa dối người đăng ký: Thông điệp truyền tải trong email và dòng tiêu đề nên được nhất quán. Lần đầu tiên bạn lừa người đăng ký mở email của mình bằng một tiêu đề gây shock, họ có thể cảm thấy khó chịu với bạn. Lần thứ hai, họ sẽ không bao giờ quan tâm đến email bạn gửi nữa.
  • Sử dụng tính khẩn cấp, nhưng không lạm dụng nó: Nhiều doanh nghiệp sử dụng tính khẩn cấp trong thông điệp của họ (ví dụ như chỉ còn 24 giờ!) và chúng thường hoạt động tốt. Nhưng tất nhiên, bất kỳ chiến lược tiếp thị nào được sử dụng quá thường xuyên cũng sẽ mất dần tính hiệu quả.
  • Hãy không ngừng thử nghiệm: Sau khi thực hiện các biện pháp tối ưu dòng tiêu đề email, bạn sẽ cần phải kiểm tra, chỉnh sửa và liên tục thử nghiệm để tìm ra các dòng tiêu đề hoàn hảo nhất cho email của mình. Một số công cụ xếp hạng miễn phí như SubjectLine.com có thể giúp đánh giá dòng tiêu đề của bạn.

1.3. Văn bản mô tả (Pre-Header)

Đây là phần văn bản xuất hiện bên cạnh dòng tiêu đề, và nó cũng là phần được đọc ngay sau dòng tiêu đề. Phần văn bản này đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích người đọc mở email hay không. Vì vậy, việc tối ưu hóa dòng này luôn là điều bắt buộc nếu bạn muốn tạo ra mẫu email hoàn hảo.

Hãy tìm cách sử dụng nó để mở rộng dòng chủ đề của bạn, khơi gợi sự tò mò và cảm xúc đã được liên kết với dòng chủ đề. Hãy cùng xem xét 3 ví dụ dưới đây:

  • Email dưới đây làm rất tốt với văn bản mô tả của mình. Người soạn bắt đầu bằng một câu chuyện kích thích sự tò mò của người nhận email.

A good example of pre-header text

  • Trong trường hợp của DODOcase, người soạn đã không kiểm soát tốt lắm:

A bad example of pre-header text

  • Cuối cùng, có lẽ bạn không bao giờ muốn mở email của Fitocracy:

A bad example of pre-header text

1.4. Thiết kế của email

Nhìn chung, khi nói đến tiếp thị qua email thương mại điện tử, sự đơn giản luôn mang lại hiệu quả cao hơn.
Generally speaking, when it comes to ecommerce email marketing, less is more. ~John McIntrye

Trong khi cuộc tranh luận giữa tính hiệu quả của email văn bản và email HTML vẫn diễn ra gay gắt, bạn có thể chắc chắn về hai điều:

  • Nếu email của bạn là 100% văn bản, không có bất kỳ yếu tố thương hiệu nào, nó có thể gây khó hiểu cho người đọc, và bị đánh dấu là spam khi mọi người không biết email đó được gửi từ ai (điều này đã xảy ra với một chiến dịch mà chúng tôi đã gửi cách đây vài tháng).
  • Nếu bạn quá chú trọng vào các yếu tố thiết kế lạ mắt - như hình ảnh đẹp, ảnh GIF động, hay bố cục điên rồ - thì email của bạn có nhiều khả năng bị các thuật toán email chọn và gửi đến thư mục quảng cáo, hoặc tệ hơn là SPAM.

Đọc thêm: Email HTML và văn bản thuần túy khác nhau như thế nào?

Do đó, sự cân bằng giữa văn bản và hình ảnh sống động là thứ chúng ta phải tìm kiếm. Email cần đủ đơn giản để người đọc cảm thấy dành cho cá nhân họ, và cần đủ lạ mắt để gây chú ý nhưng không bị đưa vào thư mục quảng cáo (hoặc tệ hơn, thư mục SPAM).

1.5. Khung thời gian gửi email

Khi nói đến thời gian gửi email phù hợp nhất, câu trả lời trung thực là: Nó phụ thuộc.

Bất chấp những gì bạn nghe được từ một nguồn nào đó, hoặc những gì bạn muốn tin, không có thời điểm "hoàn hảo" để gửi email thương mại điện tử phù hợp với mọi công ty. Bạn cần phải đầu tư thời gian, và sử dụng các phương pháp của riêng bạn để tìm ra nó.

Tuy nhiên, bạn có thể xác định tổng quát về nó khi tìm hiểu khách hàng của bạn là ai, và dự đoán họ thích đọc email khi nào. Điều này bạn có thể tìm thấy từ dữ liệu đã lưu trữ, hoặc các đặc điểm nhân khẩu học khách hàng của mình.

Hầu hết các email được đọc trong vòng bốn giờ sau khi được gửi, vì vậy hãy suy nghĩ kỹ về những gì mọi người có thể sẽ làm trong vài giờ sau khi nhận email của bạn. Liệu họ có thể thời gian rảnh để đọc chúng hay không? Khoảng thời gian đó có mang lại khả năng mua hàng cao hơn không?

Hãy xem xét doanh thu và đơn đặt hàng của từng khoảng thời gian trong ngày. Nó sẽ cung cấp cho bạn thông tin về thời điểm mọi người thích mua hàng, và những thời điểm này thường hoạt động tốt nhất để bạn gửi email.

Cuối cùng, bạn có thể truy cập vào các trang web của đối thủ cạnh tranh của bạn, đăng ký vào danh sách gửi thư của họ và xem họ thường gửi email khi nào. Tuy nhiên, hãy cẩn thận về dữ liệu được thu thập bằng cách tiếp cận này, vì đối thủ cạnh tranh của bạn có thể không biết họ đang làm gì với email marketing.

1.6. Khả năng tương thích với thiết bị di động

Khi xem xét tối ưu hóa trên các thiết bị khác nhau, bí quyết dễ dàng nhất là luôn giữ cho email của bạn đơn giản. Nội dung càng đơn giản, hiển thị các thiết kế càng được tối ưu.

1.7. Tối ưu hình ảnh

Hãy đảm bảo rằng email của bạn giữ được ý nghĩa nếu hình ảnh bị vô hiệu hóa. Nếu thông điệp email của bạn không rõ ràng trong GIÂY THỨ HAI tiếp xúc, bạn có khả năng sẽ mất họ.

Hãy thử gửi email đến những tài khoản đã tắt hình ảnh và kiểm tra xem nó còn hợp lý không. Với ví dụ dưới đây từ Tony Robbins, có thể thấy email được hiển thị rất dễ hiểu ngay cả khi hình ảnh bị vô hiệu hóa:

An email from Tony Robbins that makes sense even without images

Bây giờ, hãy nói về công cụ tiếp theo cho một chiến lược email marketing hoàn hảo!

2. Lựa chọn phần mềm Email Marketing cho riêng bạn

Hầu hết phần mềm các email marketing không đáp ứng được nhu cầu cho các tập đoàn thương mại điện tử vì các tính năng không được thiết kế riêng và phức tạp. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc chọn lựa một phần mềm phù hợp cho cửa hàng của bạn sẽ dễ dàng hơn.

Nếu bạn chưa sử dụng nền tảng email marketing nào (hoặc nếu bạn chuẩn bị chuyển đổi nền tảng), hãy bắt đầu với Taximail. Đây là một nền tảng marketing automation quốc tế, đã hỗ trợ hơn 5000 doanh nghiệp tại Đông Nam Á trong các chiến dịch Email và SMS Marketing.

Với giá thấp hơn trung bình 20%, Taximail luôn đảm bảo các hệ thống được nghiên cứu và cập nhật liên tục những tính năng mới nhất trên thị trường. Bên cạnh đó, với đội ngũ hỗ trợ tại Việt Nam khi Taximail hợp tác với Vietwind Group, chúng tôi cam kết mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng khi sử dụng nền tảng.

Tìm hiểu thêm: Taximail Việt Nam

Một lưu ý là khi đăng ký thông qua Vietwind Agency, đơn vị độc quyền phát hành Taximail tại Việt Nam, bạn có thể nhận chính sách ưu đãi dành riêng cho khách hàng của Vietwind. Liên hệ với chúng tôi ngay tại đây!

3. Phần mềm hiển thị pop-up

Khi mua hàng, bạn sẽ nhận được thông tin về địa chỉ email của người mua. Tuy nhiên, để gửi email đến những người chưa mua bất kỳ thứ gì, bạn cần phải thu thập địa chỉ email của họ một cách hợp pháp.

Bạn có thể bỏ ra $4,000 một tháng để triển khai dịch vụ chạy pop-up từ các marketing agency. Bạn cungx hoàn toàn có thể tự triển khai tính năng này trên website thông qua nền tảng Taximail chỉ với mức giá $12 đô la, hoặc sử dụng bản miễn phí. Các pop-up form được thiết kế rất dễ dàng, và có thể tự do tùy chỉnh cách thức hiển thị. Ví dụ, cửa sổ có thể tự động hiển thị khi khách hàng rê chuột vào vị trí thoát trang.

Hãy xem xét ví dụ dưới đây của DODOcase về pop-up của họ - rất đơn giản, gọn gàng và dễ hiểu: "Đăng ký và nhận được 10% giảm giá."

 An exit-intent pop-up from DODOcase, offering 10% off for giving your email.

Dưới đây là một ví dụ đơn giản khác từ Finch Goods, một công ty thời trang và phong cách sống dành cho nam giới. Nó gần giống với cửa sổ pop-up của DODOcase, ngoại trừ việc thay vì cung cấp chiết khấu phần trăm, nó cung cấp chiết khấu tiền mặt ($5).

An exit-intent pop-up from Finch Goods offering a $5 credit.

Một ví dụ khác, Cloudways không phải là một công ty thương mại điện tử, nhưng ví dụ này vẫn có thể minh họa cho việc sử dụng pop-up form hợp lý. Thay vì cung cấp giá trị chiết khấu, Cloudways nhắc nhở mọi người về chính sách đảm bảo “hoàn tiền gấp đôi nếu bạn không hài lòng!”

Tôi muốn đưa ví dụ này vào bài viết vì nó làm nổi bật thực tế rằng bạn có thể đưa ra hầu như bất kỳ ưu đãi nào trong cửa sổ pop-up. Thay vì giảm giá, bạn có thể nhắc mọi người về những giá trị khác như sự an toàn, hoặc cung cấp cho họ 1 lần giao hàng miễn phí đối với các đơn đặt hàng trên $xx, hoặc các chính sách thú vị khác.

Phía trên đây là 3 công cụ nền tảng để bắt đầu với email marketing. Hãy tiếp tục theo dõi phần 2 của chuỗi bài viết E-commerce Email Marketing nhé.